Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG NGOÀI LÃNH THỔ

3.2. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ tại Singapore

3.2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1970 và cuộc cách mạng về tri thức thúc đẩy chính phủ Singapore chú trọng chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và đưa giáo dục trở thành một “cỗ máy phát triển kinh tế”. Ngày nay, việc xuất khẩu các dịch vụ giáo dục Singapore đã đạt được nhiều thành công to lớn và đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu dịch vụ.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018

Số sinh viên quốc tế(đơn vị sinh viên)

Hình 3.4: Số sinh viên quốc tế tại Singapore 2004 – 2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh Singapore (ICA) (2016)

Trước hết, Singapore đã xây dựng được thương hiệu riêng cho nền giáo dục

trong khu vực. Năm 2005, số sinh viên quốc tế là 71.000 sinh viên. Chỉ sau 4 năm, lượng sinh viên quốc tế tăng thêm 36,5%. Tuy nhiên, sau một thời gian số lượng du học sinh tăng nhanh (năm 2008 số sinh viên nước ngoài lên tới 96.900 sinh viên), thì những năm tiếp theo số lượng sinh viên quốc tế có chiều hướng giảm sút (năm 2012 số sinh viên quốc tế chỉ còn khoảng 84.000 sinh viên, giảm tới 13,3% so với năm 2008).

Nhưng bằng sự nỗ lực quảng bá chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất thì những năm gần đây, lượng du học sinh nước ngoài lại tiếp tục tăng (năm 2016 có khoảng hơn 155.000 du học sinh quốc tế, tăng 84,52%. Và Singpore đang ngày càng khẳng định vị thế dịch vụ giáo dục trên thị trường quốc tế.

Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên quốc tế trong 3 trường đại học tại Singapore năm học 2014/15 và 2015/16

Năm học

Tổng số sinh viên (Đại học, sau đại học)

Số sinh viên quốc tế (Sinh viên)

Tỷ lệ sinh viên quốc tế (%)

NUS NTU SMU NUS NTU SMU NUS NTU SMU

2014/15 31.265 24.446 8.532 8.918 6.982 1.170 27,24% 28,56% 13,71%

2015/16 32.705 25.376 9.011 9.443 7.845 1.593 28,87% 30,92% 17,28%

% thay đổi

+ 4,6%

+ 3,8%

+ 5,6%

+ 5,89%

+ 12,36%

+ 36,15%

+ 5,98%

+ 8,26%

+ 26,04%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo thường niên và các Bản giới thiệu tổng quan của trường SMU, NTU, NUS

Từ bảng trên ta thấy trong số sinh viên quốc tế đến Singapore, một lượng lớn là sinh viên đăng ký vào 3 đại học công lập lớn tại Singapore: NUS, NTU và SMU (chiểm khoảng 20% tổng số sinh viên quốc tế tại Singapore). Dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn song vẫn có rất nhiều sinh viên đến học tại các đại học công lập Singapore, tỷ lệ sinh viên quốc tế đã đạt ở mức cao vào năm 2015 và 2016.

Tỷ lệ này tại hai trường đại học NUS (từ 27,24% năm 2015 lên 28,87% năm 2016) và NTU (từ 28,56% năm 2015 lên 30,92% năm 2016) tăng nhẹ và giữ tương đối ổn định tại trường SMU (khoảng 17,28%). Rõ ràng, ngày càng thấy rõ dịch vụ giáo dục Singapore đang phát triển và được rất nhiều sinh viên trên toàn thế giới quan tâm.

Đặc biệt, Singapore có 7 cơ cấu ngành nghề phát triển được đánh giá cao để du học sinh quốc tế lựa chọn: ngành kinh doanh; ngành du lịch và quản trị khách sạn; ngành kỹ thuật; ngành khoa học đời sống (khoa học y sinh và khoa học đời sống); ngành thời trang; ngành truyền thống và ngành công nghệ thông tin.

Nhờ xuất khẩu giáo dục, thu nhập của các trường đại học tại Singapore mới có thể giữ vững trước khủng hoảng và thu nhập này góp phần không nhỏ vào GDP Singapore trong nhiều năm. Thu nhập của 2 trường đại học công lập lớn nhất, danh tiếng nhất Singapore được biểu hiện trong đồ thị dưới đây.

Đơn vị: triệu đô la Singapore

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16

Thu nhập từ giáo dục (S$'000.000)

NUS NTU

Hình 3.5: Thu nhập từ giáo dục của 2 đại học Singapore năm tài khóa 2012/13 – 2015/16

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên của trường NTU, NUS Từ đồ thị ta thấy các dịch vụ giáo dục đang tiếp tục phát triển và đem về ngày càng nhiều thu nhập cho nhà trường, Chính phủ. Năm 2016, thu nhập từ dịch vụ giáo dục trường NTU 962,135 triệu đô la Singapore Trường NUS cũng có nguồn thu từ giáo dục tăng liên tục (từ 538,275 triệu đô la Singapore năm 2012 lên 823,516 triệu đô la Singapore năm 2016, tăng 52,99%).

Một thành công khác từ xuất khẩu giáo dục là thương hiệu các trường đại học Singapore, nền giáo dục Singapore trở nên vững mạnh và lan rộng trên toàn thế giới. Theo điều tra toàn cầu của tập đoàn Pearson về chất lượng giáo dục và mức độ quan tâm tới giáo dục tại 50 quốc gia, hệ thống giáo dục Singapore được xếp hạng thứ 5 toàn thế giới. Đặc biệt 2 trường đại học công lập NUS và NTU đã trở thành những trường học đẳng cấp quốc tế đứng trong 15 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Quacquarelli Symonds (QS) năm 2016. Trong đó đại học NTU đã có những bước phát triển vượt bậc với tầm nhìn quốc tế đã được trao huy chương 5 đỉnh cao toàn cầu. Xếp hạng 2 trường công lập nổi tiếng NTU và NUS của Singapore được trình bày như trong bảng dưới đây.

Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hai trường đại học NUS, NTU

Năm Xếp hạng đại học châu Á Xếp hạng đại học thế giới

NUS NTU NUS NTU

2012 2 17 25 47

2013 2 10 24 41

2014 1 4 22 39

2015 1 4 12 13

2016 1 3 12 13

Nguồn: Xếp hạng trường đại học thế giới QSXếp hạng trường đại học châu Á của Quacquarelli Symonds (QS), (2016),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)