Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng và nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, thừa nhận nền kinh tế nhều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tƣ nhân, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ra đời và phát triển.

Nói về sự hình thành các quan niệm và cách phân loại DNNVV ở Việt Nam qua tùng thời kỳ phát triển của đất nước cũng khác nhau. Năm 1993, đã có tiến hành phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng vẫn chưa đưa ra đƣợc khái niệm DNNVV. Đến ngày 28/6/1998, Chính phủ mới ban hành Công văn số 681/CP-KTN để xác định tiêu chí cho DNNVV ở Việt Nam.

Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Đến năm 2009, theo Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, tại Điều 3 đã định nghĩa DNNVV nhƣ sau:Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Tiêu chí phân loại cụ thể được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động, vốn ở các ngành

Quy mô Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao

động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn

vốn Số lao động I. Nông,

lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III. Thương

mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 (Trích nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

b) Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế toàn cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng. DNNVV chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam DNNVV chiếm khoảng 98% trong tổng số doanh nghiệp, sử dung hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách.

- Trước hết DNNVV có vai trò rất quan trọng và đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng vào kinh tế. DNNVV có mặt sản xuất ở hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề, trên mọi địa bàn. DNNVV cung cấp cho nền kinh tế nhiều loại hàng hóa dịch vụ, trong đó nhiều nhất là hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp. Các DNNVV sử dụng 51% lao động toàn xã hội, đóng góp khoảng 33% vào giá trị sản xuất công nghiệp và 40% GDP.

- DNNVV có đóng góp to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương cũng như cả nước. Đặc tính của doanh nghiệp nhỏ và vừa là năng động có thể thích nghi nhanh với những lĩnh vực mới, địa bàn mới trong nước, từ đó góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành, thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng. Nhiều ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, thương mại ở nông thôn nhờ có DNNVV mà được khôi phục, phát triển. Từ đó cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

- DNNVV đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Sự phát triển năng động của DNNVV không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tham gia tích cực

vào thị trường xuất nhập khẩu, tạo đà tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Mặt khác, DNNVV hình thành và phát triển trên nhiều lĩnh vực nhƣng lại có những mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên kết với các doanh nghiệp lớn, là bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển của các doanh nghiệp lớn.

- DNNVV cũng góp phần rất lớn trong giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

1.2.2.2.Đặc điểm quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

* Khái niệm: Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Quản lý thu thuế đối với DN nói chung và DNVVN nói riêng là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối với các doanh nghiệp nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

- Đối với CBCC thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế DNVVN nói riêng bao gồm 3 hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tƣợng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế. Chức năng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các khoản phạt theo luật thuế để răn đe những đối tƣợng nộp thuế vi phạm. Đồng thời, quản lý thu thuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ với đối tƣợng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có phát sinh thuế nộp ngân sách nhà nước theo qui định của luật

- Đối với một cơ quan thuế, quản lý thu thuế hay quản lý thu thuế đối với DNVVN là một quá trình giống nhƣ quá trình sản xuất. Trong đó, đầu vào gồm nhân công (cán bộ công chức thuế), tài liệu và các thông tin, còn đầu ra là số thu cho Nhà nước và sự công bằng cho người nộp thuế.

- Quản lý thu thuế đối với DNVVN bao gồm các hoạt động: hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành qui trình thủ tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc

* Đặc điểm quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Quản lý thu thuế đối với đối với DNVVN là quản lý thu thuế đối với những pháp nhân và là những đối tƣợng nộp thuế lớn. Số thu từ DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa, do vậy quản lý thu thuế đối với DNVVN đƣợc đặc biệt quan tâm và đặt ƣu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan thuế các nước cũng tập trung không ngừng và đáng kể các nguồn lực vào việc quản lý nhóm đối tƣợng nộp thuế này.

- Quản lý thu thuế trên cơ sở ĐTNT thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp đều phải mở sổ sách kế toán, và hạch toán kế toán theo chế độ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo phương pháp kê khai thuế.

- Doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạp cao hơn so với đối tƣợng là hộ cá thể. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh trên phạm vi cả nước. Vì vậy việc kiểm soát chi phí và thu nhập khi tính thuế là hết sức phức tạp. Nhiều doanh nghiệp không trốn thuế một cách "ngây ngô" nhƣ các cá nhân kinh doanh bằng cách gian lận hoá đơn hay bán hàng không xuất hoá đơn. Các doanh nghiệp này luôn xuất trình đủ hoá đơn, chứng từ và hạch toán rất bài bản, nhƣng đằng sau những số liệu "sạch sẽ" đó, là cả một kế hoạch tránh thuế hết sức tinh vi. Do đó quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Có nhƣ vậy, mới phát hiện đƣợc các thủ thuật trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi của các đối tƣợng này, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hoặc xử lý đối tƣợng vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)