1.2. Cơ sở lý luận chung về dịch vụ, dịch vụ giáo dục và xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học
1.2.2. Tổng quan về dịch vụ giáo dục đại học
Theo tác giả Hoàng Văn Châu (2011): Giáo dục có thể được hiểu như sau:
“Giáo dục là quá trình, cách thức được tổ chức một cách có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi, làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục theo hướng tích cực. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến kiến thức từ thế hệ này đến thế hệ khác, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại”. Trong thực tế, giáo dục ngày càng chứng tỏ là một loại dịch vụ đặc biệt – vừa có tính phi thị trường, vừa có tính thị trường. Sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng. Trong quá khứ, giáo dục là một hàng hóa công cộng mà Nhà nước phải cố gắng đảm bảo cho toàn bộ công dân. Vì vậy, giáo dục ngày trước do Nhà nước cung cấp và quản lý trực tiếp thông qua Bộ GDĐT, các cơ quan chuyên ngành; không nhằm mục đích lợi nhuận; học phí được hỗ trợ thậm chí là miễn phí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi công dân nhưng chất lượng và số lượng dịch vụ cũng hoàn toàn do Nhà nước chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, khi yếu tố thương mại càng ngày càng phát triển, nhiều nước trên thế giới đã chứng minh giáo dục là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, đem
triển, với nguồn kinh phí hạn chế, giáo dục công sẽ chịu nhiều áp lực, thậm chí những công dân có điều kiện sẽ tìm tới các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trên thế giới. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, giáo dục chính là một dịch vụ cần được phát triển và thương mại hóa.
Cụ thể hơn, dịch vụ GDĐH là một phân ngành dịch vụ nằm trong ngành dịch vụ giáo dục. Theo UNESCO (1998): “GDĐH là mọi loại hình giáo dục (học thuật, chuyên môn, kỹ thuật, nghệ thuật, sư phạm, đào tạo từ xa,…) được cung cấp bởi các trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ, các trường đào tạo giáo viên,… dành cho các sinh viên đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học và có mục tiêu học tập là đạt được giấy xác nhận, qua một cấp học, đạt được giấy chứng nhận, hoặc văn bằng, bằng tốt nghiệp giáo dục đại học.” Tại một số quốc gia phát triển, dịch vụ giáo dục đại học được hiểu là: “Dịch vụ GDĐH là toàn bộ dịch vụ giáo dục và đào tạo nghề, GDĐH và giáo dục sau đại học, không bắt buộc đối với người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập và nhận các loại bằng cấp, chứng nhận, văn bằng xác nhận. Cơ sở giáo dục gồm trường đại học, trường cao đẳng cộng đồng, các học viện,… cung cấp các dịch vụ GDĐH.”
Tại Việt Nam, dịch vụ GDĐH được định nghĩa như sau: “GDĐH là một dịch vụ giáo dục bậc cao, được tiêu dùng sau khi đã hoàn thành các bậc học thấp hơn như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Đối tượng cung cấp dịch vụ GDĐH chính là các cơ sở GDĐH” (Hoàng Văn Châu, 2011).
1.2.2.2. Đặc điểm dịch vụ giáo dục và dịch vụ giáo dục đại học
Dịch vụ GDĐH là một bộ phận của dịch vụ giáo dục nói chung, do vậy đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ giáo dục sau đây:
- Tính không đồng nhất: dịch vụ GDĐH cũng như các ngành dịch vụ khác, nó là hàng hóa vô hình, không xác định được bằng các đơn vị định lượng, mà nó được ghi thông qua chất lượng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ GDĐH lại khó có thể xác định một cách rõ ràng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: cơ sở và trang thiết bị hạ tầng, khả năng sư phạm của giảng viên, cách thiết kế chương trình giảng dạy, tâm lý người học và môi trường giảng dạy….
- Vừa có tính thương mại vừa có tính phi thương mại: Dưới góc nhìn kinh tế, dịch vụ GDĐH được xem như một ngành dịch vụ, nhưng không thể phủ nhận giáo dục còn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của xã hội. Bởi, giáo dục mang lại tri thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn…cho từng cá nhân trong xã hội để đáp ứng đòi hỏi của các ngành nghề, thị trường lao động và xã hội. Từ trước tới nay, khu vực công vẫn luôn cung cấp dịch vụ GDĐH như là một chính sách xã hội quan trọng và tiến tới phổ cập giáo dục ở các cấp học cơ bản như tiểu học, trung học cơ sở và tiến tới là trung học phổ thông. Tuy nhiên, càng ở cấp học càng cao, khu vực công càng nới lỏng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ, đẩy mạnh thương mại trong giáo dục. Và hiện nay, Bộ GDĐT đang từng bước thực hiện chính sách đẩy mạnh công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phát triển GDĐH.
- Khả năng tích lũy: Giáo dục là dịch vụ truyền thụ kiến thức từ người dạy đến người học, những người học có thể lưu giữ, tích lũy kiến thức, để nâng cao khả năng lao động hiệu quả cao hơn so với trường hợp chưa đào tạo. Như vậy, giáo dục là phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong tương lai. Tri thức thông qua quá trình tích lũy, cho phép con người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cao cấp hơn.
- Ngoại ứng tích cực trong giáo dục: dịch vụ giáo dục không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người sử dụng dịch vụ mà còn cho cả những người xung quanh và cho xã hội. Sự thiếu giáo dục ở bất kỳ cá nhân nào cũng ảnh hưởng không tốt và có thể gây tổn thất cho xã hội. Ngược lại, khi trình độ học vấn, hiểu biết của cá nhân được nâng cao, xã hội mà trước hết là bạn bè, gia đình và những người xung quanh sẽ được hưởng lợi những lợi ích tích cực như trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng suất lao động xã hội….
Ngoài những đặc điểm trên của dịch vụ giáo dục nói chung, dịch vụ GDĐH có những đặc điểm riêng sau đây:
- Tính chuyên môn hóa cao: Thông thường ở các cấp học cơ bản như tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, học sinh được đào tạo các môn như: lịch
ở các trường chuyên, chương trình đào tạo có đi sâu hơn vào một môn học cụ thể nào đó, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng việc dạy và học đầy đủ những môn cơ bản trên và dựa trên nền tảng là sách giáo khoa được sự thống nhất chung trên toàn quốc. Trong khi đó, dịch vụ GDĐH có tính chuyên môn hóa cao nên tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các trường đại học. Chương trình đào tạo của khối các trường kinh tế khác với khối các trường kỹ thuật, chính trị và xã hội. Trong khối kinh tế, chương trình đào tạo về kinh tế khác với chương tình đào tạo về ngân hàng hay quản lý; trong khối xã hội, chương trình đào tạo quản lý giáo dục khác với chương trình giáo dục học…
- GDĐH chuyển từ quan niệm là một lợi ích công sang lợi ích tư: Quan niệm này cho rằng văn bằng đại học mang lợi ích về cho người học được nhiều hơn là cho xã hội. Vì vậy, điều tất yếu là người được hưởng lợi ích từ phải chi trả một khoản tiền để đạt được lợi ích đó. Vì vậy, người học phải đóng học phí ở trường đại học công; đồng thời, nhiều cá nhân thấy được cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục nên đã thành lập các cơ sở đào tạo GDĐH tư nhân từ nguồn vốn tư. Điều này cho ta thấy, dịch vụ GDĐH được coi là dịch vụ thương mại vì nó được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh.
- Tính hướng nghiệp: đây là điểm khác biệt cơ bản của dịch vụ GDĐH phân biệt với các cấp học giáo dục khác. Tính chuyên môn trong GDĐH chính là nhằm mục đích hướng nghiệp cho các sinh viên, cung cấp thông tin, nền tảng kiến thức, kỹ năng… về một ngành nghề xác định để khi ra trường trở thành đội ngũ lao động liên quan đến chương trình đào tạo. Do vậy, GDĐH là cơ sở đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao; trên cơ sở kiến thức về một lĩnh vực cụ thể thì người học có cơ hội tiếp tục nâng cao kiến thức, nghiên cứu chuyên sâu hơn ngành nghề được đào để nâng cao tay nghề, cung cấp các nghiên cứu có giá trị… nhằm phát triển kinh tế - xã hội.