Chương 4. ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN
4.2 Phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc
Ngoài ra, cũng có thể áp dụng biện pháp phân tích nghĩa vị của từ đồng nghĩa; kết hợp cả ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp của từ đồng nghĩa.
Dưới đây ta sẽ cho mấy phương pháp thường dùng trong việc dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.
4.2.1 Phương pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ
Theo Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen như trong mục 1.2 đã được trình bày, khi đủ năm tiêu chí: có thể hiểu được, gây hứng thú, không có trình tự văn phạm cụ thể và lượng đủ lớn thì nội dung đầu vào có thể đạt đến mức tối ưu. Và phương pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ sẽ gây hứng thú cho học viên.
Phương pháp này dễ thao tác và thường dành cho những người mới bắt đầu học tiếng Việt, ví dụ khi khu biệt nhìn và nhìn thấy (học viên Trung Quốc hay nhầm lẫn hai từ này), ta có thể cho ảnh như sau:
Ảnh 3. 1. Khu biệt nhìn và nhìn thấy một cách trực quan
Như vậy, học viên sẽ dễ phát hiện ra sự khác nhau giữa hai từ này, tức là nhìn nhấn mạnh cái động tác ngó, còn nhìn thấy nhấn mạnh cái kết quả ngó.
Đối với dãy từ đồng nghĩa vừa, mới và vừa mới, ta cũng đã cho hình cụ thể để khu biệt chúng, trong mục 2.2.3.1 chẳng hạn.
4.2.2 Phương pháp phân tích nghĩa vị
Phương pháp phân tích nghĩa vị tức là thông qua việc so sánh đối chiếu mà tìm ra nghĩa vị chung và nghĩa vị khu biệt của dãy từ đồng nghĩa. Ví dụ như:
Mau và nhanh là một đôi từ đồng nghĩa, chúng có nét nghĩa chung là có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, nhưng mục đích của mau là để hoạt động đạt kết quả, còn nhanh không yêu cầu phải đạt kết quả, chúng được phân tích nghĩa vị như sau:
Mau: +[hoạt động]+[tốc độ/ nhịp độ]+[trên mức bình thường]
+[đạt kết quả]
Nhanh: +[hoạt động]+[tốc độ/ nhịp độ]+[trên mức bình thường]
-[đạt kết quả]
Sự khu biệt của hai từ được thể hiện trong bảng dưới:
Bảng 3. 1. Sự phân tích nghĩa vị của mau và nhanh
hoạt động tốc độ/ nhịp độ trên mức bình thường đạt kết quả
mau + + + +
nhanh + + + -
Nguồn thông tin lấy từ [, tr. 802&923]
Nhìn thấy Nhìn
Thông qua bảng trên, ta có thể nhìn thấy sự khác nhau giữa hai từ này một cách rõ ràng, phương pháp phân tích nghĩa vị có thể tạo tiện lợi cho học viên để họ nắm được sự khác nhau của hai từ này một cách dễ dàng.
4.2.3 Phương pháp phân tích văn cảnh
Trong Từ điển khái niệm ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp, văn cảnh tức là những hình thức ngôn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản có hiện tượng ngôn ngữ được khảo sát. Nếu đối tượng khảo sát là một từ thì văn cảnh là những từ bao quanh hay đi kèm theo từ đó tạo cho nó tính xác định về nghĩa … Tùy theo văn cảnh, từ có thể có những ý nghĩa khác nhau. Ngoài ý nghĩa trí tuệ, văn cảnh còn bổ sung thêm những sắc thái hình tượng cảm xúc [13, tr. 583].
Phương pháp này yêu cầu phải lấy hàng loạt ví dụ cho học viên, như thế mới có được hiệu quả dạy tốt, hay nói cách khác là chỉ với lượng đủ lớn mới đạt được hiệu quả tối ưu như Krashen đã đề xuất ở mục 1.2. Nó có thể vận dụng trước các phương pháp khác, tức là giáo viên cho hàng loạt ví dụ của các từ, sau đó hướng dẫn họ quy nạp ra sự khác nhau và sự giống nhau của dãy từ đồng nghĩa. Hoặc cũng có thể dạy bằng cách cho phương pháp trước, rồi cho hàng loạt ví dụ với hình thức là chọn đáp án thích hợp. Cụ thể nên vận dụng phương pháp nào, nên tùy theo trình độ tiếng Việt của học viên hoặc là sau khi thực hiện xong cả hai phương pháp này, phương pháp nào có hiệu quả tốt hơn thì dạy bằng phương pháp đấy.
4.2.4 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu tức là so sánh và đối chiếu từ đồng nghĩa tiếng Hán với từ đồng nghĩa tiếng Việt, có thể thực hiện bằng cách dịch thuật hoặc qua lối giải thích. Ví dụ như khi khu biệt giúp và giúp đỡ, có thể đưa chúng so sánh với“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮忙”. Thông qua việc đối chiếu, giúp và giúp đỡ đối ứng với ―帮(bang)‖,“帮助”, còn trong các văn bản chính trị xã hội, đa số trường hợp của hai từ này được đối ứng với“帮助”, vì nó thường được dùng trong văn viết, khi giúp đỡ kết hợp với sự, tức là sự giúp đỡ, nó trở
thành danh từ, đối ứng sang tiếng Hán là“帮忙(bang trợ)”.
Muốn vận dụng tốt phương pháp này, yêu cầu các giáo viên không những cần nắm vững được cách dùng của các từ đồng nghĩa tiếng Hán, mà còn cần phải nắm vững được cách dùng của các từ đồng nghĩa tiếng Việt, chỉ với thế mới có thể dạy được một cách bài bản cho học viên.
4.2.5 Phương pháp kết hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng
Bước dạy từ đồng nghĩa cho học viên thường là từ mảng ngữ nghĩa đến mảng ngữ pháp, cuối cùng đến mảng ngữ dụng, nhưng nếu mảng nào có nét khu biệt không rõ ràng, thì ta thường nhắc qua và để trọng tâm vào các mảng có nét khu biệt rõ ràng để cho học viên dễ nắm được.
Ví dụ khi khu biệt dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng, ta thường để trọng tâm ở mảng ngữ dụng, vì nó mang nét khu biệt rất rõ, và bỏ qua sự khu biệt về ý nghĩa ngữ pháp, vì ba từ này đều là động từ, về mặt ngữ pháp không khác nhau mấy.
Khi giáo viên khu biệt ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng đều có thể dựa trên khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa như mục 1.1.3 mà giảng dạy cho học viên.
Giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp có hiệu quả tốt nhất, thậm chí có thể kết hợp một số phương pháp với nhau để đạt hiệu quả dạy là tốt nhất.
4.2.6 Các phương pháp khác
Theo sự trả lời của các học viên trong bảng hỏi - Tình hình học từ đồng nghĩa tiếng Việt của học viên Trung Quốc, về hình thức giảng dạy từ đồng nghĩa, đa số họ thấy các thầy cô nên cho bài làm về từ đồng nghĩa trước, rồi giảng lại, sau đó cho bài làm tiếp.
Về việc giảng dạy bài tập của từ đồng nghĩa, đa số người được trả lời thích theo kiểu dạy như: bình thường thì có bao nhiêu từ đồng nghĩa trong một bài thì dạy bấy nhiêu, đến lúc thi giữa kì và cuối kỳ thì tập trung giảng dạy và luyện tập những từ đồng nghĩa ở trong các bài dễ bị dùng sai.
Nhưng bất cứ giảng dạy hay luyện tập, họ đều thấy nên luyện tập nhiều lần và giảng dạy nhiều lần để hiểu sâu và nắm vững cách dùng của các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt.