Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 57 - 112)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - VPBank Chi nhánh Bắc Ninh

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Với tiêu chí tinh, gọn, nhẹ, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng công việc và dịch vụ khách hàng, Chi nhánh Bắc Ninh đƣợc thành lập và thiết kế bộ máy nhƣ hình 3.1,

Trong đó:

- PB là chuyên viên quan hệ khách hàng, có 4 người.

- PSE Casa là cộng tác viên chuyên huy động và mở tài khoản thanh toán, có 4 người – đội huy động.

- PSE Loan là cộng tác viên chuyên cho vay, có 11 người – đội bán.

- RM : chuyên viên quan hệ với khách hàng ưu tiên, có 1 người.

- CSR: hỗ trợ giao dịch viên và cán bộ tín dụng, có 3 người.

- GDV là giao dịch viên, tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu giao dịch của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tư vấn; có 3 người.

- Thủ quỹ: quản lý tiền, kho quỹ; 1 người.

- Greeter: tìm hiểu nhu cầu, phân luồng khách hàng; 1 người.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bắc Ninh

(Nguồn: Báo cáo nhân sự VPBank Chi nhánh Bắc Ninh) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh trong những năm qua đã chứng minh Ngân hàng là một chi nhánh trong toàn hệ thống liên tục thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, giữ vững cân đối chung về nguồn vốn và sử dụng vốn, cùng với các Ngân hàng khác trên địa bàn, chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và nâng cao hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.

Ra đời trong điều kiện nền kinh tế mở với sự điều tiết của cơ chế thị trường tạo môi trường kinh tế phù hợp để chi nhánh hoạt động kinh tế và phát triển. Trong hơn 09 năm hoạt động và trưởng thành dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Hội đồng Quản trị, sự lãnh đạo sát sao và hỗ trợ to lớn về các mặt của Hội sở Trung ƣơng, cũng nhƣ sự tín nhiệm của các cổ đông và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh VPBank Chi nhánh Bắc Ninh đã tích cực công tác đƣa chi nhánh ngày càng lớn mạnh và đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng trong địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.

3.1.3. Tình hình hoạt động tín chấp của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh những năm gần đây

Hoạt động Dƣ nợ cho vay tín chấp của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 đƣợc tổng hợp qua bảng 3.1, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Dư nợ cho vay tín chấp tại VPBank Chi nhánh Bắc Ninh giai đọan năm 2015-2017

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

N m 2015 N m 2016 N m 2017

Giá trị

(tr đồng) Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tr

đồng) Tỷ trọng (%)

Giá trị (tr

đồng) Tỷ trọng

(%) Dƣ nợ cho vay tín

chấp 2.379,75 100,00 3.021,05 100,00 15.021,03 100,00 Cho vay tiền mặt 1.350,25 56,74 1.850,23 61,24 10.280,36 68,44 Cho vay thấu chi 502,36 21,11 510,21 16,89 750,23 4,99 Cho vay trả góp 232,12 9,75 350,21 11,59 3,512.23 23,38

Cho vay khác 295,02 12,40 310,4 10,27 478.21 3,18

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh giai đọan năm 2015-2017) Dựa vào bảng 3.1 có thể nhận thấy tỷ lệ cho vay tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tín chấp qua các năm (tăng từ 1.350,25 tr đồng năm 2015 lên đến 1.850,23 tr đồng năm 2016 và 10.280,36tr đồng vào năm 2017; tăng tỷ trọng từ 56.74% lên 68.44%). Tiếp theo đó là sản phẩm vay trả góp cũng tăng đều qua các năm cụ thể tăng từ 232,12 tr đồng năm 2015 lên 350,21tr đồng năm 2016 và tăng lên đến 3.512,23tr đồng vào năm 2017 tương ứng vơi tỷ trọng tăng từ 9.75% lên đến 23.38%. Về phần các sản phẩm khác nhƣ vay thấu chi, vay tín chấp khác thì giảm dần đều. Có kêt quả trên cũng là điều đã được dự đoán trước vì định hướng của VPBank nói chung và VPBank Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng là tập trung phát triển vào sản phẩm vay tín chấp tiêu dùng tiền mặt và vay trả góp, đặc biệt là sản phẩm vay trả góp. Chi nhánh Bắc Ninh đã liên kết với các hãng xe máy, các cửa hàng điện tử, điện lạnh, các hãng xe máy để có thể phát triển sản phẩm vay trả góp.

tương lai VPBank Chi nhánh Bắc Ninh sẽ tập trung phát triển vào hai sản vay tín chấp tiền mặt và vay tín chấp trả góp vì các sản phẩm này rất phù hợp với lợi thế tại địa bàn tại Bắc Ninh. Về sản phẩm vay thấu chi doanh số tăng qua các năm cụ thể tăng từ 502,36tr đồng năm 2015 lên 750,23 tr đồng năm 2017, mặc dù tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ trọng sản phẩm vay thấu chi qua các năm lại đang giảm mạnh cụ thể từ năm 2015 là 21.11% xuống còn 4.99% năm 2017, nguyên nhân là do sản phẩm thấu chi chủ yêu phù hợp với các cán bộ công chức, viên chức, tuy nhiên tại địa bàn Bắc Ninh khách hàng của sản phẩm tín chấp chủ yêu là các công nhân tại các khu công nghiệp nên sản phẩm thấu chi không phù hợp, khách hàng tập trung chủ yếu vào sản phẩm vay tín chấp tiền mặt và vay tín chấp trả góp.

Bảng 3.2: Cơ cấu doanh thu hoạt động vay tín chấp tiêu dùng cá nhân trên tổng doanh thu hoạt động các n m 2015-2017

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu N m 2015 N m 2016 N m 2017

Tổng doanh thu 6.087 8.355 10.118

Doanh thu từ hoạt động

vay tín chấp 643,70 1010,96 2314,49

Tỷ trọng/Tổng doanh thu 10.58% 12.10% 22.88%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh giai đọan năm 2015-2017) Qua bảng số liệu 3.2, ta có thể thấy rõ ràng doanh thu hoạt động cho vay nói chung và doanh thu hoạt động cho vay tín chấp nói riêng của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm vừa qua cụ thể tăng từ 643,7 tr đồng năm 2015 lên 1.010,96 tr đồng năm 2016 và 2.314,49 tr đồng năm 2017 tương ứng với tỷ lệ tăng 359,56%. Đáng chú ý, năm 2017 đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong hoạt động cho vay nói chung cũng nhƣ cho vay tín chấp nói riêng. Doanh thu từ hoạt động cho vay của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017 đạt 10.118 tr đồng, tăng 121,1% so với con số của năm 2016 là 8.355tr đồng. Còn doanh thu cho vay tín chấp năm 2017 đạt 2.314,49 tr đồng, tăng khoảng 359.56% so với 643,70tr đồng của năm 2015. Sang đến năm 2017,mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn

nhƣng các chỉ tiêu của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh vẫn tiếp tục tăng lên một cách đáng kể. Có thể thấy sự phát triển vƣợt bậc trong lĩnh vực cho vay nói chung cũng nhƣ cho vay tín chấp nói riêng của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh. Tỷ trọng của cho vay tín chấp trong tổng dƣ nợ cho vay ngày càng lớn và tăng đều qua các năm cụ thể tăng từ 10,58% năm 2015 lên 12,1% năm 2016 và nhảy vọt lên đến 22,88% vào năm 2017. Điều này cho thấy cho vay tín chấp đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng VPBank nói chung và VPBank Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng. Đây cũng là định hướng phát triển của ngân hàng VPBank trong thời buổi kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang ngày một gay gắt.

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp của một số ngân hàng trong hệ thống VPBank

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Chi nhánh

N m 2015 N m 2016 N m 2017

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Chi nhánh Quảng Ninh

10.054 1.202 11,96 17.520 3.125 17,84 20.252 3.251 16,05

Chi nhánh Móng Cái

6.508 616 9,46 9.210 1.252 13,59 1.1528 1.952 16,93

Chi nhánh Uông Bí

2.300 210 9,13 5.562 652 11,72 9.024 1.852 20,52

Chi nhánh Thái Bình

9.520 785 8,25 15.257 2.121 13,90 18.123 2.803 15,47

Chi nhá nh Bắc Ninh

6.087 643,70 10,57 8.355 1.010,96 12,10 10.118 2.314,49 22,87 (Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh giai đọan năm 2015-2017) Dựa vào bảng số liệu 3.3 về doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp của một

số ngân hàng trong hệ thống VPBank mà cụ thể ở đây là năm chi nhánh: VPBank Quảng Ninh, VPBank Bắc Ninh, VPBank Uông Bí, VPBank Móng Cái và VPBank Thái Bình. Chúng ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp tại các chi nhánh tăng đều qua các năm, đến năm 2017 đứng đầu là chi nhánh Quảng Ninh (3.251 tr đồng), tiếp theo là chi nhánh Thái Bình (2.803tr đồng) và sau đó lần lƣợt là chi nhánh Bắc Ninh (2.314,49 tr đồng) chi nhánh Móng Cái(1.952 tr đồng) chi nhánh Uông Bí (1.852 tr đồng). Mặc dù doanh thu ở mức thấp nhất nhƣng chi nhánh Uông Bí đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Năm 2015 doanh thu từ vay tín chấp tiêu dùng chỉ là 210tr đồng (nguyên nhân là do thời gian này chi nhánh Uông Bí mới đƣợc thành lập, hoạt động vẫn còn sơ khai, chƣa đi vào ổn định.) Tuy nhiên sang đến năm 2017 doanh thu từ hoạt động vay tín chấp tiêu dùng mặc dù vẫn đứng cuối nhƣng đã tiến sát đến chi nhánh Móng Cái và sắp tới là chi nhánh BắcNinh.

Về phần doanh thu từ hoạt động vay tín chấp thì chi nhánh Bắc Ninh cũng đã có những bước tiến triển mạnh mẽ. Năm 2016, doanh thu từ hoạt động vay tín chấp chi nhánh Bắc Ninh (1.010,96tr đồng) xếp sau chi nhánh Móng Cái(1.252 tr đồng), tuy nhiên sang đến năm 2017 chi nhánh Bắc Ninh (2.314,49tr đồng) đã vƣợt qua chi nhánh Móng Cái (1.952tr đồng) và đang tiến sát chi nhánh Thái Bình(2.803tr đồng) về doanh thu từ hoạt động vay tín chấp tiêu dùng. Mặc dù đã có những bước tiến phát triển mạnh mẽ, nhƣng chi nhánh Bắc Ninh cần phải đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay tín chấp hơn nữa vì hiện tại chi nhánh Móng Cái và đặc biệt là chi nhánh Uông Bí đang tiến sát dần. Chi nhánh Bắc Ninh cần phát triển hoạt động vay tín chấp vì tiềm năng tại thị trường Bắc Ninh là rất lớn và trong tương lai không xa chi nhánh Cẩm Phả có thể vƣợt qua chi nhánh Quảng Ninh và chi nhánh Thái Bình về doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp.

Bảng 3.4: Tình hình thực hiện doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp của một số ngân hàng tại địa bàn Cẩm Phả giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Chi nhánh

N m 2015 N m 2016 N m 2017

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Tổng doanh

thu

Thu từ hoạt động tín

chấp

Tỷ lệ

%

Ngân hàng TMCP Sài

Gòn – Thương Tín

Bắc Ninh

7.525 1.305 17,34 10.250 3.005 29,32 11.220 3.295 29.,37

Ngân hàng TMCP Hàng

Hải Bắc Ninh

5.455 456 8,36 7.865 882 11,21 9.340 1.526 16.,34

Ngân hàng VPBank Bắc

Ninh

6.087 643,70 10,57 8.355 1010,96 12,10 10.118 2.314,49 22,.87

(Nguồn: Báo cáo tài chính của của ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Ninh, ngân hàng TMCP Sài òn – Thương Tín chi nhánh Bắc Ninh, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Bắc Ninh giai đoạn năm 2015-2017) Cho vay tín chấp của một số ngân hàng tại địa bàn thành phố Bắc Ninh cụ thể là ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, có thể nói đây là ba ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực vay tín chấp tại địa bàn Thành phố Bắc Ninh. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động vay tín chấp của ngân hàng VPBank Bắc Ninh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2015, 2016 doanh thu từ hoạt động vay tín chấp tại ngân hàng VPBank Bắc Ninh lớn hơn ngân hàng TMCP Hàng Hải Bắc Ninh, tuy nhiên sự chệch lệch là không nhiều. Tuy nhiên so với ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín thì doanh thu từ hoạt động vay tín chấp thì ngân hàng VPBank Bắc Ninh vẫn còn khá khiêm tốn (1.010,96 tr đồng so với 3.005 tr đồng). Sang đến năm 2017, chi nhánh Bắc Ninh đã có những bước tiến phát triển mạnh mẽ hơn, doanh thu từ hoạt động cho vay tín chấp năm 2017 của ngân hàng VPBank Bắc Ninh đạt 2.314,49 tr đồng, đang dần bỏ xa ngân hàng TMCP Hàng Hải (1.526 tr đồng) và tiến gần hơn đến ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Thương Tín (3.295tr đồng). Trong năm 2018 và sắp tới là năm 2019 ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Bắc Ninh đã và đang có những chiến lƣợc phát triển mới nhằm đƣa ngân hàng VPBank chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian tới trở thành ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay tín chấp tiêu dùng cá nhân tại địa bàn thành phố Bắc Ninh.

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng –Chi nhánh Bắc Ninh

Theo báo cáo tài chính năm 2017, VPBank Bắc Ninh có tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 1,32% trên dƣ nợ cho vay khách hàng, còn tỷ lệ nợ xấu của riêng khối tín chấp là 2,45%. Theo các ý kiến chung của các lãnh đạo và chuyên gia trong ngành, nợ xấu của khối tín chấp - "con gà đẻ trứng vàng" của VPBank Bắc Ninh tuy thấp hơn mức chung của toàn VPBank- 4,45% nhƣng cũng là mức cao so với các ngân hàng khác cùng lĩnh vực, điều này cho thấy tình trạng đáng cảnh báo và vô cùng nhạy cảm của mảng tín chấp trong hoạt động kiểm soát rủi ro của chi nhánh. Đối mặt với tỷ lệ nợ xấu nhƣ vậy, công tác quản trị rủi ro tín chấp của Chi nhánh đang đƣợc thực hiện ra sao, cụ thể phần 3.2 sẽ thể hiện chi tiết vấn đề này.

3.2.1. Mô hình Quản trị rủi ro tín chấp và Khung quản trị rủi ro tín chấp 3.2.1.1. Mô hình Quản trị rủi ro tín chấp

Trước năm 2015, VPBank Chi nhánh Bắc Ninh áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín chấp phân tán, phân tách bộ máy cấp tín chấp và phân chia trách nhiệm của các bộ phận tham gia. Trong giai đoạn này, VPBank đã thành lập Khối Quản trị Rủi ro với chức năng chính là kết hợp với các bộ phận khác trong VPBank, đặc biệt là Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung- Khối vận hành trong việc quản trị rủi ro một cách hệ thống trên toàn ngân hàng, thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro phù hợp với quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, các chính sách quản trị RRTC mới chỉ dừng ở mức định hướng, chưa có hướng dẫn cụ thể về quản trị RRTC.

Riêng đối với Chi nhánh Bắc Ninh, cũng giống nhƣ các chi nhánh khác, đơn

vị đã tự xây dựng riêng mô hình Quản trị RRTC, áp dụng cho các khách hàng cũng nhƣ đặc thù kinh doanh của Chi nhánh. Tuy nhiên, công tác nhận biết RRTC, đo lường RRTC, kiểm soát RRTC thực hiện tự phát, không có chuẩn mực chung giữa các chi nhánh. Bên cạnh đó, do áp lực cạnh tranh, VPBank chi nhánh Bắc Ninh hạn chế liên kết, trao đổi thông tin với các chi nhánh khác. Nhƣ vậy, mô hình quản trị rủi ro tín chấp trong giai đoạn này kém hiệu quả, không đảm bảo các mục tiêu quản trị RRTC. Trong khi đó, giai đoạn này cũng chính là giai đoạn bùng nổ các dịch vụ tín chấp, dƣ nợ từ cho vay tín chấp chiến đến 55% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. Tình hình chung của VPBank cũng nhƣ các chi nhánh lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng không tránh khỏi tình trạng này.

(Nguồn: Khung quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống VPBank - năm 2016) Hình 3.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín chấp của VPBank

Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông

Ủy ban ALCO Ủy ban QLRR

Tổng giám đốc

Ban rủi ro

Phó TGĐ phụ trách Phó TGĐ phụ trách

Ban kiểm soát Đại hội

đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Các đơn vị nghiệp vụ

VKS thứ hai (Bộ phận QLRRTC)

VKS thứ ba (Bộ phận kiểm toán

nội bộ) Đơn vị chịu trách

nhiệm đầu tiên và cuối cùng nhận diện, kiểm soát RRTD trong phạm vi quản lý - Chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh.

- QLRRTC trong hoạt động phát triển kinh doanh trên cơ sở tuân thủ định hướng chính sách, hạn mức QLRRTC…

VKS thứ nhất (Đơn vị kinh doanh)

QLRRTD ở cấp độ toàn hệ thống, giám sát độc lập VKS thứ nhất

- Xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, hệ thống QLRRTC toàn hệ thống.

- Đánh giá rủi ro độc lập, quản lý DMTD toàn hệ thống.

Kiểm tra, giám sát độc lập VKS thứ nhất và VKS thứ hai

- Đánh giá tính đầy đủ, phù hợp hiệu quả của các chốt kiểm soát trong QLRRTC.

- Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động QLRRTC…

Chính với áp lực nhƣ vậy, năm 2016, VPBank đã thay đổi mô hình quản trị rủi ro tín chấp theo Basel II. Sự cải tổ này từ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động đến các chính sách, quy định, quy trình cấp tín chấp và quản lý rủi ro tín chấp theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là đáp ứng các yêu cầu của Basel II theo phương thức nội bộ nâng cao. Mô hình tập trung của VPBank cho phép từng bước triển khai xây dựng các mô hình đo lường rủi ro như các thước đo xác suất không trả được nợ (PD), số dư nợ rủi ro (EAD) và tổn thất dự kiến trong trường hợp không trả được nợ (LGD).

Đến cuối năm 2016- đầu năm 2017, VPBank đã cơ bản dần hoàn thiện quá trình chuyển đổi mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản lý rủi ro toàn diện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ.

- Vòng 1 là các đơn vị kinh doanh, là đơn vị đầu tiên và cuối cùng nhận diện, kiểm soát RRTC trong phạm vi quản lý.

- Vòng 2 là các đơn vị Quản lý rủi ro tín chấp ở cấp độ toàn hệ thống, giám sát độc lập VKS thứ nhất, làm nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, hệ thống QLRRTD toàn hệ thống; đánh giá rủi ro độc lập, quản lý DMTD toàn hệ thống.

- Vòng 3 là đơn vị kiểm toán nội bộ với trách nhiệm kiểm tra, giám sát độc lập VKS thứ nhất và VKS thứ hai.

Theo mô hình này, VPBank chi nhánh Bắc Ninh là đơn vị kinh doanh - bộ phận tham gia vào công tác triển khai, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phát sinh hoạt động cấp tín chấp, quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lƣợng tín chấp trong phạm vi quản lý, có trách nhiệm:

- Thực hiện quản trị rủi ro tín chấp theo chiến lƣợc QLRRTD, khung QLRRTD và các chính sách, quy định, quy trình, chỉ đạo trong công tác QLRRTD đã đƣợc HĐQT/BĐH phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm đề xuất/ thiết kế các chương trình/ sản phẩm tín chấp, xây dựng, phát triển các thị trường mục tiêu, phát triển khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 57 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)