Vai trò xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 32 - 37)

1.3. Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

1.3.3. Vai trò xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Thương hiệu quốc gia không chỉ là những nhìn nhận của thế giới về một đất nước mà còn là sự khác biệt của quốc gia đó trong quá trình cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Một thương hiệu quốc gia tốt có thể đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho đất nước nhờ xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nổi tiếng cho các khách hàng có nhu cầu. Từ năm 2005, Simon Anholt – chuyên gia tư vấn chính sách là người đầu tiên tìm cách xác định giá trị thương hiệu quốc gia. Phát triển từ 35 quốc gia, đến nay, bảng Chỉ số Thương hiệu quốc gia (NBI) đã đo lường sức mạnh và chất lượng của hình ảnh 50 quốc gia. Thương hiệu quốc gia là sự kết hợp của 6 yếu tố:

Hình 1.1: Lục giác Thương hiệu quốc gia

Nguồn: Simon Anholt (2000), The Nation Brand Hexagon – www.gfkamerica.com Rõ ràng, giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đóng góp một phần lớn vào công cuộc xây dựng con người nhằm nâng tầm trình độ nhân lực, chất lượng quản lý và chất lượng du lịch của một quốc gia, từ đó gây ảnh hưởng tích cực tới việc tạo ra và gia tăng thương hiệu quốc gia.

Ngoài ra, chính bản thân nền giáo dục chất lượng là động lực quan trọng thúc đẩy việc xuất khẩu dịch vụ giáo dục và xuất khẩu dịch vụ giáo dục chất lượng cao cũng có thể trở thành một biểu tượng cho quốc gia đó. Ví dụ, một quốc gia xuất khẩu giáo dục có thể đặt chi nhánh, văn phòng,… của trường tại các quốc gia khác và dần dần sẽ khiến mọi người ở quốc gia khác có ấn tượng và ghi nhớ về đất nước xuất khẩu giáo dục. Bên cạnh đó, các sinh viên và phụ huynh có nhu cầu một cuộc sống văn minh, được tham gia học tập tự do, chất lượng hơn sẽ tìm tới các quốc gia có thương hiệu, uy tín về giáo dục. Năm 2016, theo xếp hạng chỉ số Thương hiệu quốc gia (NBI), 10 quốc gia có thương hiệu quốc gia lớn mạnh nhất, giá trị nhất đều là những nước có nền giáo dục chất lượng nổi tiếng thế giới và có ngành xuất khẩu dịch vụ giáo dục phát triển. Dưới đây là bảng 10 quốc gia có thương hiệu quốc gia

Bảng 1.2: Xếp hạng chỉ số Thương hiệu quốc gia (NBI) 2014 – 2016 Xếp

hạng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 United States United States United States

2 China China China

3 Germany Germany Germany

4 United Kingdom United Kingdom Japan

5 Japan Japan United Kingdom

6 Canada France France

7 France India India

8 India Canada Canada

9 Italy Italy Italy

10 Australia Australia Australia

Nguồn: Nation-branding, http://en.wikipedia.org/wiki/Nation_bra nding 1.3.3.2. Đóng góp vào nền kinh tế quốc gia

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đóng góp một phần không nhỏ vào GNP quốc gia. Theo tính toán của một số tổ chức trên thế giới như UNESCO, WB,… học phí hàng năm trên thế giới khoảng 2.000 tỷ USD chưa kể đến các chi tiêu khác đi kèm với dịch vụ giáo dục, trong khi GNP Việt Nam năm 2015 là 3.977.610 tỷ VND (khoảng 180 tỷ USD). Như vậy, nếu Việt Nam đưa ra được những chính sách thúc đẩy xuất khẩu giáo dục thì đây là nguồn thu nhập khổng lồ. Tại nhiều nước, giáo dục đã trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế như tại Úc: xuất khẩu giáo dục chỉ đứng sau khoáng sản và dầu khí (với tổng thu 18,1 tỷ đô la Úc - khoảng 13,14 tỷ USD cho toàn khóa 2014 – 2015, tăng 14,2% so với năm 2013, vượt trên cả dịch vụ du lịch (13,9 tỷ). Xuất khẩu dịch vụ giáo dục và những dịch vụ đi kèm cũng đem về cho kinh tế nước Mỹ khoảng 32,8 tỷ USD năm 2015 – 2016.

Mặt khác, xuất khẩu dịch vụ giáo dục chủ yếu là xuất khẩu dịch vụ GDĐH có tác động vô cùng tích cực tới cán cân thương mại quốc gia. Thực tế, một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong điều kiện cán cân thương mại thâm hụt, nếu

có thể gia tăng xuất khẩu dịch vụ giáo dục sẽ giúp giảm bớt trầm trọng thâm hụt cán cân thương mại.

1.3.3.3. Tác động đến tính cạnh tranh và chất lượng giáo dục nội địa

Mặc dù tự do hóa, thương mại hóa dịch vụ giáo dục còn nhiều hạn chế (chỉ có hơn 53/159 quốc gia cam kết mở cửa GDĐH) nhưng nó là xu hướng cũng là đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục. Xu hướng này không chỉ là cơ hội để giáo dục Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế mà còn là thách thức lớn khi giáo dục nước ngoài tìm cách xâm nhập thị trường Việt Nam.

Việc xuất khẩu dịch vụ giáo dục sẽ tác động trực tiếp tới tính cạnh tranh và chất lượng giáo dục nội địa. Để xuất khẩu được, trước hết giáo dục trong nước phải tự nâng cao chất lượng, tìm cách đầu tư, cải tiến hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo theo kịp tiến trình phát triển kinh tế, nhu cầu thị trường lao động và sự phát triển chung của nền giáo dục thế giới mà vẫn giữ được nét đặc trưng, truyền thống của dân tộc trong môi trường quốc tế. Ngoài ra, khi mở rộng cửa để thu hút sinh viên nước ngoài, việc cạnh tranh giữa các trường càng gay gắt hơn như: cạnh tranh về học phí, cạnh tranh về các hoạt động hỗ trợ sinh viên, cạnh tranh về cơ sở vật chất và các hoạt động xã hội dành cho sinh viên,…

1.3.3.4. Tạo cơ hội cho người học nước ngoài và thu hút nhân tài cho đất nước Việc xuất khẩu giáo dục giúp mọi công dân trên thế giới có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục nước ngoài và được thỏa mãn nhu cầu giáo dục chất lượng. Những người học sẽ có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn nguồn kiến thức mới với những đặc trưng dân tộc riêng biệt đồng thời được hòa nhập vào cuộc sống, nền văn hóa khác.

Hơn thế nữa, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ giáo dục còn có thể giúp quốc gia đó thu hút nguồn nhân tài trên khắp thế giới. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường giáo dục, nhà nước và trường học thường đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, thuận lợi cho các sinh viên đến từ nước ngoài. Những sinh viên này học tập và sau này rất có thể sinh sống tại các quốc gia xuất khẩu giáo dục, đặc biệt là các sinh viên tài năng thường được hưởng những mức đãi ngộ cao và có thể làm việc, định cư ngay tại

1.3.4. Tiêu chí đánh giá xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Mỗi quốc gia đều xác định và sẽ đặt ra cho quốc gia mình những tiêu chí khác nhau để tự đánh giá tình trạng xuất khẩu dịch vụ GDĐH, qua nghiên cứu tổng hợp tác giả đưa ra 03 tiêu chí đánh giá trong luận văn như sau:

Thứ nhất, số lượng lưu học sinh quốc tế thu hút được: Tiêu chí này phản ánh quy mô, số lượng các du học sinh – người tiêu dùng dịch vụ GDĐH lựa chọn nước xuất khẩu dịch vụ giáo dục để học tập. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ xem xét sự biến động của số lượng du học sinh quốc tế qua các năm để đánh giá sự phát triển dịch vụ xuất khẩu GDĐH. Đồng thời, số lượng du học sinh cũng là một trong những căn cứ để cho các cơ sở và quốc gia cung ứng dịch vụ xuất khẩu GDĐH đánh giá, tính được các khoản thu nhập, lợi ích từ việc xuất khẩu dịch vụ GDĐH.

Thứ hai, tác giả xem xét sự biến động các ngành nghề, lĩnh vực mà du học sinh lựa chọn: Tiêu chí này, tác giả phản ánh tỷ trọng lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực du học sinh quốc tế lựa chọn trong một năm. Để năm rõ thế mạnh của cơ sở cung ứng dịch vụ xuất khẩu dịch vụ GDĐH có lợi thế so sánh về ngành nghề đào tạo nào? Thế mạnh phát triển ngành nghề đó như thế nào?.

Thứ ba, tác giả thống kê tổng thu nhập của hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH mang lại: Tiêu chí này tác giả so sánh, đánh giá thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học thông qua học phí, tiền sinh hoạt phí…qua các năm. Để từ đó có cái nhìn tổng quang về lợi ích mà xuất khẩu dịch vụ GDĐH mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận thị trường: dịch vụ GDĐH là một loại dịch vụ đặc biệt, vì vậy khi nghiên cứu cũng phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, điều này có nghĩa là phải đặt nó vào môi trường hội nhập quốc tế. Tiếp cận thị trường là phương pháp giúp xây dựng khung lý luận và đánh giá thực trạng của xuất khẩu dịch vụ GDĐH.

Từ đó, đánh giá được những đóng góp và tầm quan trọng của xuất khẩu GDĐH trong nền kinh tế của các nước.

Tiếp cận thực tiễn: Qua phân tích thực trạng và so sánh, đánh giá xuất khẩu dịch vụ GDĐH của một số nước như Hoa Kỳ, Singapore, Australia và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng những điểm yếu, điểm mạnh của xuất khẩu dịch vụ GDĐH của các nước nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm. Từ đó, xây dựng những chính sách phù hợp cho Việt Nam.

Tiếp cận phân tích chính sách: Sử dụng để phân tích các chính sách xuất khẩu dịch vụ GDĐH hiện nay của Việt Nam và các nước đang áp dụng, từ đó đề xuất các giải pháp để điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng tới xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)