SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
3.2 Nội dung hoàn thiện công kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.thành sản phẩm
Sau quá trình nghiên cứu công tác kế toán tại doanh nghiệp, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Công ty nên quy định thời gian giao nộp chứng từ gốc về Phòng kế toán, tránh tình trạng chi phí phát sinh tháng này tháng sau mới ghi, hay tình trạng vì ghi chép vội nên sai sót. Chẳng hạn, có thể quy định đến ngày nhất định, các phòng ban, kho... phải tập hợp và gửi toàn bộ chứng từ phát sinh trong tháng về phòng Kế toán. Có các chế độ khen thưởng đối với người làm tốt; cảnh cáo, phê bình, trừ lương… đối với nhân viên không thực hiện đúng quy định để nâng cao ý thức và trách nhiệm hơn cho mọi người.
- Trang bị đầy đủ máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán ở tất cả các phòng ban.
- Cần cập nhật phần mềm máy tính mới hoặc đầu tư mua phần mềm mới thông dụng hiện nay.
- Công ty nên trích lập KPCĐ.
Tỷ lệ các khoản trích Bảo hiểm cụ thể như sau:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017:
Các khoản trích theo lương
Trích vào Chi phí của DN
Trích vào lương
của NLĐ Tổng Bảo hiểm xã hội
(BHXH) 17,5 8 25,5
% Bảo hiểm y tế
(BHYT) 3 1,5 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2%
(BHTN)
Tổng 21,5% 10,5% 32%
Kinh phí công đoàn
(KPCĐ) 2% - 2%
Như vậy: Hàng tháng:
- Tổng cộng hàng tháng công ty phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32% (BHXH, BHYT, Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp).
(Trong đó trích từ vào tiền lương của người lao động là 10,5%).
- Phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.
Cụ thể quỹ BHXH được phân bổ như sau:
- Công ty đóng BHXH: 17,5%
(Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)
- Người lao động đóng BHXH 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bảng Phân bổ tiền lương sẽ thay đổi như sau:
Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Trung
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 12 năm 2017
ST T
Đối tượng sử dụng
Cộng có TK 334
Lương đóng bảo
hiểm
TK 338- Phải trả khác
Tổng cộng BHXH
(17.5%)
BHYT (3%)
BHTN(1
%)
KPCĐ (2%)
Cộng có TK338
I TK 622:
CPNCTT 818,810,000 878,810,00
0 158,185,800 26,364,300 8,788,100 17,576,200 210,914,400 1,029,724,40 0 1 Chế tạo Máy kéo 136,750,000 136,500,00
0 23,887,500 4,095,000 1,365,000 2,730,000 32,077,500 168,827,500 2 Chế tạo Động cơ
Diesel 269,980,000 249,980,00
0 43,746,500 7,499,400 2,499,800 4,999,600 58,745,300 328,725,300
… … … … … … … 0 …
II TK 627: CPSXC 85,124,000 81,124,000 14,196,700 2,433,720 811,240 1,622,480 19,064,140 104,188,140 1 Chế tạo Máy kéo 29,540,000 26,560,000 4,648,000 796,800 265,600 531,200 6,241,600 35,781,600 2 Chế tạo Động cơ
Diesel 43,368,000 39,664,000 6,941,200 1,189,920 396,640 793,280 9,321,040 52,689,040
… … … … … … … 0 …
Tổng 903,934,000 959,934,00
0 167,988,450 28,798,020 9,599,340 19,198,680 225,584,490 1,129,518,49 0
Người lập Kế toán trưởng
(Đã ký) (Đã ký)
- Các mẫu sổ cần thống nhất theo mẫu mới nhất (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
- Công ty nên thực hiện kiểm kê vật tư hàng tháng và đối chiếu giữa số liệu kiêm kê thực tế và sổ sách kế toán theo dõi để theo dõi, quản lý và điều chỉnh kịp thời trên sổ sách kế toán nói chung cũng như công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng.
- Nguyên vật liệu là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất của công ty. Để tiết kiệm khoản chi phí này, công ty nên xây dựng kế hoạch sản xuất một cách chi tiết, dựa vào kế hoạch sản xuất các năm trước để thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Để kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu thì thay bằng việc xuất khối lượng vật tư toàn bộ nên xây dựng định mức chung khi xuất vật tư, cần ghi rõ theo định mức:
Khối lượng sản phẩm theo định
mức
x
Số lượng sản phẩm cần sản
xuất
= Vật tư xuất kho
Như vậy sẽ tránh thất thoát vật tư, tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
- Công ty cần phải thành lập tổ kiểm nghiệm vật tư mua về trước khi nhập kho, kiểm tra đúng loại, số lượng, chất lượng mới nhập kho, có như vậy mới tăng được hiệu quả trong vấn đề quản lý nguyên vật liệu tại công ty.
- Cần xây dựng một chính sách về sản phẩm chung toàn công ty, theo đó các đơn vị phải đăng kí chính sách về sản phẩm của mình từ định mức vật tư, nhân công, chi phí… đảm bảo công ty kiểm soát tốt các đơn vị nội bộ, tránh thất thoát do các nguyên nhân chủ quan.
- Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu của một công việc đặt ra đối với người lao động không chỉ đơn giản như trước, đòi hỏi
người lao động phải có trình độ chuyên môn thực sự, yêu cầu với một kế toán viên càng cao. Công ty cần tuyển chọn và không ngừng đào tạo đội về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho ngũ nhân viên kế toán của mình.
- Thường xuyên khen thưởng công nhân viên để họ phát huy hết năng lực, tính chủ động, sáng tạo trong công việc.
- Ngoài ra, công ty hoặc phòng kế toán hàng năm hoặc hàng quý có thể có những bản đề xuất ý kiến, những điều bất cập trong công tác kế toán mà khi làm việc gặp phải để tổng hợp các ý kiến của những cán bộ kế toán trong công ty gửi đến cơ quan có chức năng nhằm hoàn thiện hơn cho công tác kế toán nói chung.
- Công ty nên xây dựng kế hoạch cung ứng, dự trữ hiệu quả; NVL được mua vào trước khi có hợp đồng gia công được ký kết để tránh tình trạng giá cả NVL không ổn định, tác động lớn đến chi phí sản xuất.
- Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn phát sinh sẽ được phân bổ đều cho các kỳ kinh doanh,không làm chi phí sản xuất trong kỳ tăng lên đột ngột, giúp việc tập hợp và phản ánh CPSX kinh doanh trong kỳ hiệu quả hơn.
- Khi trích số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi tăng CPSX.
Khi chi phí sửa chữa lớn thực sự phát sinh và hoàn thành, tài sản đưa vào sử dụng kế toán giảm chi phí phải trả (Nợ TK 335) ghi tăng TK xây dựng cơ bản dở dang (Có TK 2413) đồng thời ghi tăng TK 154 nếu số chi lớn hơn số trích trước hoặc ghi giảm TK 154 nếu chi phí sửa chữa nhỏ hơn số trích trước.
Ví dụ: Công ty dự kiến sửa chữa lớn tài sản cố định là sửa chữa khu xưởng lắp ráp ô tô với chi phí là 180,000,000 đồng trong năm 2017 thì các tháng trong năm 2017 sẽ trích trước 15,000,000 đồng.
Nợ TK 627: 15,000,000
Có TK 335: 15,000,000
Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa lớn, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 241(3) - Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 111, 152, 334 …
Khi công trình sửa chữa hoàn thành thì căn cứ vào giá thành sửa chữa để kết chuyển.
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241(3) - Sửa chữa lớn TSCĐ Lúc này, xảy ra 2 trường hợp:
+ Số trích trước lớn hơn số chi phí sửa chữa thực tế, kế toán phản ánh số chênh lệch:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác
Giả sử chi phí sửa chữa thực tế là 150,000,000 đồng, kế toán sẽ phản ánh:
Nợ TK 335: 30,000,000 Có TK 711: 30,000,000
+ Số trích trước nhỏ hơn số chi phí thực tế, số chênh lệch được phản ánh:
Nợ TK 641, 642 - Chi phí quản lý, bán hàng Có TK 335 - Sửa chữa lớn TSCĐ
Giả sử chi phí sửa chữa thực tế là 200,000,000 đồng, kế toán sẽ phản ánh:
Nợ TK 641, 642: 20,000,000 Có TK 335: 20,000,000
- Để phản ánh xu hướng biến động giá thành sản phẩm, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của biến động đó thì kế toán công ty có thể lập bảng phân tích giá thành theo mẫu sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH GIÁ THÀNH
Sản phẩm:….
Tháng …. Năm….
Khoản mục chi phí Giá thành kế hoạch
Giá thành thực tế
Chênh lệch
Số tuyệt đối Số tương đối
CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng
Trên cơ sở đó kế toán sẽ phân tích làm rõ nguyên nhân gây biến động đến chi phí. Điều này giúp các nhà quản trị phát hiện được những chênh lệch và nắm bắt được nguyên nhân gây biến động để có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
Việc kết hợp kế toán quản trị cùng với hệ thống kế toán tài chính công ty luôn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường công tác quản trị trong công ty. Qua công cụ phân tích của kế toán quản trị, các thông tin về kinh tế, tài chính là cơ sở quan trọng để có các quyết định đún đắn, hợp lý đem lại lợi nhuận trong kinh doanh cũng như tính khoa học trong quản lý.