So sánh ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ

Một phần của tài liệu SO SÁNH các từ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG hán và TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH vực CHÍNH TRỊ, xã hội và ỨNG DỤNG TRONG VIỆC dạy TIẾNG VIỆT CHO học VIÊN TRUNG QUỐC (Trang 84 - 87)

Chương 3. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA PHÓ TỪ VÀ DANH TỪ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ

3.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ

Trong từ điển của Hoàng Phê, khoảng, chừng, độ được giải nghĩa như sau (ta chỉ so sánh nét nghĩa tương đối giống nhau của ba từ này, chứ không bao quát hết

toàn bộ nét nghĩa của chúng):

Bảng 2. 10. Ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ

danh từ phó từ

Chừng

i. Mức độ hợp lý;

ii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái;

[tình hình sự việc nào đó] có vẻ như sắp xảy ra

Độ

i. quãng đường nào đó;

ii. Khoảng thời gian nào đó theo ước định;

iii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái;

Khoảng

i. Phần không gian được giới hạn một cách đại khái;

ii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái;

Nguồn thông tin lấy từ [5, tr. 265&450&662]

Quan sát bảng 2. 10. ta có thể biết ba từ này có cùng nét nghĩa mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái, nên biểu thị nghĩa này, ba từ này có thể thay thế cho nhau. Khi tìm trên từ điển trực tuyến Glosbe (https://vi.glosbe.com/), chúng tôi phát hiện ra hai trong ba từ này có thể kết hợp với nhau để nhấn mạnh mức đại khái: chừng khoảng, khoảng chừng; độ chừng, chừng độ; độ khoảng, khoảng độ. Ví dụ như:

(75) Trong năm 2016, có hơn 1.500 lượt cán bộ được tập huấn, trong đó có gần 1.000 lượt cán bộ nữ (chiếm khoảng 70%). [Số: 454/BC-CP Báo cáo Việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới]

(76) Anh K., một cán bộ Sở VHTT, cho biết phương tiện làm việc rất thiếu thốn, chỉ đáp ứng được chừng 50%. [Tuổi Trẻ. 2004-03-22]

(77) Sau cuộc quang phục, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống, mời tiên sanh ra

làm tổng trưởng bộ tài chánh, thì tiên sanh có làm đâu độ một năm. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

(78) Bà ta khoảng chừng 53 tuổi, còn giữ được vẻ đẹp ngày xưa, dáng điệu niềm nở, dễ chịu, vui vẻ, giản dị. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.

ebooks.vdcmedia.com.59]

(79) Học trò ổng là Lương Khải Siêu cũng phụ hoạ theo mà nói bô bô lên một độ, nhưng về sau, khi Lương độ chừng 35 tuổi trở lên, không hề nói đến nữa cho đến chết. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

Sự khác biệt giữa ba từ này là ở chỗ: khi làm danh từ, chừng có thể biểu thị mức độ hợp lý, độ có thể biểu thị quãng đường nào đó khoảng thời gian nào đó theo ước định, khi nó biểu thị quãng đường nào đó, ít khi được xuất hiện trong văn bản chính trị xã hội, nên ở dưới ta không cho ví dụ nữa. khoảng có thể biểu thị phần không gian được giới hạn một cách đại khái. Chỉ có chừng có thể làm phó từ và biểu thị [tình hình sự việc nào đó] có vẻ như sắp xảy ra. Dưới đây ta sẽ cho các ví dụ minh họa:

(80) Chữ ― nghĩa ― đó tư'c là lấy thuế có chừng có đỗi, không xâm phạm đến những cái lợi nhỏ của dân. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

(danh từ)

(81) Chừng quan toàn quyền thiệt thọ Pasquier qua đến đây, dân Đông Pháp sẽ còn thấy nhiều sự khoái hơn. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001.

(lainguyenan.free.fr)] (phó từ)

(82) Song le, còn độ mười phút nữa mới đến giờ đã định, thì bỗng nghe tiếng chuông vang lên. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001. (lainguyenan.free.fr)]

(83) Phạm vi của sự tượng trưng rộng lớn vô cùng, sự tượng trưng trong giấc mơ

chỉ là một khoảng nhỏ trong phạm vi đó. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]

Một phần của tài liệu SO SÁNH các từ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG hán và TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH vực CHÍNH TRỊ, xã hội và ỨNG DỤNG TRONG VIỆC dạy TIẾNG VIỆT CHO học VIÊN TRUNG QUỐC (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)