Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nộp thuế về pháp luật thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 101)

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH

4.2. Một số giải pháp cụ thể

4.2.6. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nộp thuế về pháp luật thuế

Hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các sai phạm về thuế ở TP Hà Tĩnh còn khá phổ biến, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ người nộp thuế chưa được coi trọng đúng mức, chưa có định hướng rõ rệt, hình thức còn nghèo nàn, lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế và xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng về thuế TNDN còn hạn chế.

Mặt khác, do các chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung nên người nộp thuế không có hoặc chưa có điều kiện nắm bắt kịp thời, không biết hết các thủ tục và nghĩa vụ thuế của mình. Vì vậy, việc phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế cho người nộp thuế nhằm làm cho các tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu rõ đƣợc bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi chính đáng của bản

thân người nộp thuế là hết sức cần thiết. Mọi hành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận về thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dƣ luận xã hội cần phải lên án không khoan nhƣợng. Từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thuế trong toàn dân, toàn xã hội.

Đứng trước những yêu cầu trên rõ ràng là ngành thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đƣa công tác tuyên truyền hỗ trợ người dân nộp thuế thành một trong những khâu trọng tâm của ngành trong công tác quản lý và thu thuế.

Mục tiêu của công tác tuyên truyền là trên cơ sở xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế sâu, rộng trên các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ đối tƣợng nộp thuế và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để đối tƣợng nộp thuế tuân thủ nộp thuế một cách tự nguyện. Mục tiêu đặt ra là làm cho mỗi cán bộ thuế đều là những tuyên truyền viên thuế giỏi.

Nội dung đổi mới tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế bao gồm đổi mới cả nội dung và hình thức. Cụ thể:

Về nội dung tuyên truyền: Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tuyên truyền các luật thuế là chủ yếu mà chƣa đi sâu vào tuyên truyền về bản chất cũng nhƣ nội dung của các luật thuế. Chúng ta cũng chƣa giải thích đƣợc cho người nộp thuế hiểu được vì sao lại có những luật thuế đó, lợi ích cũng nhƣ đóng góp của nó vào nền kinh tế quốc dân ra sao?... Nên chƣa làm cho người nộp thuế thấy thỏa mản, khi thực hiện họ chỉ thấy đó là nghĩa vụ chứ chƣa nhận thức đƣợc đó cũng là quyền lợi của mình.

Vì vậy, chúng ta cần xuất bản các tài liệu hướng dẫn, giải thích ý nghĩa các nội dung của thuế và quản lý thuế để mọi tổ chức, mọi cá nhân trong xã hội hiểu được bản chất tốt đẹp của công tác thuế. Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Thuế, của

người nộp thuế và các tổ chức, các cá nhân trong xã hội trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với người nộp thuế với các cơ quan Thuế để nộp thuế.

Bên cạnh đó, cần xây dựng tài liệu giảng dạy về thuế ở các trường phổ thông, đại học để trang thiết bị công dân có các kiến thức cần thiết về thuế.

Về hình thức tuyên truyền: cần tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên hơn, với nội dung phong phú và đa dạng hơn: dựng các bộ phim tài liệu, tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền về thuế phát trên truyền hình. Tổ chức các chương trình thi tìm hiểu pháp luật thuế trên các báo, đài.

Đƣa các nội dung về thuế vào giảng dạy tại các cấp học, chẳng hạn nhƣ trong chương trình giáo dục công dân.

Tuyên truyền trên các Pano, áp phích, tranh tuyên truyền cổ động, biểu ngữ cho phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Thiết kế, phát hành nhiều mẫu mã gọn và đẹp theo tiêu thức từng sắc thuế dưới hình thức tờ rơi, sách bỏ túi,… bằng cả tiếng việt và tiếng anh, … để cấp phát miễn phí tại trụ sở cơ quan Thuế, tại cơ quan kho bạc, ngân hàng, các trung tâm công cộng, nơi người nộp thuế thường giao dịch.

Về nội dung hỗ trợ người nộp thuế: hỗ trợ theo yêu cầu của người nộp thuế, bao gồm từ nhu cầu hiểu biết pháp luật, chính sách thuế, giải thích làm rõ các quy trình, thủ tục về quản lý thuế, hỗ trợ trong việc kê khai tính thuế và nộp thuế, làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi đích thực của người nộp thuế.

Hình thức hỗ trợ gồm có thể sử dụng gồm:

+ Cung cấp các văn bản pháp luật thuế, các tờ rơi mô tả ngắn gọn về các chính sách pháp luật thuế, các thủ tục hành chính thuế.

+ Tƣ vấn trực tiếp tại các trung tâm hỗ trợ ở cơ quan thuế các cấp.

+ Tƣ vấn, hỗ trợ thông qua mạng thông tin điện tử trong toàn quốc.

+ Giải đáp các vướng mắc về thuế thông qua trung tâm điện thoại tự động.

+ Tổ chức đối thoại, tọa đàm về thuế với DN về những vấn đề về thuế TNDN.

+ Hỗ trợ thông qua các đại lý thuế có thu phí để các đại lý này trực tiếp hướng dẫn, tính thuế, kê khai thuế và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Các biện pháp đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế có thể áp dụng là gồm:

Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế dài hạn của toàn ngành và kế hoạch từng năm từ Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh đến các xã phường

Xây dựng đƣợc hệ thống các tài liệu tuyên truyền thuế cho tất cả các sắc thuế, trong đó có Thuế TNDN, thuế GTGT, những văn bản hướng dẫn mới.

Xây dựng hệ thống mạng lưới tuyên truyền, chuyên mục về Thuế trên Đài phát thanh truyền hình thành phố Hà Tĩnh

Xây dựng nội dung chuyên mục của Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh trên trang web của Cục Thuế Hà Tĩnh với nội dung tuyên truyền, tuyên dương tấm gương DN có hoạt động suất sắc trong công tác nộp thuế; cán bộ thuế giỏi về chuyên môn và các hoạt động khác... Phối hợp với cơ quan truyên thanh truyền hình tích cực hỗ trợ phổ biên pháp luật đến từng khối phố, xã, phường.

Xây dựng cho đƣợc đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thuế mạnh cả về số lượng và trình độ. Với chủ trương “Mỗi cán bộ thuế đều là một Tuyên truyền viên”.

Dành một khoản kinh phí thích hợp cho công tác tuyên truyền thuế:

kinh phí này phải dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế từng năm cũng nhƣ kế hoạch dài hạn về công tác tuyên truyền thuế trong toàn ngành.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn rút ra những kết luận sau:

1. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý đối với các DNNVV; nội dung quản lý thu thuế; vai trò của doanh nghiệp; thực tiễn công tác quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số nước trên thế giới để làm cơ sở giải quyết những nội dung nghiên cứu của đề tài.

2. Tình hình thực hiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi Cục thuế thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2014 -2016 đó là: Về cơ bản, công tác quản lý thuế đã đạt đƣợc những thành tích đáng tự hào, luôn hoàn thành dự toán được giao, từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Số thu từ nội địa của toàn Chi cục năm sau cao hơn năm trước. Chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh thực hiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp theo mô hình “quản lý theo chức năng”, từ công tác kê khai đăng ký thuế; tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế đến kiểm tra, thanh tra và cƣỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với Chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh bởi những hạn chế nhất định về nguồn lực (cả về con người và cơ sở vật chất) của ngành thuế và ý thức của người nộp thuế.

Tình trạng doanh nghiệp không đăng ký kê khai nộp thuế; nợ đọng thuế kéo dài; kê khai doanh thu không đúng thực tế; tình trạng gian lận, trốn thuế còn diễn ra. Cơ quan thuế còn thiếu biện pháp chống thất thu thuế.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối với người nộp thuế còn chưa đạt đƣợc yêu cầu thực tế, chƣa có nhiều biện pháp tuyên truyền phù hợp, có hiệu quả.

Công tác, kiểm tra còn chƣa hiệu quả, chƣa áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong công tác này.

3. Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT, TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi Cục thuế thành phố Hà Tĩnh, luận văn đề xuất một số biện pháp cụ thể mang tính địa phương căn cứ theo quy trình quản lý thuế và kiến nghị một số giải pháp mang tính vĩ mô nhƣ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy trình quản lý thuế cho phù hợp thực tế, điều chỉnh mức thuế suất thuế GTGT cho phù hợp thông lệ quốc tế. Hoàn thiện công tác quản lý thuế luôn là một vấn đề thời sự của ngành thuế cả nước nói chung, ngành thuế thành phố Hà Tĩnh nói riêng trong điều kiện cải cách, hiện đại hoá ngành thuế hiện nay. Đặc biệt, với việc ra đời Luật Quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế các cấp chuyển đổi từ mô hình quản lý theo đối tƣợng sang mô hình quản lý theo chức năng. Đây là một thay đổi có tính sâu rộng cả về nghiệp vụ hành thu cũng nhƣ về cơ cấu và bố trí cán bộ. Do đó yêu cầu của công tác quản lý thuế phải đảm bảo phù hợp với sự thay đổi đó là một điều tất yếu.

Mặt khác, quản lý thuế đối với DNNVV luôn bao hàm sự biến động bởi vì đây là một lĩnh vực kinh tế năng động nhất, thường xuyên thay đổi để phù hợp tình hình biến động của nền kinh tế - xã hội, do đó việc quản lý thuế đòi hỏi cũng phải linh hoạt để bắt nhịp các biến động này.

Thông qua phân tích, luận văn tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến từng chức năng của quá trình quản lý thuế: từ công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế, quản lý đăng ký kê khai thuế; công tác quản lý thuế giá trị gia tăng; quản lý thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp; công tác kiểm tra thuế, phân tích sâu vào các tồn tại để tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế.

Từ các nguyên nhân và tồn tại, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu đó là: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn ĐTNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua các kênh thông tin đa dạng, tăng cường công tác dịch vụ hỗ trợ cho ĐTNT, xây dựng một chính sách Thuế đơn giản, phù hợp, công khai để mọi ĐTNT đều dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, áp dụng công nghệ quản lý thuế hiện đại thông qua các chương trình tin học hoá, tự động hoá là những biện pháp mang tính cấp bách.

Cơ quan thuế cần nghiên cứu ban hành, điều chỉnh các quy định về quản lý thuế chƣa phù hợp để áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tế là những biện pháp mang tính lâu dài.

Nội dung công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp. Hệ thống chế độ, chính sách về quản lý thuế thường xuyên thay đổi nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn công tác chuyên môn của mình.

2. Một số kiến nghị 2.1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện khung khổ pháp luật kinh tế

Kiến nghị Quốc hội sửa đổi luật có liên quan giao quyền điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế (Ở nhiều nước như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Srilanca,Hongkong, Brazil, Peru, Kenia..., cơ quan thuế đƣợc giao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế).

Lực lƣợng cán bộ thuế khá lớn, phân bổ ở khắp các khắp các địa bàn trong cả nước; thanh tra thuế có tính chuyên môn cao, nắm vững các chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế, có trình độ kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. Vì vậy việc giao quyền điều tra khởi tố cho cơ quan thuế sẽ vừa tạo thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc thực thi pháp luật thuế, vừa tạo điều kiện để các vụ điều tra khởi tố về thuế đƣợc thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.

Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, công bằng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dựng một số luật mới nhƣ: Luật áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trên cơ sở thống nhất Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp hiện hành; Luật Đầu tư trên cơ sở thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, v.v...

Giao chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế địa phương (cấp Chi cục thuế) cấp đồng thời với việc cấp đăng ký thuế, mã số thuế, để giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cho các DN. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong trong công tác quản lý thuế.

Thứ hai, cải cách đồng bộ hệ thống thể chế quản lý kinh tế xã hội

Nhằm thực hiện Luật thuế GTGT một cách có hiệu quả, bên cạnh việc đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới công tác quản lý hành thu thì cần thiết phải tiến hành đồng bộ cải cách các lĩnh vực hành chính – kinh tế có liên quan sau:

- Cần sớm sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tăng mức hình phạt đối với tội danh trốn thuế hoặc giả mạo chứng từ để chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước, bổ sung một số chế tài xử lý hình sự còn thiếu đối với các tội danh mới phát sinh, nhất là tội mua bán hóa đơn, in hóa đơn giả.

- Vấn đề có tính quyết định nhất là phải có cuộc cải cách lớn về cơ chế quản lý tiền tệ.

Hiện nay, mặc dù Chính phủ đã quy định việc thanh toán giữa các DN từ 20 triệu đồng trở lên phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn đƣợc các DN sử dụng rất phổ biến. Thói quen này đã dẫn đến hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ gặp khó khăn.

Đồng thời Nhà nước rất khó kiểm soát các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra trên thị trường. Chính sự bất cập này đã dẫn đến các đối tượng nộp thuế càng có điều kiện để trốn thuế nhất là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)