CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị với ban lãnh đạo ngân hàng
- Quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực, luôn thúc đẩy động viên cho đội ngũ nhân viên phát triển, thưởng phạt phân minh.
- Tìm ra hướng mới, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức. Khai thác năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức.
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ.
- Cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt trong và ngoài nước.
- Từng bước mở rộng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo hiệu quả cao trong hoạt động, nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo lòng tin cho khách hàng nhất là tại trụ sở giao dịch, đặc biệt là những điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đã và đang tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC, WTO. cũng như ký kết nhiều Hiệp định Thương mại đa phương và song phương. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít những cơ hội nhƣng cũng đầy cam go và thách thức với ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng... Luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau đây:
+ Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng của NH thương mại trong điều kiện HNKTQT.
+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế.
+ Đề xuất giải pháp tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong quá trình HNKTQT cho giai đoạn đến 2020 và những năm tiếp theo.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Để tiếp tục hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thương mại, 2004. Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội:
NXB Khoa học.
2. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
3. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2005. Tiền tệ Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Edward W Reed & Edward K Gill, 1993. Ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí Minh.
5. Frederic S.Miskin, 1994. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội:
NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
6. Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Lao động.
7. Vũ Trọng Hùng, 2003. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.
8. Micheal E.Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006. Đề án chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội, tháng 5 năm 2006.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1996. Ngân hàng Việt Nam - Quá trình xây dựng và phát triển . Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
11. Paul G. Keate, 1996. Kinh tế học Quản lý. Hà Nội: NXB Thống Kê.
12. Nguyễn Thị Quy, 2005. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập. Hà Nội: NXB Lý luận chính trị.
13. Trần Sửu, 2005. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. Hà Nội: NXB Lao động.
14. Nguyễn Văn Tiến, 2002. Đánh giá và Phòng ngừa Rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.
15. Lê Hoài Thu, 2014. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm Hòa Bình, Đại học Kinh tế quốc dân.