Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam Brazil (Trang 38 - 42)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Brazil

1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc đƣợc coi là thành công trong phát triển quan hệ thương mại với Brazil, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, điều đầu tiên và mấu chốt để phát triển quan hệ thương mại

với Brazil là Chính phủ Việt Nam cần sớm định hình đựợc một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở cho các hoạt động thương mại với Brazil. Cần phải xây dựng một chiến lƣợc của Việt Nam về phát triển thương mại và hợp tác với Brazil, bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu...). Trung Quốc sớm xây dựng đƣợc chính sách của riêng mình, do vậy đã

tạo được cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển quan hệ kinh tế thương mại với đất nước này.

Thứ hai, phát triển quan hệ thương mại với Brazil phải đặt trên nền tảng phát triển quan hệ ngoại giao, chính trị và các quan hệ khác trên cơ sở độc lập, chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Trung Quốc nhấn mạnh đặc điểm này trong quan hệ với Brazil. Đặc biệt đối với Việt Nam, vốn là một nước có quan hệ truyền thống đặc biệt tốt đẹp với các nước khu vực Mỹ Latinh, cần phải dựa vào truyền thống đó để đa dạng hoá các hình thức hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế.

Thứ ba, cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ khác nhau phù hợp với đặc điểm thị trường Brazil cũng như đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể cung cấp hỗ trợ về tài chính (qua một ngân hàng thương mại nhà nước đủ mạnh và có uy tín) cho các doanh nghiệp làm ăn với Brazil. Điều này đặc biệt quan trọng từ thực tế hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn liên quan đến khâu thanh toán khi kinh doanh với thị trường Brazil. Hệ thống tài chính, thanh toán nếu được hình thành đầy đủ và đồng bộ sẽ là yếu tố quyết định sự xâm nhập thành công của các doanh nghiệp Việt Nam vào Brazil.

Thứ tư, muốn thâm nhập được vào thị trường Brazil, điều cốt lõi là phải tạo ra đƣợc những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lƣợng và giá

thành. Đây là bài học đặc biệt quan trọng từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập đồng nghiệp Trung Quốc trong việc năng động, sáng tạo, nắm bắt đƣợc những yếu tố tôn giáo, văn hoá của thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm có độ hấp dẫn khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh của các nước khác. Bên cạnh đó, cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ta trước các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, trên thị trường Brazil. Đây cũng là một vấn đề cần đƣợc giải quyết để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Brazil.

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm hình thành và tạo lập được những liên kết với nhau trên thị trường Brazil hoặc với các đối tác Brazil. Có thể sử dụng kinh nghiệm của Hoa Kiều để hình thành những liên kết theo nhiều hình thức để gia tăng cơ hội và hợp tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ sáu, do đặc thù thị trường Brazil xa xôi, cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng pháp luật yếu kém, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cách tiếp cận hết sức linh hoạt và mềm dẻo mang tính đặc thù riêng đối với thị trường Brazil.

Phải luôn luôn kiên trì (kinh nghiệm nằm vùng của các doanh nghiệp Trung Quốc); phải làm quen với đặc điểm văn hoá địa phương, ngôn ngữ tiếng Bồ

Đào Nha, phải có sự hiểu biết về tín ngƣỡng tôn giáo và phải biết vận dụng các yếu tố, văn hoá, tín ngƣỡng và tập tục kinh doanh để đƣa vào sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của mình; phải luôn linh hoạt, mềm dẻo do thị trường Brazil có tính thay đổi cao và ít tính nhất quán. Đây thực sự kinh nghiệm quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Brazil cần chú ý.

Kết luận: Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đã trở thành những nhân tố định hình và nhân tố kinh tế tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ thương

mại hai nước. Những nhân tố đó đã được cụ thể hoá bằng những văn bản pháp lý cần thiết thực thi đúng thời điểm và đƣợc cả hai bên tận dụng triệt để đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, những nhân tố này đang tồn tại và phát triển do đó chắc chắn sẽ tác động làm cho mối quan hệ

thương mại này tiếp tục mở rộng hơn nữa.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam Brazil (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)