Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 20 - 24)

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

1.2.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

Cạnh tranh là một khái niệm đƣợc sử dụng rất phổ biến trong lý thuyết kinh tế.

Cạnh tranh là một hiện tượng có tính đa dạng và đa nghĩa nên cho đến hiện nay người ta vẫn chƣa tìm ra đƣợc một định nghĩa thống nhất.

Theo quan điểm trong học thuyết Giá trị thặng dƣ năm 1860, Karl Marx đƣa ra quan điểm: “Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt đƣợc những lợi nhuận siêu ngạch”. Nhƣ vậy, theo Karl Marx, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận của nhà tƣ bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.”

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.

Theo nhà kinh tế học P.Samuelson (1948. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh, 2007.

Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính) thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Như vậy cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất.

Theo Michael Porter (1980) trong cuốn Lợi thế cạnh tranh thì: “Cạnh tranh là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường hoặc khách hàng”.

Các lý thuyết cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, giúp cho các chủ thể tham gia biết qúy trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, mang lại sự phồn thịnh cho đất nước.

Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.

Cạnh tranh giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế nhằm giành cho mình thị phần lớn hơn trên thị trường. Mặc dù trên thị trường đôi khi vẫn có những tác động tiêu cực không thể phủ nhận, cạnh tranh vẫn luôn giữ vai trò là động lực tăng trưởng, là công cụ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường.

Xét trên góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh luôn đƣợc xem là yếu tố kích thích, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. Quy luật đào thải của thị trường thông qua cạnh tranh nhằm chọn lựa đƣợc những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng.

Xét trên góc độ các quan hệ kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp luôn phải chịu các sức ép của cạnh tranh nên bắt buộc phải mở rộng, tìm kiếm mở rộng thị phần, buộc các doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh cho phép các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế.

Dù đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau , có thể nhận thấy nội dung cơ bản của cạnh tranh là quá trình,trong đó mô ̣t chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của mình để đạt đƣợc một hay một số mục tiêu nhất định thông qua vi ệc đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng.Vậy, cạnh tranh là sự tranh đua giữa những đơn vị kinh tế có chức năng nhƣ nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, an toàn… Từ các quan điểm trên, năng lực cạnh tranh có thể đúc kết là khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, nhằm xác lập vị thế của mình trên thị trường và đạt lợi nhuận cao.

Theo tác giả: Từ các quan điểm trên, năng lực cạnh tranh có thể đúc kết là khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, nhằm xác lập vị thế của mình trên thị trường và đạt lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt đƣợc tất cả những gì mình mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình.

Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhƣng kết quả của cạnh tranh mang lại đôi khi là hoàn toàn trái ngƣợc.

Ngày nay, hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế là một hướng đi đúng, tất yếu của một quốc gia, và của các doanh nghiệp. Do vậy, việc chấp nhận cạnh tranh đƣợc coi nhƣ là một cách tiếp cận sống còn.

1.2.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại:

Nhà kinh tế học Randall cho rằng “Năng l ực cạnh tranh của doanh nghiê ̣p là

khả năng doanh nghiệp giàn h đươ ̣c và duy trì thi ̣ phần trên thi ̣ trường với lợi nhuâ ̣n nhất đi ̣nh” . Quan điểm này nhấn ma ̣nh đến hai mu ̣c tiêu :

(1) Giành và duy trì thị phần so với các đối thủ cạnh tranh và

(2) Thu đươ ̣c mô ̣t mức lợi nhuâ ̣n nhất đi ̣nh khi tham gia vào thi ̣ trường.

Nhìn chung , NLCT của doanh nghiê ̣p được hiểu là sự tích hợp của các nguồn nội lực và ngoại lực để duy trì và phát triển thi ̣ phần , lợi nhuận thông qua viê ̣c đi ̣nh vi ̣ lợi thế cạnh tranh của doanh ng hiê ̣p so với các đối thủ trên một thi ̣ trường mục tiêu xác đi ̣nh. Với cách tiếp cận nhƣ trên, tác giả cho rằng:

 NLCT của một doanh nghiệp luôn gắn với điều kiện thời gian và không gian nhất định, là sự kết hợp khéo léo giữa nội lực với ngoại lực.

 NLCT của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua việc đáp ứng tốt những nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng. Đó chính là cách khôn ngoan để cùng tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp.

Với đặc điểm của mình, NLCT của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi với các NHTM khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của NH trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những dịch vụ có chất lƣợng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vƣợt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy.

Như bất cứ doanh nghiệp nào trong kinh tế thị trường, các NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc trƣng nhất định.

- Một là, các đối thủ cạnh tranh trong sự ganh đua nhƣng cũng có sự hợp tác với nhau trong một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm.

- Hai là, cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường tài chính lành mạnh, tránh xảy ra rủi ro hệ thống.

- Ba là, cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường có sự can thiệp gián tiếp và thường xuyên của Ngân hàng TW của mỗi quốc gia hoặc của khu vực.

- Bốn là, cạnh tranh ngân hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào các yếu tố bên ngoài NH như môi trường kinh doanh, dân cư, tập quán dân tộc, hạ tầng cơ sở…

- Năm là, cạnh tranh ngân hàng nằm trong vùng ảnh hưởng thường xuyên của thị trường tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)