CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.4. Các phương pháp cụ thể
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin là việc thu thập những thông tin chưa được xử lý, công bố hoặc đã đƣợc công bố. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ phòng tổng hợp của chi nhánh, các báo cáo tổng kết của chi nhánh Ngân hàng CSXH Ninh Bình. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm các thông tin về sản phẩm, dich vụ, báo cáo tài chính từ cổng thông tin chính thức của Ngân hàng CSXH Việt Nam.
Dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả thu thập thông qua quá trình khảo sát thực tế bằng bảng hỏi sau khi phỏng vấn trực tiếp các khách hàng thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Các dữ liệu này đƣợc sử dụng phân tích nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
Việc nghiên cứu tại bàn sẽ cung cấp cho nghiên cứu viên một bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những nội dung cụ thể sẽ đƣợc thu thập tại thực địa, những hiểu biết cốt lõi cơ bản tại địa bàn nghiên cứu.
Các nguồn thông tin có thể sử dụng nhƣ:
- Các báo cáo nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản của tổng cục thống kê, ngân hàng, bộ ngành liên quan, tổ chức....
- Phân tích sâu từ bộ số liệu sẵn có
- Định hướng kế hoạch phát triển theo giai đoạn của địa phương...
2.4.1.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Là phương pháp thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tƣợng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần thiết cho công việc của mình.
- Mục đích: Thông qua bảng câu hỏi đề đánh giá mức độ hài lòng và nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CSXH, từ đó có thể phán đoán, tìm ra nguyên nhân và định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.
- Đặc điểm chính
+ Phương pháp được thực hiện trên số lượng lớn đối tượng.
+ Tuy có số lƣợng lớn đối tƣợng, mang tính thống kê nhƣng kết quả vẫn chƣa phải là chân lí. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến kết quả: chủ quan người trả lời và chủ quan nhận định của người nghiên cứu.
- Nội dung: Bên cạnh những câu hỏi có sẵn câu trả lời còn có những câu hỏi mở để khách hàng có thể nói lên nhu cầu, kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CSXH.
- Quy trình thu thập số liệu như sau:
+ Chọn mẫu điều tra
Đối tƣợng mẫu: Khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng CSXH chi nhánh Ninh Bình.
Phương pháp chọn mẫu: phỏng vấn khách hàng sau khi đã có quyết định giải ngân của ngân hàng.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), quy trình thiết kế bảng câu hỏi có thể đƣợc chia ra làm bảy bước như sau:
1. Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập 2. Xác định dạng phỏng vấn
3. Đánh giá nội dung câu hỏi 4. Xác định hình thức trả lời 5. Xác định cách dùng thuật ngữ 6. Xác định cấu trúc bảng câu hỏi 7. Xác định hình thức bảng câu hỏi
8. Thử lần 1→sửa chữa→bản nháp cuối cùng.
[20, tr 252]
Bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế dùng để phỏng vấn khách hàng gồm 4 phần chính (Xem thêm phần phụ lục):
Phần I: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và sự bảo mật thông tin của người đánh giá bảng hỏi.
Phần II: Bao gồm một số câu hỏi về thông tin về cá nhân của khách hàng, nhƣ giới tính, trình độ, nghề nghiệp, sản phẩm dịch vụ đang sử dụng… Có mục đích cho thống kê phân loại đối tƣợng khách hàng sau này.
Phần III: Bao gồm bảng hỏi bao gồm 19 biến quan sát của 4 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. Các biến đƣợc đánh giá theo thang đo Likert 5 cụ thể là: 5 = Hoàn toàn đồng ý; 4 = Đồng ý; 3 = Không đồng ý cũng không phản đối; 2 = Không đồng ý; 1 = Hoàn toàn không đồng ý.
Phần IV: Câu hỏi mở để thăm dò ý kiến và kiến nghị của khách hàng.
+ Cỡ mẫu: Trong đề tài tác giả có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên.
[20, tr 415].
Đề tài có 21 biến đƣa vào phân tích, theo tỷ lệ tốt nhất chúng ta cần phải lấy cỡ mẫu là 210, trong phạm vi đề tài tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 150.
+ Cách thức thực hiện: Phát phiếu khảo sát trực tiếp đến khách hàng và thu lại ngay sau khi khách hàng trả lời. Sau khi sàng lọc các bảng hỏi không phù hợp, nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ SPSS 20 sẽ đƣợc phân tích, giải thích và trình bày thành bản báo cáo nghiên cứu.
Bảng 2.1. Bảng mã hóa các yếu tố
YẾU TỐ MÃ
HÓA
Chất lƣợng cán bộ ngân hàng CL
Cán bộ tín dụng có chuyên môn cao để xử lý nghiệp vụ cũng nhƣ các câu hỏi từ phía
người nghèo và đối tượng chính sách CL1
Cán bộ tín dụng của ngân hàng lịch sự, chủ động hướng dẫn một cách chu đáo và
tận tình CL2
Cán bộ tín dụng phối hợp tốt với tổ TK&VV cùng các đơn vị liên quan xác định
chính xác đối tƣợng đƣợc vay vốn CL3
Cán bộ tín dụng theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng CL4 Chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi CS
Lãi suất cho vay phù hợp và linh hoạt CS1
Thủ tục hồ sơ đơn giản CS2
Hạn mức tín dụng phù hợp CS3
Thời gian cho vay phù hợp với phương thức sản xuất cho vay của các đối tượng CS4 Danh sách hộ nghèo vay vốn công khai minh bạch, có quy trình rõ ràng theo quy
định của Nhà nước. CS5
Người nghèo và đối tượng chính sách tin tưởng vào cơ sở vật chất của ngân
hàng CSVC
Ngân hàng có nhiều kênh giao dịch khác nhau, giúp thuận tiện cho khách hàng CSVC1 Công tác thông tin, tuyên truyền ra cộng đồng của ngân hàng hiệu quả CSVC2
Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào giúp giải ngân nhanh chóng CSVC3 Khả năng tiếp cận giải pháp thoát nghèo của mỗi địa phương KN Các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp tốt với ngân hàng trong cung cấp vốn và giải
pháp cho đối tƣợng vay vốn KN1
Khách hàng bám sát những chỉ dẫn sử dụng vốn vay của cán bộ, chuyên gia tƣ vấn KN2 Thông tin về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tăng thu nhập đƣợc cập nhật kịp thời
và phổ biến đến khách hàng KN3
Khách hàng tự tin sẽ thoát nghèo và trả nợ đúng hạn trong tương lai KN4 Tính hợp lý, đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ với các đối tƣợng cụ thể SP
Có nhiều sản phẩm đa dạng SP1
Sản phẩm, dịch vụ đƣợc cung cấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng SP2 Các kênh cho vay của sản phẩm, dịch vụ có mức độ đa dạng hóa cao SP3 Khách hàng tin tưởng và hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SP4 Khách hàng sẽ động viên các đối tƣợng chính sách khác sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của ngân hàng SP5
(Nguồn:Nghiên cứu của tác giả , 2016) 2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin.
2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Luận văn chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thường sử dụng như: Biểu diễn dữ liệu bằng các bảng biểu, đồ thị, so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
Thống kê mô tả : là việc sử dụng các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
2.4.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích với mục đích làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu
Kỹ thuật so sánh đƣợc sử dụng:
- So sánh về số tuyê ̣t đối : là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích v ới trị số của chỉ tiêu kỳ gốc . Kết quả so sánh cho thấy sƣ̣ biến đô ̣ng về số tuyê ̣t đối của hiê ̣n tượng đang nghiên cứu.
- So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ
gốc của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.
- So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính.
2.4.2.3.Tổng hợp, phân tích (thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu).
Dựa trên các số liệu đã thu thập từ lý thuyết cũng nhƣ thực tế; tác giả vận dụng các kiến thức được giảng dạy tại nhà trường để phân tích qua hệ thống các công cụ thống kê nhƣ sơ đồ, biểu mẫu từ đó chứng minh những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo để nhận ra các giải pháp hợp lý.
2.4.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo với Cronbach alpha bằng SPSS
Độ tin cậy , cho biến quan sát có thể được định nghĩa là phần phương sai của số đo chúng ta đo được được giải thích bởi phần phương sai của số đo thực . Hay nói cách khác, độ tin cậy của thang đo phản ánh mức độ hiện diện (vắng mặt) của sai số ngẫu nhiên. Mức độ hiện diện của sai số ngẫu nhiên càng thấp (mức độ vắng mặt càng cao). Cronbach (1951) đƣa ra hệ số tin cậy cho thang đo song hành và tương đương. Điểm chú ý là hệ số Cronbach chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ ba biến quan sát trở lên) chứ không tính đƣợc độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hệ số Cronbach có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1].
Về lý thuyết Cronbach càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy
thấy có nhiều biến trong thang đo không khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Nếu Cronbach ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy (Nunally & Bernstein 1994).
[20, tr 364,365]
Công thức của hệ số Cronbach’s alpha là:
α = Np/[1 + p(N – 1)]
Trong đó p là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi 2.3.2.5. Kiểm định giá trị thang đo với mô hình EFA
Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mỗi tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tốc có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Phương pháp EFA được sử dụng rộng rãi để đánh giá sơ bộ các thang đo lường.
Để đánh giá thang đo chúng ta cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và tổng phương sai trích.
- Số lƣợng nhân tố trích: Công việc đầu tiên trong kiểm tra kết quả thang đo là xem xét số lƣợng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lƣợng khái niệm đơn hướng. Nếu đạt được điều này, chúng ta có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu đạt đƣợc giá trị phân biệt.
- Trọng số nhân tố và tổng phương sai trích: Trọng số nhân tố của biến trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng sô trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt được giá trị hội tụ. Trong thực tiễn nghiên cứu ≥ 0.50 là giá trị chấp nhận. Trong trường hợp < 0.50 chúng ta có thể xóa biến vì nó thực sự không đo lường khái niệm chúng ta cần đo lường. Tuy nhiên trong nghiên cứu thực tế, nếu không quá nhỏ, ví dụ = 0.40, chúng ta không nên loại bỏ biến. [20, tr 378,420,42].
Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích đƣợc phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn
tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích đƣợc phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất.
2.3.2.6. Mô hình hồi quy bội MLR
Mô hình hồi quy bội MLR biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lƣợng. Đây là một trong những mô hình thống kê đƣợc sử dụng phổ biến trong kiểm định lý thuyết khoa học (kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết). Khi sử dụng, chúng ta cần chú ý sự phù hợp và kiểm tra các giả định của nó. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Hệ số hồi quy riêng phần B: là hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi X thay đổi một đơn vị, khi các yếu tố khác đƣợc giữ nguyên.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình với một biến phụ thuộc và năm biến độc lập. Cụ thể:
- Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng của khách hàng về sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Biến độc lập: + Chất lƣợng cán bộ ngân hàng;
+ Tính hợp lý, đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ với các đối tƣợng cụ thể;
+ Chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng ƣu đãi;
+ Người nghèo và đối tượng chính sách tin tưởng vào cơ sở
vật chất của ngân hàng;
+ Khả năng tiếp cận giải pháp thoát nghèo của mỗi địa phương.