CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
4.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương đến năm 2020
4.1.1. Dự báo bối cảnh mới và những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh
4.1.1.1. Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong lĩnh vực ngân hàng
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng nhƣ thách thức cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các NHTM đóng vai trò nhƣ là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên.
Năm 2010, Việt Nam mở cửa thị trường ngân hàng. tiếp tục thực thi các cam kết ASEAN/AFTA, Hiệp định thương mại Việt -Mỹ và Hiệp định về thương mại dịch vụ (GAST) của WTO theo hướng thực hiện các hiệp định song phương đã ký với các nước thành viên WTO. Sang giai đoạn 2011 - 2020 Việt Nam sẽ phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng nhƣ các yêu cầu của GAST và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Ngày 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thƣc đi vào hoạt động cùng với nhiều cam kết kinh tế quốc tế song phương và đa phương khác dần dần có hiệu lực làm cho nền kinh tế Việt Nam mở cửa “hết cỡ” đối với nền kinh tế thế giới. Điều đó tạo điều kiện cho thị trường tài chính - tiền tệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
4.1.1.2. Triển vọng kinh tê Thế giới và Việt Nam
* Kinh tế thế giới
Năm 2017, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến khó lường. Kinh tế Mỹ cùng sự tăng trưởng và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự báo vẫn là điểm tựa thúc đẩy kinh tế thế giới vƣợt qua thách thức với kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng toàn cầu 3,4% (IMF, 10/2016). Với xu hướng tiếp tục tăng về giá cả các hàng hóa và với đà tăng giá dầu thế giới nhƣ kỳ vọng, lạm phát toàn cầu năm 2017 dự báo có thể tăng lên 4%. Với quyết định nâng lãi suất của FED (3 lần trong năm 2017), đồng USD dự kiến sẽ vẫn tăng giá nhẹ so với các đồng tiền mạnh khác trong vài tháng đầu năm 2017. Trước những bất ổn và khó khăn về kinh tế và thương mại thế giới diễn ra trong năm 2016, thương mại toàn cầu năm 2017 có khả năng tiếp tục trì trệ. Ngoài ra, sự việc Hanjin Shipping - hãng tàu lớn nhất Hàn Quốc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại hơn 40 quốc gia đã gây xáo trộn hoạt động thương mại toàn cầu. Do đó, đây cũng là một sự việc tiếp tục ảnh hưởng xấu đến thương mại toàn cầu năm 2017.
Đối với lĩnh vực đầu tƣ, UNCTAD (2016) dự báo FDI toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2017 và có thể vƣợt mốc 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2018. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2017 cũng sẽ phải đối mặt với các cản trở như bất ổn về chính trị (sự kiện Anh rời Châu Âu, những thay đổi chính sách của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump); Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nợ và nợ xấu tăng cao; các nền kinh tế phát triển vẫn khó có thể thoát khỏi tình trạng lãi suất âm và giảm phát.
* Kinh tế Việt Nam
Về kinh tế Việt Nam trong năm 2017, tăng trưởng dự báo cũng chỉ trong khoảng 6-6,5%. Lý do là xuất khẩu chưa có khả năng bứt khá khi tăng trưởng của Mỹ vẫn chỉ ở mức 2% (thế giới ở mức 3,4%) và thương mại thế giới được dự báo là tiếp tục trì trệ (xu hướng tăng trưởng thương mại thế giới thấp hơn tăng trưởng kinh tế bắt đầu từ năm 2015 là một xu hướng rất đáng lo ngại và đây có thể là dấu hiệu của việc thương mại thế giới đang bắt đầu có sự thay đổi căn bản dưới tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Đầu tư nước ngoài khả năng cũng không có đột biến khi TPP bị trì hoãn hoặc không đƣợc ký. Nợ xấu và nợ công, lãi suất ở mức cao sẽ hạn chế đầu tƣ tƣ nhân và đầu tƣ công. Đầu tƣ công giải ngân chậm vì các quy định chặt chẽ hơn để tránh lãng phí, thất thoát. Giá có thể giảm trong thời gian tới và khiến ngành khai khoáng chƣa thể phục hồi. Nông nghiệp khả năng không bị thiên tai như năm 2016 nhưng đây là ngành tăng trưởng thấp, tỷ trọng thấp nên ảnh hưởng không nhiều. Quan trọng nhất là công nghiệp, nhưng với việc ngành này hiện chỉ tăng 7,3% trong 12 tháng qua thì chƣa có gì để bứt phá. Mục tiêu tăng trưởng 6,7% là rất thách thức. Mục tiêu lạm phát 4% (tính theo cách tính mới là mức lạm phát trung bình năm) cũng là một mục tiêu thách thức nếu giá cả các dịch vụ công tăng nhanh, mạnh và giá năng lượng tăng trở lại. Khi kinh tế tăng trưởng chƣa cao, nhập khẩu sẽ tăng chậm và vì vậy khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục xuất siêu, hoặc cán cân thương mại cân bằng. Đây là điều kiện để ổn định tỷ giá.
Lãi suất năm 2017 sẽ khó giảm vì áp lực của lạm phát và nợ xấu vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, sẽ không thể giảm lãi suất và khó có thể thúc đẩy tăng trưởng nhanh. 3.3. Một số gợi chính sách cho Việt Nam Cả hai mục tiêu về lạm phát (4%) và tăng trưởng (6,7%) đều mang tính thách thức do các yếu tố bất lợi trong và ngoài nước...
4.1.1.3. Dự báo bối cảnh mới của hệ thống ngân hàng
Thực thi chính sách mở cửa lĩnh vực NH theo các cam kết quốc tế của WTO, cam kết theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, và các hiệp định thương mại song phương và da phương khác, song song với quá trình tăng cường cải cách hệ thống kinh tế, ngành NH sẽ có những thay đổi về cơ bản nhƣ:
Thứ nhất: về bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống NH phát triển trong điều kiện HNQT. Nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc thích hợp để đảm bảo cho quá trình hội nhập ngân hàng thành công, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các
quy định cam kết theo yêu cầu thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết quốc tế của WTO cũng như nhiều hiệp đinh thương mai đa phương và song phương đã và sẽ ký kết. Từng bước xoá bỏ các biểu hiên của cơ chế bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với NH nước ngoài đi đôi với củng cố, lành mạnh hoá các NHTM Việt Nam. Xây dựng các khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tƣ và các nghiệp vụ tài chính, nới lỏng thủ tục cấp giấy phép cho các NH nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam, giảm bớt các hạn chế về hoạt động của NH nước ngoài trên thị trường trong nước như:
NH nước ngoài tại Việt Nam được cầm cố thế chấp bất động sản, được phép huy động tiền gửi, thực hiện các dịch vụ NH.Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn tronghoạt động kinh doanh tiền tệ-ngân hàng nhƣ : Chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hoạt động NH, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý về hoạt động NH phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, về chính sách tiền tệ: Hạn chế sự can thiệp quá sâu của chính phủ và các cơ quan quản lý đối với các hoạt động của NHNN. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển từ kiểm soát trực tiếp sang gián tiếp. Từng bước hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên NH về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phát sinh nhƣ: forward, swap, option, các giao dịch phòng tránh rủi ro về tỷ giá, lãi suất; tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy chế cho thị trường tiền tệ. Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường cho tất cả các TCTD. Các NH cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài đều có thể tham gia bình đẳng trên thị trường liên ngân hàng. Bổ sung và đa dạng hóa các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường như tín phiếu kho bạc nhà nước, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho các NHTM khai thác vốn trên thị trường tiền tệ nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, về ứng dụng khoa học và công nghệ: Công nghệ thông tin ngày càng trở nên phổ biến và đƣợc áp dụng rộng rãi hơn, do đó nhu cầu về dịch vụ ngân hàng đối với đại bộ phận khách hàng sẽ thay đổi. Trong tương lai gần sẽ bùng nổ thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới như: thị trường thẻ ngân hàng, thị trường ngân hàng điện tử...Hiện tại khoảng cách về công nghệ giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài là khá xa. Nếu NHTM Việt Nam không đầu tư trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên thành thạo công nghệ thì sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu.
Thứ tư, về chấn chỉnh củng cố phương thức hoạt động và tái cơ cấu hệ thống NH: Các NH tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh củng cố tổ chức, tiến hành giải thể hoặc sáp nhập các NH yếu kém, mất khả năng thanh toán, chất lƣợng tín dụng thấp, khả năng sinh lời thấp và trình độ quản lý không đảm bảo yêu cầu an toàn, giám sát đặc biệt đối với các NH có tình trạng nợ xấu nghiêm trọng. Tăng vốn điều lệ NHTM, nâng cao năng lực tài chính của NH nhằm đạt tỷ lệ an toàn trên vốn là 9%
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng: nếu không đạt tỷ lệ an toàn 9% thì các NHTM đó sẽ bị đƣa vào diện “kiểm soát đặt biệt ”, cụ thể là: Tách bạch hoạt động
“tín dụng chính sách” khỏi các NHTM quốc doanh vì đã thành lập NH chính sách để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho các NHTM quốc doanh thực sự hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Thực hiện sắp xếp cơ cấu lại mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, tiếp tục lành mạnh hóa tài chính của các NHTM, xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng, nợ khoanh, hạn chế ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, khai thông dòng vốn cho hệ thống ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát từ xa và công tác kiểm toán nội bộ trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống thông tin, chế độ báo cáo thống kê, triển khai mô hình cung cấp và dự báo thông tin. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM kết hợp với đổi mới công nghệ thanh toán với những dịch vụ mới nhƣ Internet banking, phone banking..., cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa những hình thức huy động. Nâng cao chất lƣợng huy động vốn bằng cách cải tiến cung cách phục vụ khách hàng. Đẩy mạnh
công tác Marketing nhằm nắm giữ khách hàng cũ và khéo léo thu hút khách hàng mới đến với NH bằng chất lƣợng dịch vụ không ngừng gia tăng.
Thứ năm, về chính sách khách hàng:
(1) Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp: Nhóm này ngày càng đông đảo hơn vì Chính Phủ tạo điều kiện thuận lơi, khuyễn khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cả về số lƣợng và quy mô hoạt động và sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành ngân hàng ngày càng nhiều hơn, nhất là tài trợ và đầu tƣ. Đáp lại các ngân hàng phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm để thu hút và sẵn sàng phục vụ.
(2) Nhóm khách hàng cá nhân: Đây là nhóm khách hàng tiềm năng rất đông đảo và có nhu cầu rất lớn cả trên phương diện người đi vay và người cho vay. Các nhu cầu của cá nhân ngày càng đa dạng ở mức cao hơn do thay đổi trong lối sống và thói quen. Ngân hàng cần có chính sách cụ thể để tiếp cận và chào bán sản phẩm dịch vụ cho đối tượng này vì trong tương lai họ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng của ngân hàng.
Nhƣ vậy, Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy hệ thống NH Việt Nam từng bước cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Một hệ thống NH hữu hiệu trở thành kênh dẫn nhập vốn quan trọng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm cho nền kinh tế để đạt đến thành công của ngành ngân hàng.