1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một dạng Doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động ngân hàng có rủi ro mang tính hệ thống nên sẽ hình thành các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh mang tính chuyên biệt. Cho đến nay chƣa có sự thống nhất trong các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng , dựa trên nghiên cứu cá nhân của mình tác giả đƣa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại như sau:
1.2.3.1. Thị Phần
Mặc dù thị phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhƣng nó lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của ngân hàng thương mại. Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua thị phần của ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư, các khách hàng có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng, đánh giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ, uy tín của ngân hàng để từ đó quyết định có đầu tƣ, giao dịch hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng không. Một ngân hàng thương mại được đánh giá là có sức cạnh tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn và đang đƣợc mở rộng.
Người ta đánh giá thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua các chỉ tiêu:
- Thị phần huy động vốn: Vốn tự có của ngân hàng thương mại chủ yếu được dùng để mua sắm tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ. Do đó, huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng và là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại có thị phần huy động vốn lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có uy tín trên thị trường và có cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác của mình.
- Thị phần tín dụng: Cấp tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và rất quan trọng của ngân hàng thương mại. Hiện nay, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiệp vụ này đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Thị phần tín dụng lớn hứa hẹn đem lại thu nhập cao cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng khả năng tích luỹ và tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên, không
phải lúc nào thị phần tín dụng lớn cũng đƣợc đánh giá tốt mà cần xem xét đến độ an toàn của các khoản tín dụng này.
- Thị phần sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Với cùng một loại sản phẩm dịch vụ, so sánh số người sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với các ngân hàng khác để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
1.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận:
Thu nhập sau thuế
ROE = (tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có - return on equity) Vốn tự có
ROE: thể hiện tỷ lệ thu nhập của một đồng vốn tự có. ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng mạnh. Thông lệ quốc tế >15%.
Thu nhập sau thuế
ROA = (tỷ lệ thu nhập /tổng tài sản- return on assets) Tổng tài sản
ROA: thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản- đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của NH thành thu nhập ròng.
ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của NH. Thông lệ quốc tế > 1%.
1.2.3.3. Nguồn nhân lực, năng suất lao động:
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhƣ NHTM thì yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng nhƣ tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải đƣợc xem xét trên cả hai khía cạnh số lƣợng và chất lƣợng lao động.
* Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lƣợng lao động đủ về số lượng. Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong ngân hàng.
* Về chất lƣợng lao động: Chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:
- Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ nhƣ ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề, ... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.
- Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lƣợng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tƣ vấn cho khách hàng để tạo đƣợc lòng tin với khách hàng và ấn tƣợng tốt về ngân hàng. Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng. Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lƣợng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lƣợc sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và đầy về chất lƣợng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của NHTM.
1.2.3.4. Nợ xấu và an toàn vốn:
+ Chất lƣợng dƣ nợ cho vay (Nợ xấu) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / tổng dƣ nợ * 100%
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của NH. Tỉ lệ an toàn là dưới 3% theo thông lệ Quốc tế. Mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu. Nợ xấu bao gồm nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó thu hồi tùy theo quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại từng thời kỳ.
- Cơ cấu dƣ nợ cho vay: Mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn…
- Năng lực quản trị rủi ro cũng là yếu tố quan trọng phản ánh chất lƣợng tài sản có vì quản trị rủi ro tốt giúp ngân hàng hạn chế tối đa đƣợc phát sinh nợ xấu.
Chất lƣợng tài sản tốt giúp ngân hàng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Mức độ rủi ro của ngân hàng đƣợc thể hiện chủ yếu qua:
+ Hệ số an toàn vốn (CAR: capital adequacy ratio)
Hệ số CAR chính là tỷ lệ giữa vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel). Theo NHNN Việt Nam, tỷ lệ Tài sản có thanh toán ngay/ Tổng nợ phải trả, khả năng chi trả 7 ngày tới luôn đảm bảo trên mức tối thiểu theo quy định tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thông tƣ 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, thông tƣ 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011, sửa đổi thông tƣ 13/2010/TT-NHNN và thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM là 9%. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của NH càng mạnh, càng tạo đựơc uy tín, sự tin cậy của khách hàng với NH càng lớn.
+ Chất lƣợng cho vay thể hiện chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng nợ.
Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lƣợng cho vay của NHTM đó tốt, tình hình tài chính của ngân hàng đó lành mạnh và ngƣợc lại thì tình hình tài chính của NHTM đó cần đƣợc quan tâm.
1.2.3.5. Vốn tự có:
Về mặt lý thuyết, vốn tự có của NHTM đóng vai trò rất quan trọng. Vốn tự có lớn sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin với công chúng và ngƣợc lại ngân hàng sẽ ít phải đi vay, chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình cũng như ít bị ảnh hưởng do biến động của thị trường . Vốn tự có cũng phản ánh một khía cạnh trong thực lực của NHTM. Theo NHNN Việt Nam ban hành Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thông tƣ 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010, thông tƣ 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011, sửa đổi thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, mới đây là thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM ≥ 9%.
1.2.3.6. Chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ:
Nền kinh tế ngày càng phát triển, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng sự phát triển đó ngày càng tăng. Ngân hàng thương mại nào cung cấp đƣợc nhiều loại sản phẩm dịch vụ với chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý sẽ có cơ hội thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ:
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, đã đƣa ra định nghĩa: Chất lƣợng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.
Nhƣ vậy, để đánh giá chất lƣợng của một sản phẩm phải căn cứ vào những đặc tính riêng của chúng để đánh giá. Đối với chất lƣợng dịch vụ tài chính ngân hàng, có thể đánh giá thông qua:
+ Tính tiện ích của sản phẩm mà ngân hàng thương mại cung cấp.
+ Thời gian cung ứng sản phẩm cùng loại so với ngân hàng khác.
+ Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm.
+ Độ chính xác của sản phẩm.
Chất lƣợng dịch vụ tài chính là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Nếu dịch vụ của một ngân hàng thương mại
có chất lượng tốt thì ngân hàng thương mại đó hoàn toàn có lợi thế trong cạnh tranh so với ngân hàng khác cung cấp dịch vụ cùng loại trong những điều kiện nhƣ nhau.
Thậm chí, nếu giá dịch vụ của ngân hàng thương mại có chất lượng tốt có cao hơn giá dịch vụ của ngân hàng khác ở một mức độ nhất định thì ngân hàng thương mại đó vẫn có khả năng thu hút khách hàng hơn.
- Tính đa dạng của danh mục dịch vụ tài chính:
Một ngân hàng thương mại có danh mục dịch vụ tài chính đa dạng sẽ có khả năng đáp ứng đƣợc nhiều loại nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó làm gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại người ta có thể dùng các tiêu chí như sau:
+ Số lƣợng danh mục sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
+ Chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịch vụ.
1.2.3.7. Giá cả dịch vụ:
Khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá của sản phẩm.
Giá của sản phẩm ngân hàng là lãi huy động, lãi cho vay và phí sử dụng dịch vụ.
Ngân hàng thương mại nào trả lãi huy động cao, thu lãi cho vay và phí dịch vụ thấp sẽ có khả năng thu hút khách hàng.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu cạnh tranh về giá, ngân hàng thương mại lại gặp một vấn đề cần phải cân nhắc đó là làm sao để duy trì đƣợc mức lợi nhuận cao bởi lẽ để đạt đƣợc giá có sức cạnh tranh cao thì thu nhập của ngân hàng sẽ giảm xuống. Vì vậy, để thực hiện đƣợc cả mục tiêu về giá và duy trì lợi nhuận,các ngân hàng thương mại phải cố gắng tiết kiệm nguồn lực, tạo dựng lòng tin và thực hiện các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng.
+ Chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịch vụ.
- Tính đa dạng của danh mục dịch vụ tài chính:
Một ngân hàng thương mại có danh mục dịch vụ tài chính đa dạng sẽ có khả năng đáp ứng đƣợc nhiều loại nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại người ta có thể dùng các tiêu thức như:
+ Số lƣợng danh mục sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp
1.2.3.8. Trình độ khoa học công nghệ:
Trong nền kinh tế hiện nay, công nghệ đƣợc xác định là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại không thể cung cấp được ngày càng nhiều loại sản phẩm với chất lƣợng tốt, giá cả phù hợp khi không có những đầu tƣ thích hợp cho việc hiện đại hoá công nghệ.
Trình độ công nghệ quyết định đến chất lƣợng và tính đa dạng của dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Mặt khác, công nghệ hiện đại giúp cho quy trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng đƣợc nhanh chóng, thuận tiện, từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Người ta có thể đánh giá trình độ công nghệ ngân hàng trên 2 góc độ:
+ Quy trình xử lý các thao tác nghiệp vụ là đơn giản hay phức tạp + Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
1.2.3.9. Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác thông qua xếp hạng tín nhiệm:
Tâm lý của người tiêu dùng với hiệu ứng dây chuyền luôn là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho NH đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM. Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ đƣợc tạo lập sau một khoảng thời gian khá dài thông qua chất lƣợng dịch vụ, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để tạo đƣợc uy tín trên thị trường, các NHTM phải nỗ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ngoài danh tiếng và uy tín, các NHTM còn phải thể hiện đƣợc sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sự hợp tác chiến lược giữa các NH hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào đó cũng có thể góp phần năng cao sức cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường.