CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Cơ sở lý luận về các sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách
1.2.1. Tổng quan về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.
1.2.1.1. Khái niệm về đói nghèo.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9.1993 đã đƣa ra khái niệm về nghèo đói nhƣ sau: “Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.” Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau.
Để xác định mức độ đói, nghèo người ta thường dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một người được coi là đói, nghèo nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này đƣợc gọi là “ngưỡng đói nghèo”. Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội, do đó, “ngưỡng đói nghèo” khác nhau theo thời gian, địa điểm và mỗi quốc gia sử dụng các ngƣỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình. Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo đói hiện nay nhƣ:
* Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): WB đã lựa chọn tiêu thức phúc lợi với những chỉ tiêu về bình quân đầu người bao gồm cả ăn uống, học hành, mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở, giá trị hàng hóa lâu bền. WB đƣa ra hai ngƣỡng nghèo:
- Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua lương thực gọi là ngưỡng nghèo lương thực. Theo cuộc điều tra mức sống năm 1998, ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm mà WB đưa ra là lương thực, thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với năng lượng 2000 – 2200 kcalo mỗi người mỗi ngày. Người dưới ngưỡng đó là nghèo về lương thực.
- Ngưỡng nghèo thứ hai là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực, gọi là ngƣỡng nghèo chung.
Theo số liệu của ngân hàng thế giới năm 2014 thì hiện nay trên thế giới có
khoảng hơn 1.3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
* Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): ILO cho rằng để xây dựng rổ hàng hóa cho người nghèo cơ sở xác định là lương thực thực phẩm. Rổ lương thực phải phù hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích hợp nhất cho những nhóm người nghèo. ILO cũng thống nhất với ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỷ lệ lương thực trong rổ lương thực cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalo có
đƣợc từ các hàng hóa khác đƣợc gọi là gia vị. Từ đó mức chuẩn nghèo hợp lý là 511000 đồng/người/năm.
* Quan điểm của tổng cục thống kê Việt Nam: Tiêu chuẩn nghèo theo cục thống kê Việt Nam đƣợc xác định bằng mức thu nhập tính theo thời giá vừa đủ để mua một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm cần thiết duy trì năng lượng 2100 kcalo/ngày/người. Những người có mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng trên được xếp vào diện nghèo.
1.2.1.2. Nguyên nhân đói nghèo
Ở Việt Nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro...
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,lâm, ngƣ,chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cƣ, kinh tế mới và nguồn lực đầu tƣ còn hạn chế.
1.2.1.3. Xóa đói giảm nghèo và sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ hộ nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lƣợc của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực XĐGN và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt đƣợc mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy đƣợc truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu đƣợc yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.
o Xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế.
Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay XĐGN về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá, xã hội. Vì vậy, phải tiến hành thực hiện XĐGN cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
o Xóa đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị - xã hội.
Nếu không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu XĐGN thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy
tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển KTXH. Không giải quyết thành công các chương trình XĐGN sẽ không thể thực hiện đƣợc công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung.
1.2.2. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
1.2.2.1. Hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Theo khoản 2, điều 1, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo điều 2, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
* Hộ nghèo :
- Khu vực nông thôn: là hộ nằm trong một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ nằm trong một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
* Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Như vậy, tiêu chí về hộ nghèo và hộ cận nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn là khác nhau, phụ thuộc vào mức sống và khả năng thu nhập của dân cư từng khu vực.
1.2.2.2. Các đối tượng chính sách.
Theo điều 2, nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Người nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi gồm:
- Hộ nghèo.
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tƣợng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II,III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.3. Mô hình Ngân hàng CSXH
Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng được Luật số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng, sau khi sửa đổi, tại khoản 3, điều 4: Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng quy định : “Nhà nước thành lập các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính phủ quy định chính sách tín dụng ƣu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH phù hợp với đặc thù từng loại hình ngân hàng.
1.2.3.2. Một số mô hình ngân hàng tương đương tại nước ngoài.
Thái Lan: Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ Thái Lan thành lập. Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/ năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì đƣợc ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tƣợng khác.
Malaysia: Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt, ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Chính phủ cũng buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20.5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp - nông
thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trƣng ƣơng và không phải nộp thuế cho Nhà nước.
Lào: NAYOBY - Ngân hàng Chính sách xã hội của CHDCND Lào (NBB) là một ngân hàng hoạt động tài chính vi mô tại Lào mới thành lập từ năm 2005. Các ngân hàng cũng là một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ đƣa ra tín dụng nhằm XĐGN ở
các huyện nghèo nhất của Lào. Mục tiêu là để người dân bản địa ở khu vực nghèo có vốn sử dụng để cải thiện phương pháp sản xuất cũng như sử dụng các kỹ thuật mới, các công cụ tài chính hiện đại thông qua một trong các chương trình như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các sản phẩm nông nghiệp (công nghiệp), tín dụng ngân hàng trực tiếp cho gia đình hộ nghèo các mục tiêu về nhà ở, nâng cấp cuộc sống của họ tốt hơn và đẩy mạnh XĐGN của địa phương.
1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH.
1.2.4.1. Tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Khái niệm
Theo Điều 1 Nghị định 78/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các hộ chính sách khác : “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.”
Để vay đƣợc vốn ƣu đãi, hộ nghèo không phải thế chấp tài sản, tuy nhiên phải thỏa mãn 3 điều kiện đó là: có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ nghèo và là thành viên của các tổ tiết kiệm và vay vốn.
1.2.4.2. Các sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Các sản phẩm cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách sách tại Ngân hàng CSXH.
Theo cổng thông tin chính thức của Ngân hàng chính sách xã hội - vbsp.org.vn, các chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách bao gồm có 11 danh mục cho vay nhƣ sau:
Cho vay hộ nghèo
Đối với hộ nghèo, hiện nay Ngân hàng CSXH đang áp dụng chương trình cho vay bao gồm:
- Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78 của Chính phủ:
- Cho vay theo Quyết định 755 của chính phủ:
Cho vay vốn đi xuất khẩu lao động: Cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo văn bản số 1030/NHCS-KH ngày 21/4/2008.
Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ
Cho vay hộ nghèo tại 64 huyện nghèo
Cho vay học sinh, sinh viên
Cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định 71/2005/QĐ - TTg và Quyết định 15/2008/QĐ - TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa (KfW)
Một số chương trình cho vay khác
Một số chương trình cho vay khác Ngân hàng CSXH đang áp dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách nhƣ:
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:
- Cho vay phát triển lâm nghiệp
Dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH.
Đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, hiện nay Ngân hàng CSXH mới chỉ cung cấp các sản phẩm nhất định mà chƣa có nhiều dịch vụ dành riêng.
Dịch vụ mà Ngân hàng CSXH đang áp dụng cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách chính là phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên.
Ngân hàng CSXH đã ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên khi sử dụng vốn vay đóng học phí và trang trải các khoản chi phí cho học tập, đồng thời hỗ trợ cho gia đình khi vay và chuyển tiền vay không phải chịu chi phí khi chuyển tiền cho học sinh sinh viên, mặt khác học sinh sinh viên không phải bảo quản tiền mặt nên đảm bảo an toàn và được hưởng lãi theo mức lãi suất không kỳ hạn tính trên số dư của tài khoản thẻ.
Khách hàng có thể lựa chọn các phương án:
- Nhận nợ trực tiếp từ Ngân hàng CSXH qua tài khoản ATM E-Partner “Thành công” để hộ vay vốn tự đầu tƣ cho đối tƣợng học sinh sinh viên học tập, bố mẹ học sinh sinh viên chủ động chuyển khoản.
- Nhận nợ trực tiếp từ Ngân hàng CSXH qua tài khoản thẻ E-Partner “Thành công”
và đăng ký giải ngân chuyển tự động 1.000.000 đồng mỗi tháng đến tài khoản ATM con (đƣợc Vietinbank cấp miễn phí) cho học sinh sinh viên đang học tập tại các trường. Số tiền còn lại trên tài khoản thẻ “Thành công” của chủ hộ vay vốn sẽ tự động đƣợc tính lãi hoặc chuyển sang tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn.
- Nhận nợ trực tiếp từ Ngân hàng CSXH qua tài khoản thẻ “Thành công” và đăng ký giải ngân chuyển tự động số tiền cố định hàng tháng đến ATM con (đƣợc Viettinbank cấp miễn phí) cho học sinh sinh viên đang học tại các trường.
1.2.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách: