9. Cấu trúc của luận án
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Qu n ệ n ân quả 1.2.1.1. Khái niệm nguyên nhân
Theo tác giả Hoàng Phê “Nguyên nhân là nhân tố tạo nên kết quả hay làm nảy sinh kết quả” [49, tr 982]. Các tác giả Phạm Văn Sinh và Phạm Quang Phan [50, tr 79], Trần Đăng Sinh và Lê Văn Đoán [51, tr 33] coi “Nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định”.
Tác giả Vũ Trọng Dung đã đưa ra khái niệm “Nguyên nhân bao giờ cũng là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định” [15, tr 194].
Với các định nghĩa nêu trên, các tác giả đều nhấn mạnh:
- Nguyên nhân là sự tương tác của các sự vật hay các mặt của sự vật.
- Nguyên nhân bao giờ cũng gây ra một hay một số biến đổi nào đó.
Từ đó có thể coi “Nguyên nhân là nhân tố tác động lên sự vật, hiện tượng làm xuất hiện sự vật hay hiện tượng mới”.
1.2.1.2. Khái niệm kết quả
Theo tác giả Hoàng Phê “Kết quả là cái đạt được, thu được trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển của sự vật hay kết quả học tập hoặc việc làm” [49, tr 627]. Các tác giả Phạm Văn Sinh [50, tr 80], tác giả Trần Đăng Sinh [51, tr 33] đồng quan niệm về khái niệm “Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng”.
Theo tác giả Vũ Trọng Dung, “Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau” [15, tr 194].
Quan niệm về “kết quả” của các tác giả tập trung vào 2 dấu hiệu:
- Được hình thành sau nguyên nhân
- Yếu tố mới được tạo thành do sự tương tác của các yếu tố trước đó.
Qua đó có thể thấy “Kết quả là sự xuất hiện hiện tượng, sự vật mới do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau”.
1.2.1.3. Khái niệm mối quan hệ
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thực tại khách quan không tồn tại độc lập mà luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Trong thực tại, mối quan hệ mang tính khách quan, phổ biến.
Trong thực tại khách quan tồn tại nhiều dạng quan hệ khác nhau như:
- Mối quan hệ bên trong và mối quan hệ bên ngoài.
- Mối quan hệ chủ yếu và mối quan hệ thứ yếu.
- Mối quan hệ chung và mối quan hệ riêng.
- Mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ gián tiếp.
- Mối quan hệ bản chất và mối quan hệ không bản chất.
- Mối quan hệ tất yếu và mối quan hệ ngẫu nhiên.
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn vận động và phát triển khác nhau của sự vật - Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả [29].
Hiểu các mối quan hệ sẽ giúp cho ta có phương pháp luận, có cơ sở để nghiên cứu một đối tượng phải theo nguyên lí toàn diện, nghĩa là nhận thức sự vật, hiện tượng phải xem xét nó dưới dạng các mối quan hệ khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê “Quan hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi thì có thể tác động đến sự vật kia” [48, tr 779]. Từ khái niệm trên cho thấy dấu hiệu quan trọng để nhận ra hai hoặc nhiều sự vật có quan hệ với nhau hay không là khi sự vật này thay đổi thì sự vật khác có biến đổi hay không. Nếu sự vật này biến đổi, sự vật kia cũng biến đổi thì khẳng định chúng có quan hệ. Nhưng sự biến đổi có thể theo cùng hướng tác động hay ngược hướng. Trong các hướng biến đổi thì có một đặc điểm là biến đổi theo một xu thế tất yếu được gọi là nguyên nhân. Đây là dạng quan hệ đặc biệt được gọi là quan hệ nhân quả.
1.2.1.4. Khái niệm quan hệ nhân quả
Theo Ph.Ăng-ghen “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường
hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động quan lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại” [9, tr 38, t20].
Theo tác giả Trần Đăng Sinh “Giữa nguyên nhân, kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên luôn có trước kết quả”
[51, tr 33]. Còn theo tác giả Phạm Văn Sinh “Mối quan hệ nguyên nhân kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân” [50, tr 80]. Cũng theo tác giả “Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên” [50, tr 80].
Từ phân tích về “mối quan hệ”, từ những định nghĩa về “mối quan hệ nhân quả”
nêu trên, có thể hiểu “quan hệ nhân quả” là loại quan hệ trong đó do tính bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại quy định. Chính tính bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại mà nó quy định xu thế biểu hiện tất yếu do nguyên nhân bên trong, bản chất quy định.
Trong quan hệ nhân quả thì nhân hay nguyên nhân chính là sự tương tác mang tính bản chất, bên trong của sự vật, hiện tượng. Còn quả hay kết quả cái được gây ra, do sự tương tác mang tính bản chất bên trong gây ra.
Từ các nội dung nêu trên có thể coi “Mối quan hệ nhân quả là sự tác động qua lại, quy định lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả, trong đó nguyên nhân là nhân tố tác động lên sự vật, hiện tượng mà kết quả chính là sự xuất hiện sự vật hay hiện tượng mới”.
1.2.2. Năn lự n ận t ứ 1.2.2.1. Khái niệm về năng lực
Theo tác giả Đinh Quang Báo thì năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn các loại dấu hiệu khác nhau, trong đó có thể phân làm 3 nhóm chính [3, tr 16-37].
- Nhóm thứ nhất, lấy dấu hiệu tố chất tâm lí để định nghĩa. Các định nghĩa theo nhóm này đều khẳng định năng lực là một phẩm chất của nhân cách. Ví dụ, theo Cung Kim Tiến “Năng lực là những đặc tính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạt động sống của cá thể” hay “Năng lực là toàn bộ đặc tính tâm lý của con người khiến nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử” [61, tr 753]. Với hướng tiếp cận này còn có các tác giả Nguyễn Xuân Thức [ 60, tr 237].
- Nhóm thứ hai, dựa vào thành phần cấu trúc của năng lực để định nghĩa.
Các định nghĩa theo nhóm này đều khẳng định năng lực được cấu thành từ các kỹ năng. Ví dụ, tác giả De Ketele (1995) cho rằng “Năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra” [71]. Với hướng tiếp cận này còn có tác giả Xavier Roegiers [68].
- Nhóm thứ ba, Lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động và tình huống để định nghĩa. Ví dụ, tác giả F.E. Weinert [81], xác định "Năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực, hướng tới giải pháp cho các vấn đề". Với hướng tiếp cận này có các tác giả Ngô Văn Hưng [32, tr 359-370]; tác giả Đinh Quang Báo [2].
Trong 3 hướng tiếp cận định nghĩa năng lực nói trên, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chọn hướng tiếp cận thứ 3. Với hướng này có thể tổng kết lại như sau:
+ Năng lực mang tính đặc thù, được phát triển do những tác động của giáo dục và điều kiện môi trường sống.
+ Trong giáo dục, khi nói đến năng lực tức là chỉ đề cập đến năng lực trong một loại hoạt động cụ thể của con người chứ không phải là năng lực tổng hợp.
+ Nói đến năng lực là nói đến khả năng vận dụng tri thức để giải quyết tình huống cụ thể, mang lại hiệu quả cao.
+ Năng lực bao gồm một tổ hợp nhiều KN thực hiện những hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ với nhau.
Dựa vào đặc điểm về năng lực đã tổng kết, dựa vào đặc điểm nội dung nghiên cứu của luận án, có thể coi “Năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, KN với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định”.
1.2.2.2. Khái niệm về nhận thức
Nhận thức được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, bằng sự lựa chọn các dấu hiệu khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia thành 2 nhóm chính.
- Nhóm thứ nhất: Lấy dấu hiệu yếu tố tâm lý của nhận thức. Các định nghĩa theo nhóm này đều khẳng định “Nhận thức là phản ánh thế giới khách quan”. Ví dụ, tác giả Vũ Trọng Dung “ Nhận thức là phản ánh thế giới khách quan bở bộ não của con người. Nhận thức thể hiện ra trong sự tác động qua lại giữa con người và thế giới xung quanh” [15, tr 240]. Hay Chủ nghĩa duy vật coi “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người” [67, tr 292-293]. Theo giáo trình Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học đã viết “Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng”.
- Nhóm thứ hai: Dựa vào quá trình nhận thức để định nghĩa. Các định nghĩa theo nhóm này đều khẳng định “Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người”. Ví dụ, C.Mác và Ăngghhen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức, khẳng định “Nhận thức là quá trình phản ảnh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầug óc của con người trên cơ sở thực tiễn”[67, tr 294][33, tr 174]. Cùng quan điểm này có các tác giả: Nguyễn Văn Giao [17], Hoàng Phê [46, tr 689] [49, tr 690]; Cung Kim Tiến [61, tr 813].
Trong 2 hướng tiếp cận định nghĩa nhận thức nói trên, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chọn hướng tiếp cận thứ 2, đó là dựa vào quy trình nhận thức để định nghĩa. Với hướng tiếp cận này, có thể thấy nhận thức có những đặc điểm sau:
- Phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người.
- Con người vận dụng tri thức để thực hiện các thao tác tư duy nhằm làm sáng tỏ thế giới khách quan.
- Từ sự hiểu biết thế giới khách quan, con người đưa ra cách thức để giải quyết các vấn đề của thế giới khách quan hiệu quả.
Từ các đặc điểm trên cho thấy “Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo hiện thực trong tư duy của con người”.
1.2.2.3. Khái niệm năng lực nhận thức
Theo các tác giả Vũ Trọng Dung, Lê Doãn Tá, Lê Thị Thủy “Năng lực nhận thức của con người là sự kết tinh năng lực trí tuệ với vốn tri thức, các phương tiện và phương thức nhận thức, kinh nghiệm nhận thức thế giới mà nhận loại có được ở mỗi thời đại” [15, tr 240]. Quan niệm của các tác giả Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long thì “Nhận thức là quá trình phản ảnh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầug óc của con người trên cơ sở thực tiễn”
[67, tr 294]. Nói gọn hơn “Nhận thức là quá trình phản ánh thực tại khách quan vào đầu óc của con người, kết quả là có hiểu biết về thế giới và vận dụng vào cuộc sống”, cùng với nghĩa của “Năng lực là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực, hướng tới giải pháp cho các vấn đề" [81], hay hiểu tóm tắt “Năng lực là khả năng thực hiện thành công một hoạt động trong tình huống mới”. Có thể hiểu “NLNT là khả năng phản ánh và tái tạo hiện thực khách quan trong tư duy của con người, thông qua quá trình giải quyết vấn đề theo một logic xác định”. Dấu hiệu cơ bản của NLNT là khám phá được các đặc điểm bản chất của đối tượng, hệ thống hóa được những đặc điểm đó và mô hình hóa được đặc điểm đối tượng nhận thức, sử dụng được vào cuộc sống.
1.2.3. Năn lự n ận t ứ tín quy luật ủ ện t ợn truyền 1.2.3.1. Khái niệm quy luật
Theo tác giả Cung Kim Tiến [61, tr 955] “Quy luật là mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy.
Quy luật biểu hiện một trình tự nhất định mối quan hệ nhân quả, tất yếu và ổn định giữa các hiện tượng hoặc các đặc tính của đối tượng vật chất biểu hiện những quan hệ cơ bản được lặp đi lặp lại, trong đó sự biến đổi những hiện tượng này gây nên
sự biến đổi những hiện tượng khác một cách hoàn toàn xác định”. Theo Hoàng Phê [46, tr 784] “Quy luật là mối liên hệ bản chất, ổn định, được lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội”. Theo từ điển Tiếng Việt “Quy luật là quan hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng” [47].
Qua tìm hiểu về quy luật, đặc biệt là quy luật tự nhiên, có thể khái quát như sau:
- Quy luật nẩy sinh và tác động trong giới tự nhiên.
- Quy luật có tính phổ biến.
- Quy luật mang tính bản chất, ổn định và được lặp đi lặp lại.
Từ các đặc điểm về quy luật cho thấy “Quy luật là kết quả nhận thức về mối liên hệ bản chất bên trong, tất nhiên, phổ biến và bền vững của các sự vật, hiện tượng biểu hiện trong sự vận động, phát triển của chúng. Tức là phản ánh xu hướng vận động phát triển của nó bằng những thuật ngữ khoa học”.
1.2.3.2. Khái niệm tính quy luật
Trong thực tại khách quan, sự vật hay hiện tượng luôn luôn biến đổi, nhưng chỉ những biến đổi nào được biểu hiện theo xu thế nhất định, người ta gọi biến đổi đó có tính quy luật. Biến đổi có tính quy luật lại do tác động bên trong, bản chất, tất yếu quy định, đó chính là nguyên nhân. Vậy trong thực tại khách quan, do quan hệ nhân quả quy định sự vận động, phát triển không ngẫu nhiên mà theo một xu hướng tất yếu, đó là tính quy luật. Tính quy luật trong thực tại có thể con người chưa nhận thức được, khi nào con người nhận thức được từng phần của tính quy luật và diễn đạt bằng mệnh đề khoa học hay biểu thức toán học thì gọi đó là quy luật.
Theo tác giả Trần Bá Hoành [26, tr 77] “Tính quy luật chỉ phản ánh những mối liên hệ bản chất, bên trong-và do đó - bền vững, tất nhiên và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, hoặc giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa trạng thái trước và trạng thái sau của một sự vật, hiện tượng, tức là xu hướng vận động phát triển của nó”. Cũng theo tác giả “Trong các mối liên hệ nói trên, quan trong nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, giúp ta nhận thức được tính quy luật tất yếu của các sự vật, hiện tượng, quá trình và làm chủ được chúng, dự đoán được