Các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chế độ thai sản đối với người lao động

Một phần của tài liệu Chế độ thai sản từ thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH SANKOH việt nam thuộc khu côn nghiệp bờ trái sông đà , tỉnh hòa bình (Trang 92 - 99)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở CÔNG TY

3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chế độ thai sản đối với người lao động

3.3.1. Tăng cường hỗ trợ về kinh tế, chính sách phúc lợi xã hội và nguồn nhân lực

Như đã phân tích ở trên, Chế độ thai sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành có nhiều quy định mang tính đột phá. Tuy nhiên để chế độ thai sản thực sự đạt hiệu quả và thể hiện đầy đủ, toàn diện tính nhân văn, không chỉ cần có những giải pháp về pháp lý mà còn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, cá nhân về kinh tế, chính sách phúc lợi xã hội và nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ về kinh tế:

+ Đối với người sử dụng lao động, đặc biệt là những công ty sử dụng nhiều lao động nữ. Theo khoản 4, điều 153 Bộ Luật lao động 2012 thì Nhà nước có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế, nghĩa là những doanh nghiệp này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ

84

kinh phí từ quỹ này, được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế. Thế nhưng những chính sách này rất khó thực hiện, vì thủ tục phức tạp, lại không có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy theo quan điểm của bản thân tác giả, để các doanh nghiệp yên tâm tuyển dụng lao động nữ mà không quá lo lắng với những chi phí phát sinh do thực hiện chế độ chính sách nói chung và chế độ thai sản nói riêng đối với người lao động; Bộ Tài chính, cơ quan thuế cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định nêu trên và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục miễn giảm thuế và xem xét các khoản chi cho lao động nữ vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để chính sách về thuế sẽ là động lực để đảm bảo hiệu lực thực thi pháp luật về chế độ thai sản tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Về chính sách phúc lợi xã hội:

+ Đối với những đối tượng người lao động, như: lao động nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao xa xôi hẻo lánh,... không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không được hưởng chế độ thai sản khi mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Quy định này khiến cho một bộ phận không nhỏ lao động nữ ở Việt Nam không được hưởng chính sách an sinh về thai sản, là một thiếu sót mà trong thời gian ngắn Pháp luật chưa thể có những quy tắc ứng xử cho phù hợp. Vì vậy tác giả kiến nghị Ngân sách nhà nước cần xem xét, hỗ trợ lao động nữ ở nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ người dân tộc thiểu số được hưởng mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhằm giữ vững truyền thống nhân văn, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

+ Để đảm bảo cho lao động nữ yên tâm sớm trở lại với công việc sau khi nghỉ hết thời hạn theo quy định của chế độ thai sản, tác giả kiến nghị Nhà nước cần có kế hoạch, biện pháp hoàn thiện hệ thống giáp dục mầm non, đảm bảo về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của giáo viên, đủ về số lớp, số cô để triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật giáo dục là nhận trông trẻ từ đủ 3 đến 6 tháng tuổi.

Đồng thời có sự hỗ trợ về vật chất, nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện lắp đặt phòng vắt, trữ sữa tại các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ.

85

- Về nguồn nhân lực nhân lực: Cần xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động đủ về số lượng, nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ cao. Cử cán bộ làm công tác quản lý, thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo công khai, chính xác và kịp thời việc giải quyết chế độ thai sản cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp ở địa phương cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở doanh nghiệp hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác nhân sự phụ trách việc tham mưu giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.

3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chế độ thai sản trong doanh nghiệp

Sự hạn chế trong hiểu biết kiến thức pháp luật là một nguyên nhân khiến cho công tác thực thi đạt hiệu quả chưa cao. Do đó để đảm bảo các quy định tiến bộ của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ thai sản phát huy hiệu quả, cần cải thiện nhận thức của cả người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm cũng như quyền lợi khi chấp hành các quy định của pháp luật. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chế độ thai sản và các vấn đề liên quan đối với hai nhóm đối tượng trên, cụ thể như sau:

- Đối với người lao động: Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội để phòng ngừa rủi ro cũng như hiểu biết về quyền lợi mà bản thân họ được hưởng khi phát sinh sự kiện thai sản trong quá trình lao động. Hiện nay, Việt Nam là thị trường lao động tiềm năng, một điểm mạnh thu hút rất nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trong xu thế hội nhập ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được thành lập và xây dựng, đây là nơi tập trung đông nhất lực lượng lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nữ trong các ngành dệt may, linh kiện điện tử, chế biến lương thực, thực

86

phẩm,...Nhóm lao động này phần lớn còn thiếu kiến thức về chế độ thai sản do ít có điều kiện tiếp xúc với quy định của pháp luật hoặc do hạn chế trong nhận thức và khả năng tiếp thu. Chính vì vậy cần có biện pháp tuyên truyền đúng hướng, đúng đối tượng, đổi mới về phương pháp và hình thức tuyên truyền, không chỉ áp dụng các hình thức tuyên truyền truyền thống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các kênh truyền thông, áp phích quảng cáo,...mà còn cần thực hiện việc tuyên truyền thông qua các buổi họp, mitting; tại các cơ sở sản xuất theo dây chuyền tiến hành tuyên truyền bằng hình thức đọc tin, đọc các quy định của pháp luật trên loa phát thanh; lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật về chế độ thai sản với công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hay tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật nhân dịp kỷ niệm tháng công nhân,...

- Đối với người sử dụng lao động: Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, còn cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ thai sản. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người sử dụng lao động thấy được những lợi ích khi thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, bởi khi thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động sẽ tạo ra môi trường làm việc ổn định, năng suất lao động tăng, tiến độ cũng như chất lượng hàng hóa, sản phẩm được đảm bảo, tạo được niềm tin đối với đối tác và khách hàng - Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức tuyên truyền đối với đối tượng này cũng cần có sự đổi mới, linh hoạt, ngoài những hình thức tuyên truyền truyền truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các kênh truyền thông, áp phích quảng cáo,...cần áp dụng hình thức tuyên truyền thông qua các Khối, Hội doanh nghiệp, qua các buổi Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, hay thông qua hình thức khen thưởng, nêu gương, nhận rộng điển hình tiên tiến.

87

3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ quyền được hưởng chế độ thai sản của người lao động

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức Công đoàn cơ sở cần phát huy vai trò bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, trong đó có quyền được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Công đoàn cơ sở tích cực tham gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, thuyết phục người sử dụng lao động ký các điều khoản có lợi, cao hơn quy định của pháp luật về chế độ chính sách nói chung và chế độ thai sản nói riêng đối với người lao động. Nâng cao vai trò Ban nữ công trong việc đại diện bảo vệ lao động nữ. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, với chủ doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội; tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề cho người lao động đặc biệt là lao động nữ, như: tư vấn về dân số kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng làm mẹ an toàn, kỹ năng chăm sóc sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh,...Đề xuất với các cấp, các ngành thực hiện chế độ, chính sách về nhà ở công nhân, giáo viên mầm non, nhà trẻ mẫu giáo tại nơi sử dụng nhiều lao động nữ như các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.

Đồng thời, các cấp Công đoàn còn cần nâng cao vai trò, uy tín trong việc giám sát và tham gia giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp về chế độ thai sản đối với người lao động. Từ đó góp phần nâng tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm xã hội, nâng cao tỷ lệ người lao động được hưởng chế độ thai sản, nhằm đảm bảo mọi quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động được thực thi.

3.3.3. Đẩy mạnh công tác phối hợp quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật về chế độ thai sản

Mặc dù hằng năm, chính phủ đều có chính sách tăng lương tối thiếu nhưng thực chất lương tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động.

Các doanh nghiệp không tăng lương tối thiểu vì sợ tăng chi phí và bảo hiểm xã hội

88

phải đóng cho người lao động; thậm chí nhiều doanh nghiệp tồn tại hai mức lương, lương thực lĩnh cao hơn rất nhiều lần so với mức lương trên sổ sách nhằm cắt giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; điều này gây thất thu không nhỏ cho quỹ bảo hiểm xã hội và bản thân người lao động cũng không được hưởng lợi từ chính sách an sinh hưu trí và thai sản. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả cần tạo lập một cơ chế phối hợp liên thông giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý, như với cơ quan đăng ký doanh nghiệp kịp thời thông tin về số doanh nghiệp được đăng ký thành lập và đi vào hoạt động ở địa phương, với Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp cung cấp thông tin về số lao động được tuyển dụng, ký hợp đồng, sự biến động lao động hằng năm và thông tin về tiền lương, mức thu nhập,... định kỳ 6 tháng một lần..Điều này sẽ kiểm soát được được đối tượng, mức đóng bảo hiểm xã hội, sẽ có cơ sở để quản lý tốt công tác thu, chi bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo quyền được hưởng chế độ thai sản của người lao động được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện.

Đồng thời cần tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ chính sách nói chung và chế độ thai sản nói riêng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các đơn vị có sử dụng nhiều lao động nữ để kịp thời phát hiện và xử lý nhằm chấn chỉnh các hành vi vi phạm trốn đóng bảo hiểm xã hội hoặc không giải quyết chế độ nghỉ thai sản theo quy định cho người lao động.

89 Tiểu kết chương 3

Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực (1.1.2016) và từ thực tiễn thực hiện chế độ thai sản tại công ty TNHH Sankoh Việt Nam thuộc khu công nghiệp bờ trái sông Đà tỉnh Hòa Bình có thể thấy để công tác thực hiện pháp luật về chế độ thai sản theo Luật mới đạt kết quả cao thì điều kiện tiên quyết là xây dựng một hệ thống các quy định của pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, điều kiện của cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm, hoàn cảnh của người lao động. Đồng thời cần có sự kết hợp giữa các biện pháp quản lý, tổ chức thực hiện như: chính sách về kinh tế, phúc lợi xã hội, công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm,...Thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động về chế độ thai sản được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện.

90

Một phần của tài liệu Chế độ thai sản từ thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH SANKOH việt nam thuộc khu côn nghiệp bờ trái sông đà , tỉnh hòa bình (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)