Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tư cách là phương pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phương pháp luận của các khoa học cụ thể.

Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con người.

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2014-2016, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong giai đoạn tiếp theo.

2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Chủ yếu luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Mục tiêu: Việc thu thập dữ liệu thứ cấp trong luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu cung cấp dữ liệu để phân tích các chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh củangân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2014-2016.

- Phương pháp thu thập: Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn đƣợc cung cấp bởi các nguồn tài liệu có sẵn. Các tài liệu thu thập đƣợc tác giả sử dụng có thể kể đến nhƣ:

+ Cơ sở lý luận: Lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. được trình bày trong khuôn khổ chương 1 của luận văn này.

+ Báo cáo tài chính của Ngân Hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2014-2016

+ Các số liệu thống kê, các dữ liệu khác liên quan đến đề tài: Ngân hàng cafef, https://www.saigonbank.com.vn/, trang chủ về tài chính có nguồn dữ liệu đáng tin cậy…

2.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc, cùng với những bảng biểu, biểu đồ và đồ thị tạo nền tảng cho những phân tích định lƣợng về số liệu.

Trong luận văn tác giả dùng thống kê mô tả năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương qua các tiêu chí đánh giá trong

những năm từ 2014 đến 2016 nhằm nắm được một số xu hướng biến động về tình hình cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương với các NHTM trong môi trường cạnh tranh năng động ở những năm đó để tác giả có được cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh nhận ra đƣợc đâu là cơ hội, đâu là thách thức cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong giai đoạn tới. Từ những đánh giá về năng lực cạnh tranh đó sẽ giúp cho tác giả đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp hơn với những xu hướng đó để đáp ứng tối ưu những nhu cầu của thị trường mục tiêu trong điều kiện môi trường cạnh tranh luôn biến đổi không ngừng.

Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê đƣợc cung cấp từ các báo cáo của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, các chiến lược đã thực hiện, tạp chí, tài liệu thống kê, websites công ty… Các tài liệu này đƣọc tác giả tập hợp và mô tả nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong thời gian qua.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Từ những số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành phân tích làm rõ các nội dung vấn đề về các chỉ tiêu tài chính, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương qua các năm.

2.3.2.4. Phương pháp tổng hợp

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Dựa và các số liệu đã thu thập thống kê và phân tích đƣợc, tiến hành tổng hợp chặt chẽ các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh, đƣa ra những nhận xét, đánh giá về chúng.

Giúp tìm ra điểm mạnh điểm yếu và cách khắc phục điểm yếu trong môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước.

2.3.2.5. Phương pháp so sánh

- So sánh chỉ tiêu tài chính qua các năm, với những phân tích về chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh từ đó rút ra những nhận xét về chất lƣợng dịch vụ hiện tại của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng chƣa, những điểm nào ngân hàng cần thay đổi, điều chỉnh.

- So sánh quan điểm đánh giá của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương với quan điểm đánh giá của khách hàng từ đó điều chỉnh lại quan điểm đánh giá của ngân hàng phù hợp với khách hàng.

- So sánh thị phần của Ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá mức độ bao phủ thị trường của Ngân hàng, có thể nhận xét được một phần về tính hiệu quả của năng lực cạnh tranhNgân hàng đang áp dụng.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)