CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương luôn quan tâm việc phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất. Đến nay, hệ thống mạng lưới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã phủ sóng tới hầu hết các thành phố, quận, huyện trên cả nước.
Hoạt động cho vay đƣợc coi là hoạt động trung tâm và ngày càng đƣợc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chú trọng mở rộng, với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn về thẩm định, trình độ nghiệp vụ cao. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã triển khai nhiều loại sản phẩm cho vay không chỉ là cho các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu lớn mà còn phục vụ rộng rãi cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất kinh doanh với phương châm không ngừng đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm và khai thác thị trường khách hàng cá nhân tiềm năng.
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã mở rộng thị phần cho vay bằng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, triển khai các gói tín dụng với lãi suất ƣu đãi, kỳ hạn dài với khách hàng mới. Nhiều hình thức
cho vay ƣu đãi nhƣ: cho vay đối với CBCNV, cán bộ quản lý, điều hành, cho vay thấu chi tài khoản, cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, đổi mới phong cách phục vụ đễ hỗ trợ hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua các mạng lưới hoạt động hiện có và đã chú ý thành lập các chi nhánh mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương thường xuyên rà soát, sàng lọc và duy trì các khách hàng có uy tín để đảm bảo an toàn chất lƣợng hoạt động tín dụng.
* Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Bảng 3.1. Tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm
(Đv tính: tỷ đồng,%)
Chỉ tiêu Năm
2014
Năm
2015 Năm 2016
Tổng dƣ nợ cho vay 11.95 11.74 12.36
Tốc độ tăng trưởng (%) 3,41 -1,98 5,83
Dƣ nợ doanh nghiệp 6.38 5.99 5.87
Dƣ nợ hộ kinh doanh, cá nhân 5.57 5.75 6.48
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2014-2016)
Nếu thể hiện bằng biểu đồ thì chúng ta có thể thấy khá rõ sự tăng (giảm) của các bộ phận cấu thành:
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng)
11.95 11.74 12.36
6.38 5.57 5.99 5.75 5.876.48
0 2 4 6 8 10 12 14
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dư nợ cho vay Dư nợ doanh nghiệp
Dư nợ hộ kinh doanh, cá nhân
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2014-2016)
Nhìn vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, cho thấy dƣ nợcho vay năm 2015 so với năm 2014 không những không tăng mà còn giảm nhẹ (-1,98%), tiếp theo năm 2016 đã có chiều hướng tăng lên. Dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2016 đạt 12.36 tỷ VND, tăng 5,83% so với cuối năm 2015. Nếu nhìn sâu hơn một chút thì, dƣ nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp trong 3 năm qua liên tục giảm sút, năm 2015 giảm 390 triệu đồng so với năm 2014, năm 2016 giảm tiếp 120 triệu đồng. Điều này có nguyên nhân là sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục. Tuy vậy, dƣ nợ cho vay đối với khối hộ kinh doanh và cá nhân thì vẫn liên tục tăng lên, năm 2015 tăng là180 triệu đồng so với năm 2014 và năm 2016 so với năm 2015 tăng 730 triệu đồng. Đó là một tốc độ tăng đáng kể trong điều kiện chung vẫn còn khó khăn, thể hiện sự chuyển hướng đúng đắn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương. Đây là kết quả của việc tập trung ưu tiên cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân, bộ phận này vẫn hết sức năng động vƣợt qua mọi khó khăn của nền kinh tế trong nước và ít chịu tác động của thị trường thế giới.
Như vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương thực hiện chính sách khách hàng với sự đa dạng các thành phần kinh tế và đa dạng các chủ thể tín dụng, theo đó khách hàng bao gồm không những các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn quan tâm đến khách hàng là các hộ gia đình kinh doanh hay hộ gia đình/ cá nhân có nhu cầu mua nhà ở. Với bước đi và cách làm như vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã từng bước phát triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, phục vụ sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Điều đó cũng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của ngành ngân hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng.
Trong 3 năm 2014-2016, tỷ trọng dƣ nợ giữa khách hàng là tổ chức và khách hàng bán lẻ đã có sự chuyển biến và trở nên tương đối đồng đều, dần dần có sự nghiêng về khối khách hàng hộ kinh doanh và cá nhân. Cụ thể tại thời điểm 31/12/2014 dƣ nợ cho vay của các tổ chức và doanh nghiệp chiếm 53,4% và dƣ nợ hộ kinh doanh, cá nhân chiếm 46,6% tổng dƣ nợ. Sang năm 2015, tổng dƣ nợ cho vay của tổ chức và doanh nghiệp chiếm 51%, dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh và cá nhân chiếm 49%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và một số khó khăn của nền kinh tế trong nước, hơn nữa lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương lúc ấy còn cao một chút nên có một số khách hàng đã chuyển sang ngân hàng khác. Đến năm 2016, nhờ có sự chuyển hướng đúng đắn, nhạy bén và khắc phục kịp thời những hạn chế với hướng cho vay phù hợp với tình hình biến động của thị trường và biến động của lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã nhạy bén đáp ứng nhu cầu mới trong việc vay tiêu dùng (mua nhà ở) của cá nhân nên không những đã bù đáp đƣợc sự giảm sút dƣ nợ cho vay của khối khách hàng là doanh nghiệp mà còn góp phần khôi phục sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay nói chung. Trong quá trình ấy, tỷ trọng dƣ nợ cho vay của của khối khách hàng là hộ gia đình và cá nhân đã
vựợt ngƣỡng 50% lâu nay và đạt 52,46%. Nhƣ vậy dƣ nợ cho vay của khách hàng là doanh nghiệp/tổ chức chỉ còn 47,54%.
Nhìn tổng thể trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có xu hướng chậm lại qua các năm, đó là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn to lớn, tuy kinh tế trong nước vẫn tăng trưởng nhưng có bộ phận vẫn bị suy giảm, nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Riêng đối với mục tiêu đa dạng hoá khách hàng và nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa đến với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, sử dụng sản phẩm dịch vụ tổng thể của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương thì trong những năm qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã đặc biệt quan tâm đến việc cho vay đối với cá nhân. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã có cách làm hợp lý là chủ động hợp tác với các doanh nghiệp/tổ chức để triển khai việc cho vay đối với CBCNV cũng nhƣ cho vay đối với cán bộ quản lý điều hành của các tổ chức ấy, đặc biệt là cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán đối với những CBCNV có nguồn thu nhập ổn dịnh. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cũng nhạy bén trước tình hình mới của thị trường, tổ chức mở rộng cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu mua nhà, cải tạo sửa chữa nhà. Lĩnh vực này có nhu cầu lớn mà rủi ro lại thấp vì có tài sản đảm bảo là chính các ngôi nhà đƣợc mua /hoặc sửa chữa.
* Về cơ cấu cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Cơ cấu cho vay là một vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến thành phần đối tượng cho vay của Ngân hàng Thương mại. Các đối tượng cho vay khác nhau thì có khả năng thẩm thấu nguồn vốn vay ở quy mô khác nhau và từ đó thời hạn vay và khả năng thanh khoản của chúng cũng rất khác nhau. Đương nhiên đối tượng cho vay liên quan đến các thực thể kunh tế hiện hữu trong nền kinh tế. Có thể phân chia đối tƣợng cho vay ra thành 2 nhóm lớn là doanh nghiệp (tổ chức) và các hộ gia đình/cá nhân, Trong nhóm thứ nhất lại bao gồm các công ty (doanh nghiệp) nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có VĐT nước
ngoài, các Hợp tác xã và liên HTX. Trong nhóm thứ hai lại gồm các hộ gia đình kinh doanh với nhiều loại ngành nghề khác nhau và các cá nhân,
Bảng 3.2. Dƣ nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế từ năm 2014-2016 (Đơn vị tính: tỷ đồng, %) Năm
Ngân hàng
Năm 2014
Năm 2015
Năm
2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tuyệt
đối % Tuyệt
đối %
Công ty nhà nước 42 133 90 91,3 218,42 -43 -32,33
Công ty TNHH 3.914 3.457 3.649 -456,5 -10,6 192 5,55 Công ty cổ phần 1.726 1.763 1.546 37,4 1,97 -217 -12,31
DN tƣ nhân 549 468 435 -81,4 -13,48 -33 -7,05
DN có vốn đầu tƣ
nước ngoài 98 90 84 -7,7 -7,15 -6 -6,67
HTX và liên
HTX 50 75 73 25,3 46,46 -2 -2,67
Hộ KD, cá nhân 5.569 5.751 6.481 181,5 2,96 730 12,69 Tổng dƣ nợ 11.950 11.740 12.360 -210 620
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2014-2016)
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy đối tƣợng cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là rất phong phú, bao gồm hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Tùy theo đặc điểm và cách tiếp cận mà quy mô cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đối với từng đối tượng đạt được những mức độ khác nhau. Cụ thể năm 2016:Đứng đầu là Hộ Kinh doanh, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 52,4% trong tổng dƣ nợ cho vay. Các Công ty TNHH cũng là bộ phận mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cho vay với quy mô thứ hai, năm 2016 chiếm khoảng trên 29.52% tổng dƣ nợ cho vay. Điều này cũng phù hợp với quy mô và vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Các công ty Cổ phần là bộ phận mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cho vay ở quy mô đứng thứ 3, vào khoảng trên dưới 12,51% tổng dư nợ cho vay.
TMCP Sài Gòn Công Thương cho vay nhưng chỉ chiếm từ 3,52% tổng mức dư nợ.
Các loại hình Doanh nghiệp còn lại khác có mức dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương rất thấp, chỉ ở mức 1% tổng mức dư nợ cho vay. Đó là các bộ phận DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, liên minh HTX. Không phải là các bộ phận Doanh nghiệp (tổ chức) này có nhu cầu vay vốn thấp mà vì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chưa hướng hoạt động tín dụng cho vay của mình vào những bộ phận đó.
Tuy nhiên, phải khẳng định một thành công đáng kể của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thứ 2 là Hộ kinh doanh và cá nhân tiếp cận vốn vay của mình. Kết quả là mức dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đối với nhóm này đã tăng từ 46.60% năm 2014 đến 52,44% năm 2016. Riêng năm 2016, tốc độ tăng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương với hầu hết các đối tượng cho vay so với năm 2015 đều ở mức tăng trưởng âm, nhưng đối với nhóm Hộ kinh doanh và cá nhân lại tăng lên đến 12,69%. Với kết quả này có thể mệnh danh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là “Ngân hàng của các Hộ Kinh doanh và cá nhân”
Có thể xem xét cơ cấu cho vay theo thời hạn qua các năm trong đó dƣ nợ ngắn hạn thường chiếm từ 74% đến 75%, dư nợ trung hạn ở mức 10 đến 12%, còn dư nợ dài hạn khá ổn định, ở mức trên dưới 15% (xem bảng 3.3)
Bảng 3.3. Cơ cấu cho vay theo thời hạn năm 2014-2016
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng dƣ nợ 11.950 11.740 12.360
Nợ ngắn hạn 8.991 8.668 9.086
Nợ trung hạn 1.191 1.282 1.467
Nợ dài hạn 1.764 1.788 1.802
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2014-2016)
Các loại hình cho vay theo thời hạn vay đƣợc chia làm 3 loại: Cho vay ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), cho vay trung hạn (trên 1 năm đến 3 năm) và cho
vay dài hạn (trên 3 năm), Tương ứng với các loại hình cho vay ấy sẽ có: Nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Về mặt tín dụng thì nợ ngắn hạn có khả năng kiểm soát kịp thời và có thể phát hiện các yếu tố bất lợi xảy ra hơn là đối với nợ trung hạn và dài hạn. Cơ cấu cho vay theo thời hạn với mức dƣ nợ ở bảng 3.3 cho thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức từ 74% đến 75% tổng dƣ nợ. Điều đó thể hiện tình trạng an toàn cao trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, điều mà Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương luôn luôn quan tâm.
3.2.1.2. Về huy động vốn
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Vốn huy động phải đạt quy mô nhất định thì mới có thể tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ cho vay, thanh toán, bảo lãnh,…Đồng thời, sự tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn qua các năm cũng cần được xem xét. Nguồn vốn có tăng trưởng mới đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của ngân hàng và cho thấy hiệu quả của chính sách huy động vốn.
Trong năm 2016, huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với việc xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương luôn duy trì quy mô nguồn vốn huy động ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động được thể hiện qua bảng, biểu dưới đây:
Bảng 3.4. Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2014-2016
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Huy động vốn (tỷ VND) 11.497 11.883 13.027
Tốc độ huy động vốn (%) 19 4 7
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ 2014-2016)
Số liệu ở bảng cho thấy quy mô huy động vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương trong ba năm gần đây liên tục tăng. Tuy vậy tốc đọ tăng không đều và ở mức còn khá thấp. Điều này có liên quan đến chủ trương của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương là chú trọng đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, rủi ro luôn có thể xảy ra đối với các hoạt động tín dụng.
Huy động vốn (tỷ VND)
11,497 11,883
13,027
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Biểu đồ 3.2. Tổng vốn huy động từ năm 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương từ năm 2014-2016)
Nếu so sánh quy mô huy động vốn so với vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thì mức huy động vốn hàng năm chỉ gấp hơn 2 lần. Điều này cũng thể hiện một sự thận trọng ở mức cao trong việc điều hành hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương. Sự thận trọng đương nhiên tạo nên độ an toàn nhƣng cũng gặp khó khăn trong việc tạo nên những bứt phá để tạo nên sự tăng trưởng cao và có sức cạnh tranh lớn. Biểu thị sự diễn biến của tốc độ huy động vốn trong 3 năm qua còn được minh họa trong biểu đồ dưới đây.
(Đơn vị tính:%)
Tốc độ huy động vốn (%)
19
4
7
- 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Biểu đồ 3.3. Tốc độ huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 204-2016)
Mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến năm 2016 huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương vẫn đạt tới 13.027 tỷ đồng, tăng 7%
so với năm 2015. Điều đó đóng góp phần nào vào kết quả chung của hệ thống NHTM Việt Nam.
Các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chủ yếu bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn cụ thể nhƣ sau: