CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNHVỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1.1. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa chế độ thai sản
1.1.2. Nguyên tắc chế độ thai sản
Là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản mang bản chất chung và các nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm xã hội, luôn chứa đựng và đan xen hai yếu tố kinh tế và xã hội. Đồng thời chế độ thai sản cũng chứa đựng những nguyên tắc đặc trưng riêng khác biệt với những chế độ bảo hiểm xã hội khác.
Một là, Nhà nước thống nhất quản lý chính sách, quỹ Bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm chế độ thai sản nói riêng theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi năm 2001 quy định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.
13
Để đảm bảo thực hiện hài hoà các mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế văn hóa và đạt được mục tiêu của Bảo hiểm xã hội đề ra thì Nhà nước phải trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp Bảo hiểm xã hội và kiểm tra thực hiện các quy định đó. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ Nhà nước sẽ quy định chính sách quốc gia về bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm chế độ thai sản nói riêng nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc gặp các rủi ro, khó khăn khác.
Bên cạnh đó, quỹ Bảo hiểm xã hội là hạt nhân chính của chính sách Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ thai sản nói riêng, vừa mang tính chất xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội tồn tại và phát triển. Qũy bảo hiểm xã hội được hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (Nhà nước – Người sử dụng lao động – người lao động);
được quản lý thống nhất và hạch toán theo các quỹ thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh về chính sách cho phù hợp, đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ thành phần tạm thời bị mất cân đối, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Có như vậy thì mới đảm bảo được mục đích ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro hoặc sự kiện thai sản làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động.
Hai là, Mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên nguyên tắc cân đối giữa mức đóng và hưởng bảo hiểm. Nghĩa là, phải đảm bảo hợp lý giữa đóng góp của người lao động cho xã hội thể hiện thông qua mức tiền công, tiền lương, thời gian
14
đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động.
Về nguyên tắc, mức trợ cấp chế độ thai sản phải không được cao hơn tiền lương nhưng vẫn phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Nếu mức trợ cấp bằng hoặc cao hơn tiền lương thì người lao động sẽ không cố gắng và tích cực trong công việc;
đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa người lao động đang cống hiến sức lao động (hưởng lương) với người lao động cống hiến sức lao động ít hơn hoặc phải nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; vừa có tác dụng phòng ngừa và loại bỏ tình trạng lợi dụng, trục lợi bảo hiểm xã hội từ phía người lao động; Tuy nhiên, do mục đích và bản chất của bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu hằng ngày, như thế trợ cấp mới mang ý nghĩa an sinh. Do đó, Nhà nước cần phải quy định khống chế mức trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được hưởng bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu được quy định, thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và thường căn cứ vào một số yếu tố liên quan như mức sống tối thiểu, tiền lương tối thiểu, nhu cầu chi tiêu tối thiểu khi có bảo hiểm xã hội phát sinh.
Ngoài ra, khi xem xét nguyên tắc này cần đặt trong mối quan hệ phù hợp với các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội. Bởi bảo hiểm xã hội bên cạnh nội dung pháp lý còn chứa đựng nội dung xã hội theo nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” Nghĩa là bằng sự đóng góp, trợ giúp của nhiều người sẽ hạn chế, giảm thiểu khó khăn, bất hạnh cho một thiểu số người. Đồng thời, mức trợ cấp, bù đắp và phương thức trợ cấp, bù đắp cho người lao động có sự kiện thai sản cũng được quy định trên cơ sở xem xét các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội,...
Ba là, Mức đóng bảo hiểm thai sản được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Thu nhập được bảo hiểm xã hội thực tế là phần thu nhập của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mà nếu có biến động giảm hoặc mất do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì tổ chức Bảo hiểm xã hội phải chi trả trợ cấp để thay thế hoặc bù đắp.
15
Ý nghĩa xã hội cuả bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện khi bảo hiểm xã hội áp dụng rộng rãi với tất cả mọi người lao động, không có sự phân biệt nào. Nguyên tắc này đảm bảo cho người lao động làm việc trong bất kỳ thành phần kinh tế nào, bất kỳ loại hình tổ chức nào, khi giảm hoặc mất thu nhập từ lao động đều được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà đối tượng tham gia, hưởng thụ bảo hiểm xã hội và các trường hợp bảo hiểm xẽ được xác định khác nhau. Ở Việt Nam mức đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở tiền công, tiền lương của người lao động và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên cơ sở mức thu nhập của họ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu chung. Như vậy, mới đảm bảo người lao động khi xảy ra sự kiện thai sản, được trợ cấp một nguồn tài chính ổn định, bằng với mức sống tối thiểu.
Bốn là, Việc thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
Với nguyên tắc này, việc thực hiện chế độ thai sản đối với người lao động phải được nghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội và khi giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Năm là, các quy định về chế độ thai sản phải đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần của cả người lao động và trẻ sơ sinh
Đặc điểm của thai sản là một chu kỳ kéo dài và liên tục từ lúc mang thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi ổn định lại sức khỏe trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai, sinh con, nuôi con,... phải có chính sách cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo cho lao động nữ được chăm sóc chu đáo, liên tục.
Các chính sách bảo hiểm thai sản cũng phải đảm bảo đủ thời gian để người mẹ ổn định và phục hồi sức khỏe sau khi sinh con và chăm sóc con trong thời gian ban đầu cũng như tạo điều kiện cho trẻ sơ sinh thích nghi và phát triển trong môi trường mới.
16