CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT, TNDN đối với
Để đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT, TNDN đạt hiệu quả nhƣ thế nào chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu chí đánh giá sau:
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng
a) Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế GTGT, TNDN:
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước là tỷ lệ phần trăm tổng thu từ thuế TNDN so với dự toán đề ra trong một năm nhất định. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, tính chính xác trong công tác lập dự toán thu càng tốt, và ngƣợc lại. Điều này cũng phản ánh hiệu quả hoạt động của các Chi cục thuế cũng nhƣ toàn nghành thuế.
b) Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai qua mạng, nộp thuế điện tử so với tổng số doanh nghiệp
Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai qua mạng, nộp thuế điện tử so với tổng số doanh nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp nộp tờ khai qua mạng, nộp thuế điện tử só với tổng số DN đang hoạt động. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phổ cập hiện đại hóa trong công tác đăng ký, kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác đăng ký, kê khai nộp thuế điện tử đang đƣợc tiến hành tốt và đƣợc doanh nghiệp đồng tình tham gia.
c) Tỷ lệ nợ thuế GTGT, TNDN so với tổng số thu thuế GTGT, TNDN Tỷ lệ nợ thuế GTGT, TNDN là tỷ lệ phần trăm giữa số thuế GTGT, TNDN nợ đọng so với tổng số thuế GTGT, TNDN phải thu. Tỷ lệ nợ thuế GTGT, TNDN càng thấp thì chứng tỏ ý thức chấp hành, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp càng tốt. Đồng thời nó cũng phản ánh được hiệu quả công tác thu nợ đọng của cơ quan thuế.
e) Tỷ lệ truy thu thuế GTGT, TNDN sau thanh tra,kiểm tra
Tỷ lệ truy thu thuế GTGT,TNDN sau thanh tra kiểm tra là tỷ lệ phần trăm giữa số cuộc thanh tra kiểm tra có truy thu thuế GTGT, TNDN trên tổng số các cuộc thanh tra kiểm tra. Tỷ lệ này thể hiện tính nghiêm minh, triệt để trong công tác thanh tra kiểm tra thuế GTGT, TNDN, tuy nhiên tỷ lệ này càng cao cũng phản ánh dƣ địa về thuế GTGT, TNDN cũng nhƣ tình trạng thất thu thuế còn cao.
1.2.4.2. Các tiêu chí định tính
a) Tính công khai, minh bạch, công bằng
Theo cách hiểu thông thường, “Công khai” là việc làm cho ai cũng có thể đƣợc biết, đƣợc tiếp cận, “minh bạch” là sự rõ ràng, rành mạch để cho mọi người đều hiểu.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý thu thuế GTGT,TNDN có nghĩa là mọi thông tin trong công tác quản lý thu thuế GTGT,TNDN phải được công khai đến tất cả mọi người nộp thuế (trừ những thông tin mật nằm trong danh mục thông tin không đƣợc phép tiết lộ), thông tin cung cấp cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn để người nộp thuế có thể tiếp cận và thực hiện. Công khai, minh bạch cũng là cơ sở để đảm bảo tính công bằng trong quản lý thu thuế. Công bằng đây chính là công bằng trong thực thi pháp luật thuế và công bằng trong tiếp nhận thông tin của đối tƣợng nộp thuế.
Có thể nói rằng công khai, minh bạch, công bằng là một tiêu chí rât quan trọng trong đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNDN, GTGT vì nó vừa tạo điều kiện cho người nộp thuế ,vừa giúp giữ vững sự trong sạch và lành mạnh trong công tác quản lý thu thuế của cơ quan quản lý thuế.
b) Thời gian khai thuế, nộp thuế
Tiêu chí này phản ánh tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Nếu đảm bảo đúng thời gian khai thuế, nộp thuế chứng tỏ ý thức chấp hành của người nộp thuế tốt, và ngươì nộp thuế có sự hiểu biết tốt pháp luật
thuế. Ngƣợc lại, nếu tình trạng chậm nộp, chây ỳ diễn ra nhiều chứng tỏ hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế chƣa cao.
Bên cạnh đó, tiêu chí này cũng phản ánh việc cơ quan thuế có theo dõi sát sao và kịp thời hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn cho doanh nghiệp và đôn đốc để thu thuế hay không, để từ đó cơ quan quản lý cấp trên có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh hoạt động của cơ quan quản lý thuế.
c) Thủ tục hành chính
Hiện nay, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính và lộ trình hiện đại hoá ngành thuế thì việc cơ quan quản lý thu thuế phải đáp ứng tiêu chí thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng là một tất yếu khách quan trong việc đánh giá hiệu quả và kết quả quản lý thu thuế.
Hiện nay, các quy trình hoạt động và quy trình quản lý thu thuế đã và đang được cơ quan quản lý thuế rà soát thường xuyên để có hướng cải cách phù hợp nhất và theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ nhất cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan thuế là bên cạnh việc đáp ứng thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với thực tế từng địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác, hợp hiến và
hợp pháp.
d) Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế
Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và đƣợc thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tiêu chí này phản ánh rất nhiều vấn đề liên quan đến mặt bằng dân trí xã hội nói chung cũng nhƣ là hiệu quả công tác QLT nói riêng. Một mặt nó thể
hiện trình độ nhận thức của người dân được nâng cao, mặt khác nó phản ánh được công tác tuyên truyền hổ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế tốt.
e) Sự hài lòng của người nộp thuế
Hiện nay, phương châm “thu được thuế, thu được lòng dân” đang là vấn đề nóng bỏng đƣợc các cơ quan quản lý thuế, cũng nhƣ xã hội rất quan tâm.
Vì vậy, tiêu chí sự hài lòng của ngưởi nộp thuế là một tiêu chí hết sức cần thiết và quan trọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế.
Tiêu chí này giúp phản ánh đƣợc tổng thể hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, vì một mặt nó thể hiện chính sách thuế có sát đúng với thực tế và phù hợp lòng dân hay không? Mặt khác nó cũng phản ánh cơ quan thuế đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình hay chƣa? Cũng trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cấp trên sẽ có phương pháp điều chính và biện pháp cải cách hệ thống thuế cho phù hợp và hài hoà được lợi ích giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý.