Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM

4.4. Giải pháp phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ

4.4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục

Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức đào tạo của các trường đại học, cao đẳng nhưng thực tế, nhóm phương pháp dạy học bằng thuyết trình, sử dụng tài liệu, sách giáo trình vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Để thay đổi hoàn toàn chất lượng giáo dục, nhà trường và giảng viên cần thực hiện phương pháp dạy học tích cực: lấy học sinh làm trung tâm, tăng tính

học, các thầy cô giáo nên tổ chức xây dựng tình huống cho sinh viên giải quyết hoặc mở ra những cuộc thi khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo cũng như khơi dậy đam mê của mỗi sinh viên. Như GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng đã nói: “Cái chính yếu là nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân thiện mỹ làm nền tảng”. Rõ ràng, mô hình dạy học phát huy tính tích cực của người học cần được phát triển hơn và mở rộng ra nhiều trường đại học, cao đẳng khác đồng thời chính bản thân mỗi sinh viên cũng cần thay đổi, chủ động hơn trong việc ghi nhận tiếp thu kiến thức môn học cũng như kiến thức xã hội.

4.4.3.2 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo

Để nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam, chương trình đào tạo đại học cần được chú trọng thay đổi. Thứ nhất, chương trình đại học nên được chia thành hai hướng: nghề nghiệp – thực hành và nghiên cứu – phát triển.

Đồng thời, kết hợp chương trình đào tạo hai hướng chính với quy trình đào tạo tín chỉ đem lại cơ hội cho sinh viên lựa chọn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của bản thân. Ngoài ra, định hướng nghề nghiệp – thực hành được phát triển hợp lí sẽ giúp phân tầng trình độ học viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và tiếp tục học tập của sinh viên và đáp ứng nhu cầu nguồn lao động của xã hội.

Thứ hai, mỗi trường đại học nên xây dựng chương trình đào tạo riêng vừa đảm bảo phù hợp chương trình khung của Bộ GDĐT, vừa đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật thực tế. Trong đó, mỗi môn học cần được quy định rõ ràng về đề cương, môn học tiên quyết,… để sinh viên xây dựng lộ trình học tập và tư duy kiến thức thích hợp. Thực tế, chương trình đại học của một số trường không có gì khác biệt nên khó thuyết phục được người học và toàn xã hội về chất lượng và sự chuyên nghiệp trong giáo dục và cũng khiến tình trạng làm việc trái chuyên môn gia tăng, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, các trường hoàn toàn được tự chọn một số lĩnh vực bổ sung yêu cầu sinh viên phải thực hiện để hoàn tất chương trình học, như: ngoại ngữ, vi tính,… Mặt khác, các giáo trình, tài liệu tham khảo cũng nên liên tục được cập nhật, sửa đổi theo thực trạng phát triển và có thể dùng thêm các sách

bản gốc tiếng Anh giúp sinh viên nắm bắt được thực tế môn học, những thay đổi trong lý luận và thúc đẩy sự tìm tòi, đọc hiểu của sinh viên.

Cuối cùng, mọi chương trình học đều cần chuẩn đầu ra công khai minh bạch.

Dựa vào chuẩn đầu ra này, xã hội sẽ đánh giá chất lượng các sinh viên tốt nghiệp và cũng là động lực để các trường đại học tự thay đổi, nâng cao chất lượng trường.

4.4.3.3. Đầu tư đội ngũ giảng viên

Quy mô trường đại học cao đẳng cũng như lượng sinh viên qua các năm tăng lên ồ ạt khiến đội ngũ giảng viên đại học cao đẳng chưa thể phát triển đồng thời nhanh chóng đến vậy. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục, thỏa mãn nhu cầu học của toàn xã hội, đội ngũ giảng viên cần được đầu tư nâng cao cả chất và lượng. Bên cạnh chương trình “Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học” ban hành kèm Thông tư 12/TT-BGDĐT 12/04/2013 của Bộ GDĐT, mỗi trường đại học, cao đẳng cần tự đưa ra những biện pháp, chương trình khác đầu tư cho đội ngũ giảng viên.

Đầu tiên là các trường cần đảm bảo tổng số lượng giảng viên hợp lý với số sinh viên (đạt tỷ lệ giảng viên/sinh viên như Bộ GDĐT đã quy định là tổi thiểu 1/25 đối với các nhóm ngành khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế, quản trị kinh doanh và định hướng phát triển tiến tới tỷ lệ chuẩn thế giới là 1/8) cũng như phân bổ giảng viên cho mỗi chuyên ngành. Mỗi trường đại học cần đưa ra những chính sách thu hút giảng viên trẻ tuổi, có nhiệt huyết vì giáo dục như chính sách lương kèm theo thưởng, các hỗ trợ dạy học khác để đảm bảo đời sống sinh hoạt của các giảng viên.

Tại các quốc gia phát triển, giáo viên là nghề được đánh giá cao cả về vị thế xã hội và chính sách lương thưởng thì tại Việt Nam, lương của các giáo viên tính theo bậc lương là quá thấp, cần một chính sách thay đổi triệt để như: trả lương theo hiệu quả giảng dạy, trả lương theo đóng góp cho trường cũng như cho ngành giáo dục. Ngoài ra, các trường nên quan tâm chú ý tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các giảng viên như nhà ở, cơ sở vật chất làm việc tại trường để mọi giảng viên chuyên tâm vào công tác giảng dạy.

Về vấn đề chất lượng giảng viên có thể được thể hiện qua 2 yếu tố chính là bằng cấp, học vị và công tác nghiên cứu khoa học. Theo các thống kê của Bộ GDĐT, vẫn còn tới 44,28% giảng viên ở trình độ đại học, cao đẳng. Giảng viên đại học quay lại dạy đại học chắc chắn chất lượng giảng dạy không thể phát triển được.

Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng cần những chính sách riêng biệt để thu hút nguồn giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên đồng thời đề xuất các chương trình để chính giáo viên trong trường nâng cao học hàm, học vị bản thân. Hơn nữa, các trường có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn; đưa giảng viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn của nước ngoài; mời các giáo sư, chuyên gia nước ngoài về nâng cao kiến thức cho giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, các giảng viên được khuyến khích tự mình nâng cao năng lực chuyên môn và tìm kiếm các học bổng đi du học. Khi đó, các trường có thể đưa ra các chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ giảng viên đi du học sau đó quay về phục vụ công tác giáo dục của trường. Mặt khác, số lượng giờ dạy học bắt buộc có thể được giảm xuống tùy điều kiện mỗi trường để tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu sáng tạo không chỉ khơi gợi đam mê của các giảng viên mà còn là cơ sở kiến thức cho tương lai. Càng nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên trong tương lai càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với nguồn kiến thức cập nhật nhất đồng thời thương hiệu giáo dục Việt Nam từ đó cũng xuất hiện trên trường quốc tế.

4.4.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Nhà nước cần tăng cường đầu tư và kêu gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập tốt thì chất lượng giáo dục mới nâng cao được và sinh viên quốc tế đến học cũng cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn. Nhà trường cần đưa ra kế hoạch xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng theo từng năm tương ứng hợp lý với nguồn thu của trường. Cơ sở hạ tầng hiện nay cần được đầu tư liên tục mỗi năm để hoàn thiện hơn, bao gồm: xây dựng phòng học (giảm tình trạng học 3 ca hay phải đi thuê phòng học), mua sắm trang thiết bị hỗ trợ

đào tạo, xây dựng cơ sở học tập phụ trợ (thư viện, phòng tự học, khuôn viên thí nghiệm,…).

Các trường học cũng phải chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Mỗi trường nên xây dựng một phòng máy tính đáp ứng các nhu cầu hoạt động trong trường và của các sinh viên đồng thời thực hiện những chính sách phát triển hệ thống dữ liệu trên mạng trường, thư viện điện tử và đưa các bài giảng trên lớp thành bài giảng điện tử để sinh viên có thể xem lại bất kỳ lúc nào hay cập nhật các kiến thức bổ trợ đa dạng.

Ngoài ra, do nguồn ngân sách nhà nước là có hạn nên kế hoạch đầu tư vào các trường cần được triển khai từ từ, không dàn trải và nên bắt đầu từ các trường trọng điểm, có sẵn nền tảng tốt nhằm mục đích đưa các trường này thành những trường chuẩn quốc tế. Song hành cùng các kế hoạch dự án của nhà nước, các trường đại học cao đẳng được khuyến khích tự tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các dự án nước ngoài, từ các nguồn tài chính tự chủ khác như tiền quyên góp, thu nhập từ các dịch vụ tư vấn khác,… để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)