Cơ sở của các đề xuất nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh ninh bình từ góc độ hộ nghèo và các đối tượng chính sách (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHO HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỔI TƢỢNG CHÍNH SÁCH PHẨM DỊCH VỤ CHO HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỔI TƢỢNG CHÍNH SÁCH

4.1 Cơ sở của các đề xuất nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay hộ nghèo

4.1.1 Mục tiêu chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2020

- Mục tiêu đầu tiên của giai đoạn 2016 -2020 là mỗi năm giảm từ 1,5 -2% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều); thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về vốn, y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở, khoa học kỹ thuật giúp người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân với công tác giảm nghèo, cần phải xác định công tác giảm nghèo là của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời phát huy trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong hỗ trợ hộ nghèo;

lấy kết quả XĐGN làm tiêu chí xếp loại tổ chức cơ sở Đảng.

- Thường xuyên tổ chức đa dạng các hình thức truyền thông về giảm nghèo, phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả; phê phán các hiện tƣợng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân về giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật;

Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đƣợc tiếp cận với vay vốn tín dụng ƣu đãi theo quy định. Tiếp tục nhân rộng và phát triển các mô hình kinh tế, các nghề truyền thống, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia sản xuất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo. Thực hiện tốt chính sách khen

thưởng, động viên các đơn vị, cá nhân có cách làm hay, chủ động sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

4.1.2 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2020 nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Mục tiêu của Ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2016 - 2020 là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần giảm số hộ nghèo bình quân cả nước từ 1.3 – 1.5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó số hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân trên 4%/năm.

Trước mục tiêu chung của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng CSXH tỉnh Ninh Bình đặt ra mục tiêu đó là:

- Nghiên cứu phân loại và có tiêu chí riêng cho từng đối tƣợng, phân loại hộ nghèo và phân loại theo từng vùng để có cơ chế đầu tƣ phù hợp.

- Hướng tới mục tiêu là nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo hay chính sách giảm nghèo cũng phải hướng tới sự nỗ lực của cá nhân hộ nghèo và vai trò của các doanh nghiệp để tập trung đầu tư cho người nghèo.

- Tập trung cho huyện nghèo, xã nghèo, những nơi nghèo nhất chứ không theo cơ chế bình quân và thay đổi cơ chế hỗ trợ, tức là nguồn lực của ngân sách bố trí phải cân đối với từng mục tiêu, từng chương trình hay là tính toán lại các danh mục đầu tƣ.

4.1.3 Định hướng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH Ninh Bình

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo dạy nghề, tập huấn cho các hộ vay về công nghệ, khoa học ký thuật áp dụng vào sản xuất chăn nuôi thông qua Phòng Nông Nghiệp, Hội đoàn thể để cho người nghèo xác định được nghĩa vụ của mình là thoát nghèo.

Đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo đã cố gắng tự học nghề, người nghèo đã biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất chăn nuôi phù hợp gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng con giống mới, công nghệ mới vào sản xuất chăn nuôi. Người nghèo tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo bền vững

- Ngân hàng CSXH bám sát các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tiếp tục chủ động đƣa Chỉ thị 40 của Ban Bí thƣ về tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống, nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tạo lập nguồn vốn lớn để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách nhanh chóng nhất, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội

- Bố trí nguồn vốn để cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo các Quyết định của Thủ tướng đã ban hành; đề nghị HĐND, UBND các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn; các ngành liên quan cần tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy mạnh dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các đối tƣợng chính sách về giống, tiến bộ kỹ thuật, vật tƣ qua đó giúp hộ nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

-Ngân hàng CSXH tạo điều kiện bố trí nguồn vốn cho vay để thực hiện một số mô hình điểm do Hội Nông dân chỉ đạo theo hướng cho vay theo dự án nhằm giúp người nghèo vươn lên có sự tham gia của hộ khá, giàu; tăng cường công tác thông tin hai chiều, duy trì giao ban định kỳ theo quý hoặc 6 tháng giữa Ngân hàng CSXH với Hội Nông dân và các hội, đoàn thể nhận ủy thác khác ở các cấp

- Ngoài chính sách cho vay hộ nghèo, Chính phủ ban hành chính sách cho vay hộ cận nghèo và vừa rồi có chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo. Cần tập trung nguồn lực và tích cực thực hiện chính sách mới này, vì rõ ràng đây là các chính sách hết sức phù hợp được người dân đón nhận rất tích cực và phấn khởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh ninh bình từ góc độ hộ nghèo và các đối tượng chính sách (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)