Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 37 - 42)

Dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản có liên quan, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước, thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu tổng quan về tình hình, kinh nghiệm xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đai học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của các nước trên thế giới.

Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin và tiến hành sao chép tài liệu.

Trong đó Bộ GDĐT, một số cơ sở đào tạo GDĐH là các đơn vị được tác giả nghiên cứu tiếp cận và thu thập tài liệu.

Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng. Tìm kiếm dữ liệu mới nhât trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chí chuyên ngành cả dưới dạng in ấn và trực tuyến. Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.

Bước 2: Kiểm tra dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ các nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính chính xác, tính thích hợp và tính thời sự. Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán bảo đảm nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.

Bước 3: Phân tích dữ liệu

Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định. Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu kinh nghiệm kinh nghiệm xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của các nước trên thế giới. Từ đó, đưa ra một số giải pháp xuất khẩu giáo dục đại học đối với Việt Nam.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn sẽ luận giải và làm rõ:

+ Thực trạng và kinh nghiệm xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.

+ Phân tích các các chính sách để thu hút dịch vụ xuất khẩu GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.

Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Vấn đề cần được phân tích trong Luận văn này là:

Phân tích thực trạng và đánh giá sự thành công và hạn chế xuất khẩu GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của các nước Hoa Kỳ, Singapore và Australia.

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH ở Việt Nam theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Từ đó, nhận định và đưa ra một số giải phát để phát triển xuất khẩu GDĐH tại Việt Nam.

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan. Đó là:

- Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu GDĐH; các bài báo khoa học; tham luận hội nghị, các trang tin tức…

- Các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn số liệu của Bộ GDĐT, một số cơ sở GDĐH; các báo cáo nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ…

Những tài liệu, số liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số khác được tác giả tự tổng hợp, tóm tắt thành luận cứ cho bài phân tích.

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Căn cứ vào những thông tin thu thập được về kinh nghiệm xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, tác giả lý giải đánh giá những thành tựu đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Các phân tích được đánh giá đa chiều, đảm bảo tính khách quan. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với các Nhà nước.

Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp từ nhiều nguồn khác như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thông tin trên các tạp chí, diễn đàn… trong suốt luận văn để phân tích kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của một số nước trên thế giới và của Việt Nam. Cụ thể:

- Chỉ ra các đặc trưng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đai học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ để có cơ sở đi sâu hơn vào việc phân tích, đánh giá.

- Thu thập, tổng hợp số liệu xuất khẩu GDĐH của một số nước tiêu biểu giai đoạn 2012 - 2016 để đưa ra các giải pháp xuất khẩu GDĐH tại Việt Nam.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu xuất khẩu dịch vụ GDĐH theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ của một số nước trên thế giới và Việt Nam.

Bước 2: Định hướng và đưa ra các kết luận trên cơ sở phân tích 2.2.4. Phương pháp kế thừa

Luận văn sẽ kế thừa những công trình nghiên cứu về xuất khẩu GDĐH và các báo cáo các hội thảo, các công trình nghiên cứu đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo. Cụ thể:

Bước 1: Xác định nội dung kế thừa

Luận văn kế thừa các số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các bài báo, luận văn, tạp chí, các báo cáo liên quan đến xuất khẩu GDĐH, chính sách thu hút xuất khẩu GDĐH…

Bước 2: Xác định phạm vi, mức độ cần kế thừa

Kế thừa các số liệu tổng hợp, các kết quả nghiên cứu, các tổng kết và phương pháp nghiên cứu về cơ sở lý thuyết xuất khẩu dịch vụ GDĐH; vai trò của xuất khẩu dịch vụ GDĐH trong thời kỳ hội nhập quốc tế; các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ GDĐH.

Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số kiến nghị chính sách trong các báo cáo nhằm bổ sung cho phần kiến nghị cho Nhà nước.

Bước 3: Tổng hợp

- Tổng hợp các kết quả và tiếp tục triển khai phân tích số liệu theo hướng chuyên sâu về thu hút xuất khẩu dịch vụ GDĐH.

- Tổng hợp các kiến nghị tăng cường thu hút xuất khẩu dịch vụ GDĐH.

2.2.5. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các nước về xuất khẩu dịch vụ GDĐH. Thông qua việc so sánh các tiêu chí, phương thức hoạt động xuất khẩu của các nước trên thế giới… việc phân tích sẽ có một cách nhìn toàn diện hơn về những gì Việt Nam đã và đang làm được, về những tiềm năng chưa khai phác hết và những khó khăn sẽ gặp phải từ đó có thể xác định thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Từ đó, có thể tránh được những cách nhìn phiến diện khi nhiều đánh giá, phân tích còn mang tính định tính.

Phương pháp so sánh được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Xác định các nội dung và phạm vi so sánh

So sánh về quy mô, chính sách, phương thức hoạt động… của các nước trên thế giới về xuất khẩu dịch vụ GDĐH qua các năm.

Bước 2: Xác định mục đích so sánh

Với việc so sánh quy mô, số lượng, phương thức hoạt động... thay đổi qua các năm của dịch vụ xuất khẩu GDĐH để thấy được sự phát triển những thành tựu và hạn chế của Việt Nam.

Bước 3: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)