BÀN LUẬN VỀ ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) (Trang 135 - 150)

TRONG HỆ THỐNG ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM 4.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí

4.1.1. Đặc trưng về tạo hình

4.1.1.1. Tạo hình trang trí mang tính dân gian

Tạo hình mang tính dân gian Việt Nam là một trong những nét đẹp trong tạo hình truyền thống có giá trị cần phải được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh việc tiếp thu và chịu ảnh hưởng về nghệ thuật trang trí của hai nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ, người Việt đã biến đổi những tạo hình ấy một cách có chọn lọc, hài hòa và tinh tế để trở thành một sản phẩm trang trí mang tinh thần Việt rõ nét. Biểu hiện là các tạo hình trong một số hoạt cảnh mang yếu tố làng xã, đất và con người nơi đây. Mặt khác, còn được biểu hiện trong các phương thức lao động sản xuất và lao động kinh tế. Trong cuốn Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ) Trần Lâm Biền nhận định: “Ở lĩnh vực nghệ thuật, thực sự những mảng chạm, những pho tượng, đã nói lên một cách hết sức rõ rệt về tâm hồn Việt mang nhiều yếu tố phi Hoa, phi Ấn, nó cho biết một cách khá cụ thể về nhận thức của con người Việt, về vũ trụ quan và nhân sinh quan” [16, tr.47]. Cụ thể:

Ở khu vực ngoại đình

ĐLLT và ĐLHL được dựng nên trong một môi trường tương đối thuận lợi cả về sức người sức của cho nên quy mô xây dựng đình tương đối đồ sộ so với các ngôi đình khác trong toàn tỉnh cũng như trong cùng khu vực. Đình được dựng vững chãi với các cột cái to, cùng không gian thờ tự lớn. Thực tế kiến trúc ở ĐLLT và ĐLHL đều mang lối kiến trúc dàn trải theo chiều ngang, là đà theo mặt đất với phần mái chiếm khoảng 2/3 so với toàn bộ chiều cao của ngôi đình.

Cả hai ngôi đình đều có lối kiến trúc cùng nghệ thuật chạm khắc mang màu sắc rất riêng mà không phải ngôi đình nào cũng có. Do địa hình đặc biệt nên Phú

Thọ được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên dồi dào gồm có cả núi, đồi, đồng bằng và sông hồ ao suối cộng thêm sức dân với nền kinh tế phát triển mạnh cùng các nghề buôn bán nhỏ như nghề làm mì gạo, miến gạo ở X. Hùng Lô và nền giao thương bằng đường sông tương đối phát triển ở khu vực ngã ba Hạc, do vậy nguyên vật liệu chính dựng đình trước đây được làm bằng gỗ mít là chủ yếu (hiện nay chỉ còn một cột trong hậu cung ở ĐLLT), sau sửa chữa và có thêm các loại gỗ khác như đinh, lim. Có thể thấy rằng, toàn bộ lối kiến trúc ở ĐLLT và ĐLHL được kế thừa từ dòng nghệ thuật dân gian mang tính thuần Việt với kiểu thức “Nhà sàn – Thuyền” (được in trên mặt trống thời Đông Sơn) như một minh chứng rõ ràng về sự học hỏi và kế thừa từ một dòng nghệ thuật mang màu sắc nền nghệ thuật dân gian thuần Việt rõ nét.

Vì ĐLLT và ĐLHL dựng lên ở làng có vị trí gần dân, và ở địa thế cao trên đỉnh đồi lại thuộc địa phận lưu vực ngã ba sông Bạch Hạc nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt nơi đây, chính vị trí gần bờ sông bến bãi nên khả năng hứng bão của ngôi đình khá lớn, việc kiến trúc mái thấp và vút cong lên phía trên, mái ngói được lợp hai lớp nên rất dày toàn bộ phần mái đè nặng xuống cũng không bị bay ngói vào mùa giông bão, mái đình xòe rộng 4 góc rất mát mẻ cho những ngày trời nắng nóng. Mặt khác, đây là khu vực gần sông nên việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng rất thuận lợi khi phải di chuyển rất nhiều các khối gỗ lớn ở trên rừng để làm cột dựng đình. Do vậy, với địa hình và khí hậu như trên, để dựng lên được ĐLLT và ĐLHL khang trang bề thế với những hàng cột lớn là thao tác rất nặng nhọc với yêu cầu và kỹ thuật cao, bên cạnh các dụng cụ hỗ trợ như: cưa, xẻ, con lăn, bào, đục đẽo, đóng nêm cùng các kỹ thuật lắp ráp theo mộng để dễ dàng tháo rỡ khi ngôi đình cần di chuyển cũng được các hiệp thợ rất quan tâm trong quá trình dựng đình. Toàn bộ ngôi đình riêng phần mái chỉ được làm một tầng và có 4 đầu đao hướng lên trên, trên đầu đao uốn ngược lên và đầu đao chạm rồng quay ngược lại đối diện với rồng uốn khúc ở bờ giải. Riêng phần ngói ở ĐLLT được lợp mới sau năm 2008 lợp

bởi ngói di, còn ngói ở ĐLHL hiện ngả màu rêu đen và trông rất cổ kính, chí ít cũng có niên đại sau lần trùng tu lớn vào thời Nguyễn.

Nhìn từ phía ngoài, đình được tạo hình với bộ mái lớn, trông khá đồ sộ, tỷ lệ chiếm hơn một nửa so với toàn bộ chiều cao của đình, có thể che phủ gần hết toàn bộ không gian đình nên tạo một không gian rất thoáng mát. Ngói được làm từ đất nung với nhiệt độ cao nên có tuổi thọ rất lâu đời, sau mỗi dịp trùng tu người ta đảo ngói và thay thế những viên ngói vỡ bằng những viên ngói mới hơn.

Mặt khác, khuôn viên ở hai đình khá lớn với khoảng sân rộng rãi lối ra vào có dựng 1 nghi môn được tạo hình với hai cột trụ biểu có chạm khắc rồng, phượng và hình tượng Rahu ở trên đó, phong cách tạo hình nghi môn ở hai ngôi đình khá thống nhất, phình to ở phía dưới và thắt búp dần ở phía trên, 1/3 cột trụ biểu được đắp nổi những hình tứ linh, đôi bên đối xứng là đôi lân chầu trong tư thế ngồi trên cột trụ như một điểm nhấn có sự nhắc lại về tạo hình cũng như họa tiết tạo sự nhịp nhàng trong việc phối cảnh trong khuôn viên của đình, xung quanh được điểm xuyết một vài cây mang tính chất tâm linh như cây đa (ĐLHL), cây đại (ĐLLT).

Sự hòa hợp với thiên nhiên là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi dựng lên kiến trúc hai ngôi đình nơi đây khi thời tiết với 4 mùa đặc trưng có gió mùa, có nắng nóng, có bão lụt, có lạnh giá thậm chí là còn có thú dữ ở miền rừng vì thế để thích nghi và tồn tại được cho đến ngày nay phần lớn cũng nhờ tính cân bằng và hòa hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên đem lại. Xu thế hai ngôi đình được phát triển theo chiều ngang, 4 mái xòe rộng trên những chiếc cột cỡ lớn một vòng tay ôm không xuể, được kê trên những phiến đá chân tảng có sức nặng bám chặt xuống nền đất, đình có dấu tích mộng sàn và sau giai đoạn trùng tu năm 2008 ở ĐLLT được lắp lại hệ thống sàn giật theo 3 cấp.

Ở khu vực nội đình

Không giống những ngôi đình khác, ĐLLT và ĐLHL có xuất phát điểm khá khác biệt hơn, ở ĐLLT xuất phát điểm từ một ngôi miếu Vật còn ở ĐLHL

được chuyển hóa từ đền thờ Hùng Vương sang đình cho nên đặc trưng trang trí của hai ngôi đình vẫn tuân thủ theo lối trang trí chung của những ngôi đình ở Việt Nam nhưng mặt khác vẫn có những dấu ấn trang trí đậm chất văn hóa của miền quê Phú Thọ. Trong đó, ở ĐLLT thờ nhị vị vua bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, ở ĐLHL thờ tam vị đại vương là Ất Sơn Đại Vương, Viễn Sơn Đại Vương và Áp Đạo Quan Đại Vương. Từ việc thờ tự cho đến hoành phi câu đối đều mang tính chất tôn vinh các vị thần làng tiêu biểu như bức hoành phi ở ĐLLT đề

Thánh cung vạn tuế” (Nghĩa là: Thánh thể muôn năm), cho tới các câu đối ở ĐLHL đều ca ngợi công lao của các vị tiên đế như: Khai tịch Hồng đồ cao đế nhất, Hóa sinh nguyên khí lập thân tam (Tạm dịch nghĩa: Họ Hồng Bàng mơ hoang sớm nhất, khi bắt đầu thì thờ 3 vị). Theo cuốn An lão thần tích do Đại học sỹ Hàn lâm viện Nguyễn Bính phụng soạn năm đầu niên hiệu Hồng Phúc (1572) cũng khẳng định về tích truyện buổi đầu lập ấp xây làng của nhân dân X.Hùng Lô qua tích vua Hùng cùng con gái yêu cưỡi ngựa qua vùng đất này, thấy khí thiêng bốc lên, sông Lô ở phía Đông, trông xa phía Tây có núi Nghĩa Lĩnh, vua cho đất ấy là đẹp, trù phú và ắt sẽ nhiều anh tài phát triển. Để tưởng nhớ công ơn của vua người dân dựng nên ngôi miếu thờ Hùng Vương để truyền đời hương khói.

Các đồ thờ tự ở hai đình đều được xắp xếp bày biện theo thể thức chung của các ngôi đình Việt trong một không gian thờ tự bao gồm kiệu thờ, lọng thờ, mão thờ, ngai thờ, tượng thờ, hốt, bát bửu, chấp kích cùng các đôi rồng chầu, hạc chầu. Các đồ thờ được bày biện trong nội đình là đều là những vật dụng biểu tượng cho thần đình. Khu vực hậu cung là nơi chốn thâm nghiêm nhất trong tòa đại đình, các đồ thờ và vật dụng trong đó đều được trang trí bởi các họa tiết theo phong cách Nguyễn (giai đoạn gắn liền với quá trình trùng tu và tôn tạo) điển hình là: các họa tiết thêu thùa trên võng lọng, cho tới các họa tiết trên lục bình, tạo hình hoa sen (cắm trong lọ), cửa võng cũng được dựng lên để ngăn cách không gian phàm và không gian của thần có hai bên được trang trí theo lối đối xứng và thường trong dáng chầu về giữa được sơn son thếp vàng lộng lẫy để tạo

nên một không gian trang trí đậm tính chất trang nghiêm mà vẫn đầy chất tạo hình nghệ thuật.

Ở khu vực trang trí trên kiến trúc

Trang trí trên kiến trúc ở hai ngôi đình chủ yếu được thể hiện thông qua các hình thức như: chạm khắc, tượng, tranh vẽ trên ván gỗ, đặc biệt là ở ĐLLT còn có hình thức thờ tượng giống như trong các ngôi đền và ở ĐLHL có hình thức tranh vẽ trang trí trên ván gỗ được gắn trực tiếp trên kiến trúc. Trong các hình thức trang trí đó, ở ĐLLT tiêu biểu với các tác phẩm chạm khắc còn ở ĐLHL sử dụng nhiều hình thức tranh vẽ trên ván gỗ và chạm khắc tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đủ để tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho nơi đây.

Đối với chạm khắc, tất cả đều được thể hiện cao bởi trình độ kỹ thuật chạm khắc gỗ mang nhiều phong cách khác nhau chủ yếu mang phong cách của hai triều đại Lê - Nguyễn nhưng tính thuần Việt được thể hiện phần lớn ở những tác phẩm có niên đại chủ yếu vào thời hậu Lê. Nếu quy về hình, các mảng chạm khắc vẫn tuân thủ một lối bố cục như bố cục hình cơ bản, bố cục theo dạng thức đối xứng, được sử dụng đường nét, khối hình tương phản làm chủ đạo, hai ngôi đình hai phong cách chạm khắc khác nhau với những đề tài cũng khác biệt nhưng trên hết, cả hai ngôi đình đều có những tác phẩm chạm khắc mang đầy tính lạc quan trong từng nét chạm với những chủ đề dân gian.

Cũng giống như các ngôi đình khác trong giai đoạn TK XVII, chạm khắc ở ĐLLT với đặc trưng là những mảng chạm về rồng ổ và điểm không nhiều những hoạt cảnh người trong tư thế hầu Thánh và một vài con thú nhỏ. Còn ở ĐLHL chủ yếu là các họa tiết mang đậm chất dân gian cùng lối trang trí có phần phóng khoáng và cách sử dụng bố cục sinh động, tuy nội dung có sử dụng các mô típ trang trí xuất phát từ các câu chuyện cổ như: Bát tiên quá hải, Long vân đại hội, Tây du ký, Võ Tòng đả hổ,… nhưng xét về mặt tạo hình, lối trang trí đậm chất dân gian đã làm cho các mô típ cổ thêm phần hóm hỉnh hơn, tuy sử dụng các mô típ cổ nhưng đề tài trang trí lại được lồng ghép cho gần gũi thân thương

với các hoạt cảnh xoay quanh về cuộc sống của con người với những lối sinh hoạt hết sức nhộn nhịp và vui vẻ như: Đấu vật, đấu khiên, cưỡi thuyền rồng, lễ hội, đi săn,... Sự sinh động ấy còn được góp mặt bởi bảng màu nguyên chất như:

đỏ, vàng, trắng, chàm, lục và những màu nâu trầm gắn với đồng ruộng nơi thôn quê của người Việt.

Các hoạt cảnh có yếu tố làng xã: Làng xã của người Việt xưa nay vốn mộc mạc, chất phác, do đó một số hình ảnh làng xã nông thôn Việt Nam hiện lên trong các mảng chạm khắc cũng như các đề tài trang trí trong các bản vẽ màu trên gỗ hiện lên vô cùng giản dị mà thân thương, hình ảnh làng xã với nếp sinh hoạt thường thấy như: chăn trâu, đấu vật, tập trận giả, bắt lợn, bắt rắn hay như các bức chạm miêu tả sinh động về các hoạt cảnh trong các dịp hội làng. Tạo hình thuyền được khắc tạc trên mặt trống thời kỳ Đông Sơn thì nay được ẩn dụ trong tạo hình ngôi đình với bốn mái xòe rộng và chi tiết hơn với bức chạm đua thuyền được chạm khắc ở ĐLHL.

Bên cạnh các hình ảnh sinh hoạt mang tính cộng đồng trong đời sống làng xã của người Việt, một yếu tố văn hóa không thể thiếu đó chính là tính chất mùa vụ được thể hiện trong các đề tài về hội hè, cầu ước,… Rõ ràng, hội làng là một nét văn hóa mang tính cộng đồng sâu sắc không thể thiếu trong trong tiềm thức người Việt. Thật hiếm có làng nào mà không tổ chức hội hè. Hội làng được tổ chức hàng năm thường vào đầu mùa xuân hoặc sau mỗi mùa vụ để báo cáo lên tổ tiên và cầu cho thắng lợi mùa vụ mới, đây chính là thời điểm cuốn hút nhất, vui nhất và tưng bừng nhất trong suốt một năm lao động vất vả của người nông dân vì thế hội làng thường được tổ chức rất long trọng với phần lễ trang nghiêm và phần hội thuần Việt được tổ chức vô cùng náo nhiệt qua các nghi thức như: tế lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian. Thông qua các hình ảnh về nếp sinh hoạt hội hè của người dân nơi đây đã phần nào thể hiện được tinh thần dân tộc rõ nét, đoàn kết vì một xã hội phồn vinh. Có thể thấy ước nguyện của người dân thông qua các lễ hội quen thuộc như: đua thuyền (ĐLHL), đấu vật (ĐLHL), đấu khiên

(ĐLHL),qua mỗi dịp hội hè, tình làng nghĩa xóm thêm phần khăng khít, người dân lại gần nhau, không phân biệt sang hèn, tất cả đều dấy lên lòng tự hào dân tộc, gìn giữ quê hương và đồng lòng tiếp tục vẽ nên các trang sử vàng mang truyền thống dân tộc của người Việt.

Ngoài sản xuất nông nghiệp lúa nước thì hoạt động kinh tế ở vùng Ngã ba sông – TP. Việt Trì còn mạnh cả về kinh tế thương mại (bao gồm cả kinh tế triền sông, ở sông ngòi, bến, bãi). Người xưa đã biết đóng thuyền bè và đi lại bằng thuyền rất sớm cho nên “Thuyền” cũng được coi là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt cổ. Phú Thọ tuy là một vùng đất thuộc miền Trung du nhưng lại được tạo hóa ban cho một ngã ba thiêng gọi là Ngã ba Bạch Hạc, do đó nơi đây vừa mang yếu tố của miền sông nước lại vừa mang yếu tố của miền rừng.

Chính yếu tố này đã tạo điều kiện cho mô hình nhà sàn phát triển cùng với hệ thống mái cong tựa như hình thuyền mà ta vẫn thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn phát triển với ý nghĩa xa hơn là biểu tượng của cư dân nông nghiệp lúa nước của vùng Đông Nam Á xa xưa. Đây cũng chính là tâm thức nguồn cội của dân tộc Việt - tâm thức hướng ra biển của dân tộc Việt thì nay, tạo hình thuyền được ẩn dụ trong tạo hình của kiến trúc, mái đình cong như mũi thuyền, lòng đình rộng tựa như lòng thuyền, các hàng chân cột tựa như những mái chèo.

Văn hóa mặc và tâm thức thờ nữ thần của người Việt: trong văn hóa Việt cổ, phụ nữ có quyền rất lớn, họ gần như là lực lượng lao động chính trong xã hội và đây cũng là một đặc điểm tạo nên dấu ấn rất riêng của nền văn hóa này. So với các quốc gia khác trong khu vực, tâm thức thờ nữ thần của người Việt phát triển khá sớm, ngay từ buổi sơ khai từ hình thức thờ nguyên thủy Tứ Pháp (Mây – Mưa – Sấm - Gió), sau đó trong vai trò mẫu mẹ Âu Cơ, trải qua thời gian khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa thì tín ngưỡng này đã hình thành và bảo lưu trong chiều dài lịch sử để trở thành di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Có thể nói rằng tín ngưỡng thờ nữ thần dẫu trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn ăn sâu vào tiềm thức người

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng và đình làng Hùng Lô (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) (Trang 135 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)