CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách
1.3.1. Khái niệm về sự phát triển, mở rộng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ nhất, phát triển sản phẩm dịch vụ không chỉ là sự tăng lên về số lượng mà còn là sự nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước số lượng các sản phẩm dịch vụ dành cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đã tăng lên, từ 6 danh mục năm 2002, đến đầu năm 2016 bao gồm 11 danh mục lớn. Bên cạnh đó, đối tƣợng, lãi suất, hạn mức và thời hạn của từng sản phẩm cũng liên tục đƣợc thay đổi phù hợp với từng thời kỳ kinh tế, có xu hướng tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Như vậy, các sản phẩm dịch vụ vừa tăng lên về số lƣợng vừa đƣợc quan tâm về mặt chất lƣợng. Để phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính
sách cần tiếp tục triển khai và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
Thứ hai, phát triển sản phẩm dịch vụ là sự phù hợp về mặt nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng CSXH.
Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu do Nhà nước cấp, do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và
nhân dân cùng làm” bao gồm:
+ Vốn Nhà nước cấp dưới các hình thức: Vốn điều lệ được bổ sung hàng năm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao và vốn cho vay trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác. Ƣu tiên cho Ngân hàng Chính sách xã hội đƣợc vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi trên cơ sở cân đối các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác, đảm bảo cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động chủ động, ổn định.
+ Vốn huy động từ tiền gửi và tiền vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tiền tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thứ ba, phát triển sản phẩm dịch vụ là sự đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng qua các kênh cho vay của Ngân hàng CSXH.
Ngoài phương thức trực tiếp cho vay, cần ưu tiên cho vay phục vụ tái cơ cấu theo các chuỗi cung ứng sản xuất các nhóm, ngành, sản phẩm chủ lực liên kết giữa hộ gia đình -doanh nghiệp và các đoàn thể địa phuơng, đặc biệt là các chương trình tín dụng ƣu đãi ủy thác qua “kênh” các hội, đoàn thể là Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
1.3.2.1. Sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CSXH không chỉ về tiện ích mà còn thể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đang ngày càng trở nên đa dạng.
Chỉ tiêu này đƣợc đo bởi công thức:
Số lƣợng sản phẩm dịch vụ thời kỳ hiện tại – Số lƣợng sản phẩm dịch vụ thời kỳ trước.
1.3.2.2. Nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tượng chính sách.
- Nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tƣợng khách hàng là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đƣợc đo bằng số vốn tín dụng ƣu đãi bình quân 1 hộ. Bởi vì quy mô đầu tƣ cho một hộ tăng lên hay giảm đi qua các năm có thể chứng tỏ đƣợc khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng CSXH. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta cũng có thể đánh giá đƣợc ý kiến phản hồi của các hộ nghèo và chính sách về khả năng đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng CSXH đối với họ trên thực tế.
Chỉ tiêu này tăng lên qua các năm sẽ cho thấy sự phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo. Chỉ tiêu này đƣợc đo bằng công thức:
+ Vốn vay ƣu đãi của Ngân hàng CSXH bình quân/ hộ =
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi hộ còn dƣ nợ đến thời điểm báo cáo đƣợc vay bao nhiêu tiền.
+ Vốn ƣu đãi bình quân/ hộ, từ các dự án hỗ trợ =
Chỉ tiêu này cho biết với mỗi hộ được hưởng tín dụng ưu đãi từ các dự án hỗ trợ do
thời điểm báo cáo là bao nhiêu. Quy mô vốn ƣu đãi bình quân/hộ càng tăng qua các năm càng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.
1.3.2.3. Tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cho vay
- Người vay sử dụng tín dụng có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chính sách, bảo đảm chất lượng tín dụng, lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và các hoạt động của các hội, các đoàn thể, nhất là trong tổ chức bình xét tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi.
Tỷ lệ hộ dùng tín dụng ƣu đãi vào đúng mục đích đƣợc tính theo công thức:
=
Chỉ tiêu này cho biết ứng với mỗi hộ đƣợc vay vốn và hỗ trợ tín dụng ƣu đãi có bao nhiêu hộ sử dụng vốn ƣu đãi đúng mục đích. Đây chính là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng sản phẩm vay có đƣợc đảm bảo hay không. Một sản phẩm của ngân hàng thực sự đƣợc khách hàng sử dụng nhằm cải thiện tình hình kinh tế hộ gia đình, đáp ứng mục tiêu xóa đối giảm nghèo chứng tỏ mục tiêu cho vay đƣợc đảm bảo, góp phần vào sự phát triển KTXH.
1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của phát triển sản phẩm, dịch vụ.
a. Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn:
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lƣợng đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực đƣợc công bố.
Chỉ tiêu này cho biết ứng với 100 hộ nghèo đói trong danh sách có bao nhiêu hộ nghèo đƣợc vay vốn. Chỉ tiêu cho biết khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo; kết quả càng cao cho thấy các hộ nghèo càng được quan tâm và định hướng để có
những giải pháp thoát nghèo hợp lý.
b. Số hộ đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo đói:
- Số hộ đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
hộ nghèo đã thoát khỏi ngƣỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ di cƣ đi nơi khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ báo cáo.
Đây là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đƣợc cấp của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Chỉ tiêu theo dõi số hộ nghèo tiếp cận vốn vay và có mục đích, cách thức sử dụng phù hợp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy các khách hàng sử dụng vốn đƣợc cấp càng hiệu quả.