Nghiên cứu thực tiễn về thực trạng cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh ninh bình từ góc độ hộ nghèo và các đối tượng chính sách (Trang 51 - 66)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG

3.1. Nghiên cứu thực tiễn về thực trạng cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc.

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch đang đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ là những nên tảng cơ bản để thu hút khách du lịch tới Ninh Bình.

Ninh Bình có 02 thành phố và 06 huyện, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1377,57 km2, dân số 926.995 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng núi rừng Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước đã tạo nên nhiều hang động đẹp như:

Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thuỷ Động, Địch Lộng, hang động Tràng An,... Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ, Yên Mô.

Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ.

Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp,

cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3.1.1.2. Thực trạng đói nghèo tại Ninh Bình giai đoạn 2011 -2015

Với 80% dân số sống bằng nông nghiệp, những năm trước đây, Ninh Bình vẫn là một tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã liên tục giảm qua các năm, qua từng giai đoạn, nhƣng số hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn tương đối lớn. Mặt khác, ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo là hết sức mong manh khi điều kiện kinh tế và kỹ năng sản xuất giữa hộ cận nghèo và hộ nghèo đều hạn chế nhƣ nhau, chỉ cần một rủi ro nhỏ trong sản xuất, hay gia đình có người đau ốm v.v.. thì hộ cận nghèo có thể bị tái nghèo.

Hộ nghèo ở Ninh Bình thường tập trung ở vùng núi, vùng trũng; gia đình đông con không có nghề nghiệp ổn định. Phần lớn họ thường mặc cảm, tự ti, hiểu biết xã hội kém, nhiều hộ thuộc diện già cả, neo đơn.

Hình 3.1. Các nguyên nhân xảy ra nghèo đói ở Ninh Bình

(Nguồn: Báo cáo tình hình đói nghèo của sở LĐ&TBXH tỉnh Ninh Bình năm 2015) Nguyên nhân nghèo ở Ninh Bình khá đa dạng, nhìn chung có thể chia thành

đai và thiếu việc làm, chiếm 26%; thiếu kinh nghiệm sản xuất, chiếm 20%; ốm đau, tàn tật, lười lao động chiếm 16%. Trong đó, số lượng các hộ mong muốn được vay vốn ƣu đãi phát triển sản xuất khá cao, chiếm tỷ lệ 60,02%.

Thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Ninh Bình đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững với 11 nhóm chính sách, dự án và các giải pháp tổng thể chung mà trung ƣơng chỉ đạo, gồm:

Truyền thông nâng cao năng lực, huy động nguồn lực đầu tƣ, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo, v.v...

Trong 5 năm đầu, tổng nguồn lực huy động cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình ƣớc đạt 88 258 triệu đồng. Toàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo nghề cho 83.874 người. Đến hết năm 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 76,75% (trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 38%).

Ƣớc đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% (trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%); giải quyết cho trên 23.600 lƣợt hộ nghèo đƣợc xét duyệt cho vay vốn phát triển sản xuất; mỗi năm cấp phát miễn phí khoảng 278 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, góp phần nâng tỷ lệ số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn tỉnh lên 68% hiện nay. Đã đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội đáp ứng nhu cầu thiết yếu về sản xuất, đi lại, khám chữa bệnh và học tập của nhân dân.

Thông qua thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 12,39% cuối năm 2010 xuống còn 3,92% cuối năm 2014 (bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh trên 2%/năm), vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo đảm; nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến và nâng cao rõ rệt, nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra

sản phẩm hàng hoá, biết kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kết quả nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua đó là thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cụ thể nhƣ sau: Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 9,85% cuối năm 2011 xuống còn 7,54% cuối năm 2012 và còn 5,44% cuối năm 2013, 3,92% cuối năm 2014; cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%.

Hình 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn:Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015,UBND tỉnh Ninh Bình)

52 TT Tỉnh Ninh Bình

Tổng số hộ dân cƣ

Kết quả rà soát

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Năm 2012 Năm 2014

Năm 2012 Năm 2014 Năm 2012 Năm 2014

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Thành phố Ninh Bình 29.553 34.874 398 1.35 169 0,48 625 2,11 413 1,18

2 Thị xã Tam Điệp 15.296 16.707 637 4,16 311 1,86 572 3,73 355 2,12

3 Huyện Nho Quan 40.267 43.027 4.709 11,69 2.537 5,90 3.917 9,73 2.635 6,12 4 Huyện Gia Viễn 34.376 36.638 2.881 8,38 1.652 4,51 2.130 6,19 1.767 4,82

5 Huyện Hoa Lƣ 21.908 23.616 2.106 9,61 708 3,00 1.192 5,45 1.025 4,34

6 Huyện Yên Khánh 39.685 42.066 4.755 11,98 1.477 3,51 3.200 8,06 2.043 4,86 7 Huyện Kim Sơn 46.068 50.700 6.003 13,03 2.342 4,62 5.559 12,06 3.407 6,72 8 Huyện Yên Mô 33.590 36.612 4.197 12,49 1.952 5,33 3.035 9,09 2.192 5,99 Tổng cộng 260.743 284.240 25.686 9,85 11.148 3,92 20.230 7,76 13.837 4,87

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Ninh Bình năm 2014)

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Nhƣ vậy, sau hai năm nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, số hộ nghèo và hộ cận nghèo tại tất cả các huyện thị tỉnh Ninh Bình đều có xu hướng giảm đáng kể mặc dù tổng số hộ dân cư tại các địa phương đều tăng lên dẫn đến tổng số hộ năm 2016 tăng 23.497 hộ so với năm 2014 (284.240 - 260.743 = 23.497). Năm 2014 số hộ nghèo toàn tỉnh là 11.148 hộ, chiếm 3,92% tổng số hộ; tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với năm 2012. Năm 2012, tỉnh Ninh Bình có tới 25.686 hộ nghèo, chiếm 9,85%

tổng số hộ. Do đó ta có thể thấy, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh năm 2014 giảm 56,60%

so với năm 2012 Tương tự đối với hộ cận nghèo.

Năm 2012 số hộ cận nghèo toàn Ninh Bình là 20.230 hộ, chiếm tới 7,76%. Huyện có số hộ cận nghèo cao nhất là huyện Kim Sơn với 5.559 hộ, thấp nhất là Thành phố Ninh Bình với 625 hộ. Tới năm 2014, số hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 13.837 hộ tương ứng với 4,87%. Số hộ cận nghèo đã giảm được 31,60% vào năm 2014 so với

năm 2012 Đây là tín hiệu đáng mừng về công tác

XĐGN của tất cả các địa phương cũng như toàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn này.

3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình.

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đƣợc thành lập, theo quyết định số 131/QĐ- HĐQT ngày 4/10/2002 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 10/1/2003. Hơn 13 năm qua, bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên cùng sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương, Ngân hàng ngày một lớn mạnh, triển khai tương đối hiệu quả 9 chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình hoa ̣t đô ̣ng trong điều kiện hết sức khó khăn , số cán bộ nhận bàn giao từ Ngân hàng NN &PTNT chỉ có 10 người, trụ sở giao dịch từ tỉnh đến các huyện, thị xã đều phải thuê mƣợn nhà dân và các cơ quan khác, trang thiết bị máy

móc không đáng kể. Ngoài việc phải nhận bàn giao hàng trăm tỷ đồng dƣ nợ từ Kho bạc Nhà nước tỉnh và các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng lại vừa phải tổ chức triển khai giải ngân vốn kịp thời cho các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác. Sau hơn 10 năm hoa ̣t đô ̣ng Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình đã đa ̣t được những kết quả quan tro ̣ng, trở thành công cu ̣ hữu hiê ̣u của cấp ủy, chính quyền đi ̣a phương trong viê ̣c thực hiê ̣n chương trình, mục tiêu XĐGN.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động

- Bộ phận quản trị bao gồm Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và Ban đại diện HĐQT- Ngân hàng CSXH các huyện, thị xã.

- Bộ phận điều hành tác nghiệp bao gồm Ban giám đốc, các phòng chuyên môn và 7 phòng giao dịch cấp huyện. Cụ thể có giám đốc, các phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ nhƣ phòng Kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng; Kế toán – ngân quỹ; Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Tin học; Hành chính tổ chức.

Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình) GIÁM

ĐỐC

CÁC PHÓ GIÁM

ĐỐC

CÁC PHÕNG NGHIỆP

VỤ

Kế hoạch – nghiệp vụ tín dụng

Kế toán – ngân quỹ

Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Tin học

Hành chính tổ chức

3.1.3. Thực trạng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình.

Khi mới thành lập, Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình chỉ thực hiện cho vay 3 chương trình: hộ nghèo, giải quyết việc làm và cho vay HSSV có hoàn cảnh khó

khăn, nhận bàn giao từ các ngân hàng thương mại quốc doanh và Kho bạc Nhà nước. Đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh đã và đang triển khai 9 chương trình cho vay vốn ƣu đãi dành cho đối tƣợng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác bao gồm:

Cho vay hộ nghèo, Cho vay chương trình quốc gia giải quyết việc làm, Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, Cho vay chương trình nước sạch và vê ̣ sinh môi trường nông thôn, Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn , Cho vay thương nhân vùng khó khăn, Cho vay hô ̣ nghèo về nhà ở và Cho vay hộ cận nghèo .

Qua Bảng 3.2 ta có thể thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn đầu của chiến lƣợc mục tiêu quốc gia 2011 – 2020 về XĐGN, diễn biến nguồn vốn và dƣ nợ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình đã không ngừng biến động. Tổng nguồn vốn năm 2015 tăng 22,14% so với năm 2011 tương ứng với 327,12 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, nguồn vốn từ các nguồn huy động đều tăng, đặc biệt là nguồn vốn huy động trên địa bàn và nguồn vốn khác. Mặc dù các nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng số nguồn vốn nhƣng cũng góp phần lớn đến sự mở rộng tại ngân hàng.

Nguồn vốn khác tăng 174,59 tỷ đồng, tương ứng với 141,94% cho thấy ngân hàng đã tận dụng và phát huy tốt khả năng thu hút vốn cũng nhƣ phát triển nguồn vốn.

Nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng chỉ tăng 8,36% nhƣng đã bổ sung thêm vào nguồn vốn 111 tỷ đồng. Do vậy, sự gia tăng nguồn vốn là kết quả của sự tăng thêm nguồn vốn từ trung ương đến nỗ lực của ngân hàng địa phương.

56

Số tuyệt đối

Số tương đối(%) A. NGUỒN VỐN

Nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng 1.327 1.368 1.395 1.392 1.438 111 8.36

Nguồn vốn ngân sách tỉnh 10,29 10,29 12,05 12,35 13,44 3,15 30,61

Vốn huy động trên địa bàn 16,94 24,5 36,25 40,54 55,32 38,38 226,56

Nguồn vốn từ dự án 123 185 202 208,31 297,59 174,59 141,94

Tổng nguồn vốn 1.477,23 1.587,79 1.645,65 1.653,2 1.804,35 327,12 22,14 B, DƢ NỢ

1. Cho vay hộ nghèo 359,17 359,23 367,33 372,15 420,05 60,88 16,95

2. Cho vay học sinh, sinh viên 728,243 789,91 773,05 691 728,04 -0,203 -0,03 3. Cho vay giải quyết việc làm (CT 120) 58,59 62,69 64,72 40,21 55,23 -3,36 -5,73 4. Cho vay đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn

ở nước ngoài 21,08 15,27 19,22 18,23 23,01 1,93 9,16

5.Cho vay chương trình NS&VSMT (QĐ 62) 148,861 186,54 188,34 191,78 198,6 49,739 33,41 6.Cho vay hộ nghèo về nhà ở (QĐ 167) 9,05 9,02 9,08 10,02 12,03 2,98 32,93 7. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn (QĐ 31) 144,126 154,13 156,33 76,12 87,27 -56,86 -39,45 8. Cho vay Thương nhân tại vùng khó khăn (QĐ 92) 6,12 6,12 6,15 6,15 7,2 1,08 17,65

9. Cho vay hộ cận nghèo 47 242,52 265 265

Tổng dƣ nợ 1.475,24 1.582,91 1.631,22 1.648,18 1.796,43 321,19 21,77

C. Hệ số sử dụng vốn (%) 99,87 99,69 99,12 99,70 99,56

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình năm 2015)

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Về dƣ nợ tại ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015 đã có sự chênh lệch và thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Một số chương trình duy trì dư nợ tăng như: Cho vay hộ nghèo, tăng 16,95% tương ứng với 60,88 tỷ đồng; Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài tăng 1,93 tỷ tương ứng với 9,16%; Cho vay chương trình NS&VSMT tăng nhanh, lên đến 33,41%; Cho vay hộ cận nghèo là 265 tỷ đồng. Do các địa phương đang tích cực đẩy mạnh tiến trình nông thôn mới, do đó các chương trình liên quan được ưu tiên và chú trọng. Ngược lại, một số sản phẩm có xu hướng giảm về dư nợ như: Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, giảm 39,45% tương ứng với 56,86 tỷ đồng; Cho vay học sinh, sinh viên giảm 0,03%

tương ứng 0,203 tỷ đồng năm 2015 so với năm 2011. Những sự thay đổi này đã làm tổng dƣ nợ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình tăng 321,19 tỷ đồng vào năm 2015 so với năm 2011.

Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo, hiệu lực thi hành từ ngày 16/4/2013 có ý nghĩa hết sức quan trọng, hợp lòng dân, tiếp sức cho hộ cận nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cận nghèo sớm tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp để tín dụng chính sách ƣu đãi sớm đến tay hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Ngân hàng CSXH từ tỉnh đến huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã/phường/thị trấn, các cấp hội nhận ủy thác tiến hành điều tra, rà soát, lập danh sách những hộ thuộc diện cận nghèo, để làm cơ sở xây dựng và lập kế hoạch về nhu cầu vốn cho vay hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh trình Ngân hàng CSXH Việt Nam phê duyệt. Đồng thời, tổ chức tập huấn về Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH cho 100% cán bộ ngân hàng, cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác các cấp và 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn.

58

Đơn vị tính: Hộ, lao động, HSSV, công trình, ngôi nhà

STT Huyện, thị

Tổng số hộ có sự cải thiện về cuộc sống, số hộ đã chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn

Số LĐ đƣợc tạo việc làm mới nhờ vốn vay của các chương

trình tín dụng Số HSSV

đƣợc vay vốn đi

học

Số công trình NS & VSMT

đƣợc xây dựng Số ngôi nhà của

hộ nghèo

đƣợc xây dựng theo CT

167 Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó:

số lao động đi lao động ở nước

ngoài

Tổng số

Trong đó Số hộ

nghèo đã thoát

nghèo

Số hộ nghèo đã cải thiện đƣợc đời sống nhƣng

chƣa thoát nghèo

Số hộ đã chuyển biến nhận thức làm

ăn nhƣng chƣa cải thiện

đƣợc điều kiện sống

Số công trình cung cấp nước

sạch

Số công trình nhà

tiêu hợp vệ sinh

1 Nho Quan 9.534 3.483 3.492 2.559 12.129 454 9.021 7.974 4.246 3.728 435

2 Yên Mô 17.806 7.170 3.159 7.477 6.711 515 14.778 8.010 4.750 3.260 90

3 Kim Sơn 21.021 7.705 4.581 8.735 11.662 165 14.427 9.011 5.348 3.663 266

4 Gia Viễn 11.279 8.270 2.284 725 11.723 264 14.589 15.168 7.627 7.541 72

5 Tam Điệp 3.538 2.423 478 637 11.138 76 7.025 7.069 3.696 3.373 15

6 Hoa Lƣ 5.751 2.310 1.619 1.822 3.933 319 5.121 6.277 3.508 2.769 149

7 Yên Khánh 13.878 9.125 3.188 1.565 25.038 416 10.389 11.600 5.750 5.850 105

8 TP Ninh Bình 9.836 2.000 254 7.582 7.582 58 6.520 3.598 1.745 1.853

Tổng cộng 92.643 42.486 19.055 31.102 89.916 2.267 81.870 68.707 36.670 32.037 1.132 (Nguồn: Báo cáo điều tra của Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 -2015)

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh ninh bình từ góc độ hộ nghèo và các đối tượng chính sách (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)