CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNHVỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1.3. Chế độ thai sản trong các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và
1.4.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản theo hai nội dung chính (1) có tham gia bảo hiểm xã hội và có sự kiện thai sản, (2) có quy định về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Điều kiện người lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội và có sự kiện thai sản:
Theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện được hưởng chế độ thai sản là những lao động có tham gia bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. So sánh với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, có thể nhận thấy những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không chỉ bó hẹp trong các trường hợp thai nghén, sinh và nuôi con thông thường, mà đã bổ sung thêm các trường hợp: lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật Việt Nam qua hơn 70 năm cải cách và đổi mới về chế độ thai sản, vừa thể hiện tinh thần nhất quán với các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực thi hành 1/1/2015) khi thừa nhận việc
mang thai hộ, nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây cũng là lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định đối tượng được hưởng chế độ thai sản có lao
động nam, quy định này thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tạo cơ hội cho lao động nam có điều kiện quan tâm, chăm sóc vợ con trong giai đoạn khó khăn, cần người chia sẻ, giúp đỡ, đồng thời giúp cho tình cảm, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình càng khăng khít. Về sự kiện người nhận nuôi con nuôi, Luật bảo hiểm xã hội 2014
31
quy định tăng độ tuổi con nuôi sơ sinh từ mức dưới 04 tháng tuổi (theo luật bảo hiểm xã hội năm 2006) lên thành dưới 6 tháng tuổi (tăng 02 tháng tuổi), quy định này đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và phù hợp với sự điều chỉnh thời gian nghỉ sinh con lên 6 tháng.
Thứ hai, điều kiện về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh:
Khoản 2, Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06 tháng t u ổ i đ ư ợ c hưởng chế độ bảo hiểm thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Cũng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản; khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (mẹ không tham gia) thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nuôi con nuôi được xác định như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi (khoản 1, Điều 9, Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH, ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
32 về bảo hiểm xã hội bắt buộc).
Có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra còn thể hiện sự tiến bộ hơn so với thời kỳ trước khi hạ mức thời gian đóng bảo hiểm trước khi sinh đối với trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên thì chỉ phải đóng 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (khoản 3, Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) - Luật Bảo hiểm xã hội 2006 trước đây không xem xét đến trường hợp này.
Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh để được hưởng chế độ thai sản, có thể xem xét các quy định cuả pháp luật Việt Nam so với một vài quốc gia trên thế giới và khu vực qua biểu tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.1. Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh của một số quốc gia trên thế giới [21, Tr.20]
STT Tên quốc gia Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh
Giới hạn số lần sinh con (lần)
1 Đức
Có 12 tuần tham gia bảo hiểm hoặc có thời gian làm việc liên tục từ 4 đến 10 tháng trước khi sinh
Không giới hạn 2 Pháp Có 200 giờ làm việc trong 3 tháng cuối
cùng trước khi sinh. Không giới hạn
3 Mê hi cô 30 tuần đóng góp trong 12 tháng cuối cùng trước khi sinh.
4 Thái Lan Có 7 tháng đóng góp trong 15 tháng cuối
trước khi sinh. Hai lần sinh con
5 Singapore Thời gian làm việc tối thiểu 180 ngày
trước khi sinh. Hai lần sinh con
6 Trung Quốc Không có quy định thời gian tối thiểu Không giới hạn 7 Nhật Bản Tất cả những người có việc làm trong
diện tham gia bảo hiểm xã hội Không giới hạn
33
Việc quy định về thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh là nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo hiểm trên cơ sở đóng góp của chính người lao động, là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội của mỗi quốc gia, tránh được các hiện tượng trục lợi bảo hiểm xã hội, đảm bảo an toàn cho quỹ bảo hiểm thai sản. Qua biểu tổng hợp trên có thể thấy ở các nước có nền kinh tế phát triển, nguồn quỹ bảo hiểm thai sản ổn định nên quy định về thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội trước khi sinh tương đối thấp, thậm chí các nước như Trung Quốc, Nhật Bản còn không quy định về điều kiện này, như vậy cơ bản đáp ứng khuyến nghị của ILO, đảm bảo mọi cơ hội và điều kiện tốt nhất cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh được hưởng đầy đủ các chế độ an sinh xã hội. Còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do điều kiện kinh tế còn khó khăn, quỹ phúc lợi chưa đảm bảo nên chế độ thai sản đối với lao động nữ có những quy định chặt chẽ hơn. So với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam là bằng hoặc thấp hơn, ngoài ra việc không quy định giới hạn số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản cũng là một quy định mang tính chất “thoáng”, đánh dấu sự tiến bộ của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản, đồng thời có sự tách bạch, phân biệt rõ ràng quan hệ bảo hiểm thai sản với chế độ chính sách khác là chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình.
Bản thân người viết đồng ý với quan điểm của các tác giả đi trước cho rằng Bảo hiểm xã hội không chỉ đơn thuần là một quỹ tài chính hỗ trợ cho người lao động khi gặp các rủi ro mà còn là quỹ bảo hiểm trên cơ sở đóng góp của chính người lao động. Việc quy định điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu để được hưởng trợ cấp thai sản là một biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó pháp luật Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo cơ hội được hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ trong các trường hợp: người sử dụng lao động trốn nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội, lao động nữ làm các công việc thời vụ có tính chất tạm thời và trường hợp vợ chồng
34
khó khăn trong việc mang thai phải điều trị, thụ tinh nhân tạo. Bởi thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất được xây dựng, phủ kín, “bê tông hóa” phần lớn các vùng nông thôn trong cả nước (trừ những vùng an ninh lương thực), đồng ruộng bị thu hồi, đất sản xuất không còn, lực lượng lao động làm nông nghiệp trước đây một phần được đào tạo nghề chuyển sang làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp; còn lại với số lượng không ít do độ tuổi, trình độ nhận thức, thói quen và tư duy đã không đáp ứng được với tác phong công nghiệp nên lực lượng lao động thất nghiệp ở các vùng nông thôn là rất lớn, trong đó gần nửa là lao động nữ. Việc không có đất canh tác, sản xuất, cũng không tìm được một công việc ổn định buộc họ phải chấp nhận làm những công việc có tính chất thời vụ là những công việc tạm thời (thường là những công việc thủ công, giản đơn) thay thế người lao động nghỉ chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ việc tạm thời. Công việc tạm thời có khi chỉ kéo dài từ 01 đến dưới 03 tháng trong một năm, hoặc là không liên tục nên việc cộng dồn để đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ thai sản là không đáp ứng. Còn đối với trường hợp chữa vô sinh hiếm muộn đây không còn là “bệnh của người giàu” theo cách nói vui của mọi người trước đây; với môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn như hiện nay việc vô sinh, hiếm muộn đã trở nên phổ biến; trường hợp này quá trình thụ thai, mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ phức tạp hơn rất nhiều so với mang thai tự nhiên. Nhiều trường hợp phải nằm điều trị dài ngày, thể trạng của mẹ và thai nhi không bình thường, sinh non phải nghỉ việc, cộng dồn cũng không đủ 3 tháng đóng Bảo hiểm xã hội nên không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này là không công bằng, gây thiệt thòi cho người lao động, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, không được bù đắp chi phí khi mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh sẽ khiến người lao động có tâm lý bất an, không yên tâm lao động sản xuất. Mặc dù Luật Bảo hiểm xã hội có xem xét giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần đối với trường hợp chỉ có người chồng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp một phần chi phí khi lao động nữ sinh con, nhưng như vậy lao động nữ vẫn không được hưởng lương, không được đóng
35
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ sinh con; nếu trong thời gian này người mẹ do thể trạng yếu sau khi sinh con phát bệnh phải vào viện điều trị thì toàn bộ chi phí thuốc men, viện phí sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả.
Như vậy ở một khía cạnh nào đó pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có những quy định phù hợp nhằm thực hiện được đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chế độ thai sản là chăm sóc sức khỏe của lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh; chưa bảo đảm thực thi một cách toàn diện, đồng bộ quyền được hưởng chế độ thai sản của người lao động - Một vấn đề đang được các quốc gia trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam đặc biệt quan tâm và quyết tâm thực hiện.