Trường hợp sinh con

Một phần của tài liệu Chế độ thai sản từ thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH SANKOH việt nam thuộc khu côn nghiệp bờ trái sông đà , tỉnh hòa bình (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNHVỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN

1.3. Chế độ thai sản trong các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và

1.4.3. Thời gian hưởng chế độ thai sản

1.4.3.3. Trường hợp sinh con

* Đối với lao động nữ

Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể phụ nữ mang thai giảm hơn bình thường vì lúc này hệ miễn dịch đang tập trung bảo vệ thai nhi, cơ thể người mẹ rất dễ bị tổn thương về sức khỏe đặc biệt là những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày.

Do đó, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em bằng việc quy định thời gian nghỉ cho lao động nữ khi sinh con là nhu cầu thiết yếu không chỉ rành riêng cho lao động nữ mà còn là chính sách ưu việt quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Quỹ Nhi đồng quốc tế Unicef khuyến nghị các nước nên trao cho những người làm cha, mẹ thời gian nghỉ thai sản, chăm sóc con bắt buộc là 6 tháng.

Ở Việt Nam, trên cơ sở về thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012, để tạo lập một hành lang pháp lý chung thống nhất Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Bên cạnh quy định về thời gian nghỉ sinh con, còn có thêm nhiều chính sách dành cho lao động nữ khi sinh con như: nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định pháp luật về lao động (khoản 3, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội). Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc

38

hưởng chế độ thai sản là 04 tháng, áp dụng đối với con chết sau cùng (Điều 10, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Mặc dù quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con là 06 tháng, nhưng pháp luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh với hai điều kiện: một là, đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng, hai là, đã báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Trường hợp này ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn 06 tháng theo quy định.

Đánh giá về thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản khi sinh con của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có thể thấy, so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thời gian nghỉ trước và sau khi sinh tăng lên 02 tháng, quy định mới về thời gian nghỉ trước sinh tối đa là 02 tháng trước đây không quy định.

Bảng 2.2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ sinh con của một số quốc gia trên thế giới [20], [36, Tr. 13-17].

STT Quốc gia Thời gian nghỉ thai sản

Đối với mẹ Đối với bố Chia sẻ thời gian nghỉ giữa bố và mẹ 1 Anh 26 tuần 2 tuần Nếu người mẹ không nghỉ hết thời

gian thai sản đã đi làm lại thì người cha có thể tiếp tục nghỉ

2 Đan Mạch 18 tuần 2 tuần 32 tuần còn lại sẽ được chia cho cả bố và mẹ

3 Canada 17 tuần 35 tuần nữa được chia cho cả bố và mẹ

4 Iceland 55 tháng 55 tháng 02 tháng nữa do bố mẹ tự thỏa thuận và phân chia

5 Mỹ 84 ngày

39 6 Malaysia 90 ngày

7 Thái Lan 90 ngày

8 Lào 90 ngày

9 Trung Quốc

14 tuần 10 Singapore 16 tuần 11 Mông cổ 120 ngày 12 Bangladesh 16 tuần

Theo biểu 2.2 có thể thấy Việt Nam là một trong số ít các quốc gia (4 quốc gia) trong khu vực Châu Á có quy định về thời gian nghỉ sinh con cao hơn mức tiêu chuẩn 14 tuần do ILO quy định, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới trẻ em cần phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Thực hiện chế độ nghỉ thai sản 6 tháng nhằm giúp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, đồng thời có thời gian chăm sóc con sơ sinh tốt hơn, giúp con phát triển đầy đủ, toàn diện.

Tuy nhiên việc quy định dài thời gian nghỉ sinh con như vậy đã thực sự phát huy hết ý nghĩa, vai trò của chế độ bảo hiểm thai sản nói riêng và chế độ an sinh xã hội nói chung? khi chưa có sự tương đồng giữa sự tiến bộ trong quy định về chế độ thai sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành với pháp luật và cơ sở hạ tầng giáo dục mầm non ở Việt Nam: pháp luật về chế độ thai sản quy định người mẹ được nghỉ trước và sau khi sinh là 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng; đối với trường hợp sức khỏe của mẹ ổn định, do tính chất công việc có thể đi làm sớm trước 02 tháng. Như vậy là tối thiểu khi con đủ 4 tháng tuổi người mẹ phải quay trở lại làm việc; hiện nay mặc dù Luật giáo dục Việt Nam có quy định: “Trường mầm non: nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi” – Thông tư 19/2017/TT-BGGĐT, tuy nhiên trên thực tế hầu hết các trường mầm non công lập trên cả nước chưa đáp ứng đủ số lượng, chất lượng về cơ sở vật chất cũng như trình độ giáo viên, cho nên không tuyển sinh các cháu có độ

40

tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi mà chủ yếu nhận các cháu từ đủ 18 đến 24 tháng tuổi.

Như vậy lao động nữ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản không có cơ hội gửi con vào các trường công lập, nếu không có người nhà hỗ trợ việc trông con họ buộc phải gửi con tại các cơ sở, các lớp mẫu giáo tư nhân chật chội, không bảo đảm vệ sinh, an toàn, chất lượng dịch vụ kém. Tại các cơ sở này, người trông trẻ không được đào tạo bài bản, không có kỹ năng sư phạm, nhất là thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em ở một số cơ sở trông giữ trẻ tư nhân gây cho trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong đã khiến nhiều công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp lâu năm, dù tay nghề cao cũng không yên tâm, phải bỏ việc đưa con về quê chăm sóc...Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của lao động nữ mà còn làm cho tỷ lệ người thất nghiệp trong xã hội ngày càng tăng cao vì sau một thời gian nghỉ để chăm sóc con thì người lao động rất khó để tìm việc làm.

Đồng thời gây khó khăn cho công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành, nghề sử dụng nhiều lao động nữ.

Tại khoản Khoản 2, Điều 7 Nghị định 85 quy định lao động nữ được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong giờ làm việc khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Quy định này là sự tiến bộ của pháp luật Việt Nam nhưng việc áp dụng không phải dễ với tất cả các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền, sử dụng nhiều lao động nữ (sắp xếp thế nào để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất). Việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa là quá khả năng đối với nhiều đơn vị vì tiềm lực kinh tế, quỹ đất có hạn cũng như không có sự đảm bảo kỹ thuật thanh trùng, bảo quản nguồn sữa dự trữ. Nghị định 85 quy định việc trang bị phòng vắt, trữ sữa chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, như vậy nếu đối với những lao động nhà xa, công ty chưa có điều kiện trang bị phòng vắt, trữ sữa thì quy định nghỉ 60 phút là chưa nhiều ý nghĩa đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo quan điểm của tác giả để thực hiện tốt nội dung này cần sự hướng dẫn, chia sẻ, hỗ trợ từ phía Nhà nước, các cơ quan có chức năng, nếu không những quy định của pháp luật dù có tiến bộ nhưng vướng mắc trong vấn đề

41

thực thi, thì rất nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn đảm bảo doanh thu, tiến độ sản xuất trước, bởi chi phí để thực hiện đúng pháp luật là quá khả năng. Như vậy đồng nghiã với việc người lao động sẽ không được hưởng những quyền và lợi ích mà pháp luật quy định.

* Đối với lao động nam

Điều 6, Điều 7, Luật Bình đẳng giới 2006 có ghi nhận: “Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”, “Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình”; tại Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức”. Đây chính là tư tưởng tiến bộ cuả pháp luật Việt Nam khi dần hình thành những nhận thức về sự bình đẳng, thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, trách nhiệm gia đình, chăm sóc con không chỉ thuộc về người phụ nữ; thứ hai, đối tượng được bảo vệ trong chế độ thai sản không chỉ là lao động nữ mà bao gồm cả lao động nam và lao động nữ. Xuất phát từ quan điểm bình đẳng đó mà đến Luật Bảo hiểm xã hội 2014, một nội dung mới, thể hiện sự tiến bộ sánh ngang với các quốc gia có nền kinh tế phát triển là quy định nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam. Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, cụ thể lao động nam được nghỉ 05 ngày làm việc hoặc 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hay sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì lao động nam được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Đối với trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc (khoản 2, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, nếu mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ (trong tổng thời gian 6

42

tháng nghỉ trước và sau khi sinh, nếu là sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng). Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo quy định, nếu người mẹ chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, nếu mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

So với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam ở Việt Nam không nhiều (chỉ từ 5 đến 14 ngày tùy từng trường hợp) và chỉ giới hạn trong vòng 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh mà chưa có quy định về việc nghỉ thai sản thay vợ chăm sóc con. Nhưng nếu so với các quốc gia trong khu vực thì nhiều nước (như Lào, Malaysia, Thái Lan,...) chưa có quy định tiến bộ như Việt Nam. Đây lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định chế độ thai sản đối với lao động nam, quy định mới này phù hợp với khuyến nghị của ILO, khuyến khích người cha cùng san sẻ việc nhà và tham gia chăm sóc con nhiều hơn khi chào đời, đảm bảo cho người vợ sau sinh được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Một phần của tài liệu Chế độ thai sản từ thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH SANKOH việt nam thuộc khu côn nghiệp bờ trái sông đà , tỉnh hòa bình (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)