CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM
4.4. Giải pháp phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
4.4.6. Xây dựng chính sách hỗ trợ, học bổng du học tại Việt Nam và chương trình quảng bá giới thiệu giáo dục Việt Nam
Các chính sách hỗ trợ học bổng cùng các chương trình quảng bá giáo dục Việt một các hợp lý, đa dạng trong ngắn hạn có thể bổ trợ lẫn nhau, thu hút thêm các sinh viên quốc tế đến Việt Nam, trong dài hạn lại có thể nâng cao thương hiệu giáo dục Việt Nam, thúc đẩy các phương thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục khác cùng phát triển.
4.4.6.1. Xây dựng mạng lưới thông tin đầy đủ
Hiện nay phần lớn các trường đại học Việt Nam đã xây dựng website riêng nhưng để giúp sinh viên quốc tế dễ dàng tìm hiểu về cuộc sống du học hay chương trình học tại Việt Nam thì một mạng lưới thông tin đầy đủ sẽ là thế mạnh so với các thị trường khác. Thực tế, website Cục đào tạo với nước ngoài còn thiếu thông tin cũng như không thân thiện với mọi sinh viên có nhu cầu tìm kiếm. Vì thế, một
thiết. Website này bao gồm thông tin về các trường đại học, cao đẳng trong nước và xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng các trường đại học, các chương trình học nổi trội trong nước cũng như hệ thống chuyển đổi văn bằng Việt Nam với văn bằng quốc tế. Trước hết, các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh sinh viên quốc tế đăng các thông tin cơ bản về trường như: giới thiệu tổng quan đặc biệt là những điểm mạnh; chương trình học cũng như các loại bằng cấp, học phí và môi trường học tập, chi phí sinh hoạt ước lượng; học bổng và hỗ trợ khác dành cho sinh viên quốc tế; địa chỉ, điện thoại, email liên hệ và link dẫn tới trang web riêng. Bên cạnh đấy, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng hoặc hiệp hội các trường đại học có thể đưa ra bảng chấm điểm và xếp hạng các trường đại học cao đẳng trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Bảng chấm điểm này có thể dựa theo các tiêu chí của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS. Ngoài ra, trang web có thể thành lập diễn đàn gồm 2 khu vực: một khu vực là những xếp hạng, đánh giá chính thống và hướng dẫn về các chương trình học (chia theo lĩnh vực), quy trình đăng ký du học tại Việt Nam, một khu vực khác là đánh giá, góp ý, lời khuyên từ chính các lưu học sinh, sinh viên trong nước về môi trường học tập, môi trường sinh sống, lưu ý và các chỉ dẫn khi sang Việt Nam.
4.4.6.2. Tăng cường các chính sách học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế Một cách phát triển ngành xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức 2 là Bộ GDĐT và chính các trường đại học cần chủ động đưa ra nhiều hơn, đa dạng hơn cơ hội học bổng cho sinh viên quốc tế, trước hết có thể bắt đầu từ các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc,… và bắt đầu từ những ngành học thế mạnh của Việt Nam. Các loại học bổng càng đa dạng càng có thể thu hút nhiều tầng lớp sinh viên quốc tế. Loại học bổng 100% nên được giới hạn bằng các tiêu chuẩn đầu vào như: tổ chức thi đầu vào và yêu cầu về tiếng Anh; xét tuyển dựa trên các loại bằng cấp, chứng chỉ mang tầm quôc tế nhằm thu hút sinh viên tài năng. Tiếp theo, loại học bổng 75% và 50% có thể giảm bớt tiêu chí đầu vào. Đây là loại học bổng cần được mở rộng nhiều nhất nhằm giúp sinh viên đỡ lo về gánh nặng tài chính mà chất lượng sinh viên quốc tế chấp nhận được. Cuối cùng là loại học bổng
25% hoặc các chương trình tặng vé máy bay, tặng máy tính xách tay,… nên được phủ rộng cho mọi sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập. Đây giống như một hình thức khuyến mại dành cho mọi sinh viên yêu thích và tìm tới Việt Nam.
Hơn nữa, các sinh viên quốc tế đến Việt Nam nên được hỗ trợ về tài chính và đời sống như cho vay và đi làm, không cần chứng minh tài chính,… Bên cạnh học bổng, các sinh viên du học có thể được đăng ký vay thêm sinh hoạt phí hoặc tiền học phí còn thiếu và sau khi hoàn thành khóa học phải ở lại Việt Nam lao động một thời gian. Việc này yêu cầu sự kết hợp đồng bộ giữa Bộ Giáo dục Đào tạo, các trường đại học và hệ thống doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ cho vay và đi làm không những giúp sinh viên muốn sang Việt Nam nhiều hơn mà còn tạo cơ hội Việt Nam tìm kiếm và lưu giữ nguồn nhân lực tài năng. Mặt khác, chính hội sinh viên trong trường đại học có thể thành lập một nhóm giúp đỡ sinh viên quốc tế như: tìm các công việc làm thêm phù hợp chuyên môn, ngoại ngữ; tổ chức tư vấn giải đáp các vấn đề sinh hoạt và văn hóa tại Việt Nam; mở các lớp học tiếng Việt giúp hòa nhập đời sống,…
4.4.6.3. Tổ chức hội thảo, giới thiệu giáo dục Việt Nam
Theo kinh nghiệm của những nước phát triển xuất khẩu dịch vụ GDĐH, Việt Nam cần tích cực tăng cường tổ chức hội thảo giới thiệu giáo dục Việt Nam, đăng ký tham dự các hội nghị liên quan đến giáo dục quốc tế, tham gia các hội chợ giáo dục tại các khu vực nhằm đem thương hiệu cũng như thông tin về các trường đại học Việt Nam tới các sinh viên quốc tế. Các buổi hội thảo, triển lãm có thể bao gồm các phần sau: giới thiệu thông tin; giao lưu tư vấn chung; giải quyết các vấn đề cá nhân; ghi dấu ấn Việt Nam. Khách tham dự mỗi hội thảo đều phải nhận được thông tin tương đối đầy đủ về điều kiện du học tại Việt Nam: yêu cầu đầu vào, yêu cầu visa, yêu cầu tài chính, những ưu điểm của Việt Nam trong cuộc sống và học tập du học. Bên cạnh đó, phần giao lưu tư vấn chung sẽ cung cấp thông tin học bổng, những lời khuyên từ các nhà quản lý hoặc đại diện trường đại học và những kinh nghiệm tư vấn từ chính các cựu du học sinh. Trong phần này, các khách tham dự có
thêm. Cuối cùng, các sinh viên và người nhà được tự do tham quan và thắc mắc từng vấn đề riêng với các trường học mà họ quan tâm để nhận được những câu trả lời hợp lý nhất đồng thời nhận được những phần quà ghi dấu Việt Nam. Các món quà nhỏ hoàn toàn có thể giới thiệu văn hóa giáo dục Việt Nam như: miếng dán (sticker) hình lá cờ Việt Nam, bút máy in tên trường đại học tại Việt Nam, kẹp đánh dấu sách có thông tin ngắn gọn về giáo dục đại học và hình ảnh về cuộc sống Việt Nam.
4.4.6.4. Kết hợp quảng bá du lịch với giáo dục
Hiện nay, ngành dịch vụ du lịch là một trong những mũi nhọn Việt Nam luôn chú trọng giới thiệu, thúc đẩy lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Từ kinh nghiệm của Singapore, Úc, Việt Nam hoàn toàn có thể kết hợp các chương trình du lịch với giáo dục, đưa ra một thương hiệu định vị giáo dục Việt Nam đi kèm với thương hiệu du lịch: “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”.
Ngoài ra, mỗi chương trình quảng cáo du lịch Việt Nam trên các kênh quốc tế, một vài hình ảnh về giáo dục Việt thân thiện có thể được phát sóng kèm theo.
Hoặc với mỗi tour du lịch tới các địa điểm văn hóa làng nghề, mỗi du khách được tham dự một phần nhỏ khóa học văn hóa, làng nghề. Khi kết thúc giờ học giới thiệu đó, các du khách có thể được lưu giữ sản phẩm do chính họ làm ra, nhận những món quà lưu niệm về Việt Nam hoặc một tấm ảnh miễn phí cùng với lớp học. Nhờ những chiến lược quảng bá đúng đắn, Việt Nam hoàn toàn có thể được biết đến trên toàn thế giới.