Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa

Một phần của tài liệu SO SÁNH các từ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG hán và TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH vực CHÍNH TRỊ, xã hội và ỨNG DỤNG TRONG VIỆC dạy TIẾNG VIỆT CHO học VIÊN TRUNG QUỐC (Trang 23 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.3 Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa

1.1.3.1 Khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Hán

Các từ đồng nghĩa tiếng Hán trong bài luận văn này được phân tích với ba khía cạnh dưới đây:

a) Về phương diện ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành năm nhóm để phân tích:

- Trọng điểm ngữ nghĩa, tức là ý nghĩa nào của từ được nhấn mạnh hơn, sẽ được vận dụng vào để phân tích tất cả các từ đồng nghĩa;

- Cường độ ngữ nghĩa, ví dụ như: sự đánh giá về mức độ cao hay thấp, ngữ khí nặng hay nhẹ, sự khác nhau về cường độ ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích các từ đồng nghĩa động từ, tính từ và phó từ;

- Phạm vi ngữ nghĩa, tức là từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn, sự khác nhau về phạm vi ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích danh từ cũng như một số lượng từ và số từ;

- Phạm vi sử dụng, ví dụ như từ dùng cho người hay là sự vật, cho bản thân mình hay là người khác, cho cá nhân hay là tập thể, cho cụ thể hay là trừu tượng, cho tự nhiên hay xã hội, cho quá khứ hay là tương lai. Nó có thể dùng để phân

tích tất cả các từ đồng nghĩa;

- Sự khác biệt về nét nghĩa, nó cũng có thể dùng để phân tích tất cả các từ đồng nghĩa.

b) Về phương diện ngữ pháp, từ đồng nghĩa được chia thành ba nhóm:

- Đặc trưng ngữ pháp ví dụ như: từ loại, từ có thể lặp lại hay không, ví dụ như nhóm từ đồng nghĩa tiếng Hán: 认识-认得, trong đó ―认识‖ có thể lặp lại thành ―认识认识‖, còn ―认得‖ thì không thể thao tác như kiểu đấy, việc lặp lại hay không chủ yếu tồn tại trong động từ, tính từ và một số phó từ; giữa từ có thể xen vào thành phần khác không, trong tiếng Hán, ví dụ như nhóm từ đồng nghĩa: 帮忙-帮 助,trong nhóm từ đồng nghĩa này, đối với từ ―帮忙 (bang mang)‖ giữa ―帮 (bang)‖

và ―忙‖ có thể xen vào thành tố khác, chẳng hạn, 帮个忙,帮一会儿忙;

- Khả năng kết hợp, ví dụ như: vị trí trong câu, sự khác nhau của vị trí trong câu chủ yếu tồn tại trong phó từ, kết từ và một số danh từ chỉ thời gian, vì vị trí của những từ này ở trong câu thường là không cố định; thành phần đằng trước và đằng sau, nó tồn tại trong tất cả các từ đồng nghĩa; số lượng âm tiết;

- Phân loại câu, ví dụ như: từ dùng trong câu trần thuật hay câu nghi vấn, câu cầu khiến hay câu cảm thán, câu phản vấn, câu khẳng định hay câu phủ định, hoặc là dùng trong câu đơn hay câu ghép … ;

c) Về phương diện ngữ dụng, từ đồng nghĩa bao gồm ba tiểu loại:

- Đặc điểm phong cách ví dụ như: dùng trong văn viết hay dùng trong khẩu ngữ, trường hợp được sử dụng;

- Sắc thái biểu cảm ví dụ như: các từ ngữ có sắc thái trung tính hay biểu thị thái độ kính trọng/coi thường;

- Sắc thái vùng miền: là từ toàn dân hay từ địa phương, là từ thuật ngữ hay từ

nghề nghiệp [65, tr. 57-74].

1.1.3.2 Khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Việt

Các thế đối lập sau có thể dùng làm căn cứ đối chiếu các đơn vị trong dãy đồng nghĩa tiếng Việt để tìm ra sự khu biệt giữa chúng.

a) Xét về khía cạnh phong cách-biểu cảm, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm kết hợp và phạm vi sử dụng của từ.

i. Từ trung tính hay có tính chất khẩu ngữ? Thông tục hay trang trọng?

ii. Khả năng kết hợp như thế nào? Thường đi với từ loại nào?

iii. Từ thường dùng hay ít dùng?

iv. Từ toàn dân hay từ địa phương?

b) Xét về khía cạnh ý nghĩa lô gích-sự vật tính

i. Từ có ý nghĩa cụ thể hay trừu tượng, ý nghĩa tổng hợp? Ví dụ như áo/quần-quần áo, xe-xe cộ, v.v … ;

ii. Từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn? Thí dụ: máu-huyết (thường chỉ nói về máu người)-tiết (máu của một số loài động vật dùng làm món ăn).

iii. Đối với một số thực từ, đặc biệt là các hư từ như thán từ, phụ từ v.v cần chú ý sự khác biệt về khía cạnh ngữ dụng:

(1) Thái độ đánh giá của người nói:

- Sự đánh giá trung tính, khẳng định hay phủ định?

- Sự đánh giá về mức độ, số lượng cao hay thấp, nhiều hay ít?

- Người nói có mong muốn điều nói tới xảy ra hay không?

(2) Sự khác nhau về độ tin cậy, khả năng xảy ra, tính phỏng đoán hay khẳng định.

iv. Đối với các danh từ biểu thị các sự vật cần chú ý đến sự đối lập phổ biến về quy mô, kích thước [rộng/hẹp, lớn/nhỏ …] của các vật mà các từ đồng nghĩa biểu thị. Chẳng hạn, bệnh viện có quy mô lớn hơn bệnh xá [9, tr. 84].

v. Đối với các tính từ cần chú ý tới sự đối lập về mức độ, cường độ (cao/thấp, mạnh/yếu …)

vi. Đối với các động từ, cần chú ý đến sự đối lập giữa các thành tố chính và phụ trong công thức danh học của lớp từ này. Các thành tố đó bao gồm:

- Chủ thể của hành động;

- Khách thể của hành động;

- Mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, địa điểm, thời gian … của hành động.

vii. Dựa vào hình thái bên trong hoặc từ nguyên để phát hiện sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.

Nói tóm lại, khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng tương đượng như khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Hán, chỉ khác nhau chút ít ở tiêu chuẩn dùng để phân loại loạt từ đồng nghĩa, còn về bản chất thì giống nhau, tức là cả hai thứ tiếng đều được phân tích trong khuôn khổ ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng. Và chúng ta có thể lựa chọn một số khía cạnh nào đó phù hợp nhất và có tính khu biệt nhất để phân biệt một dãy từ đồng nghĩa, chứ không cần phải bao quát hết tất cả các khía cạnh được nêu trên.

Một phần của tài liệu SO SÁNH các từ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG hán và TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH vực CHÍNH TRỊ, xã hội và ỨNG DỤNG TRONG VIỆC dạy TIẾNG VIỆT CHO học VIÊN TRUNG QUỐC (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)