Quy trình đánh giá năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tƣợng di truyền và kiến thức di truyền học truyền và kiến thức di truyền học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vận dụng quan hệ nhân quả để phát triển năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền cho HS lớp 12 - THPT (Trang 93 - 111)

9. Cấu trúc của luận án

2.4. Quy trình đánh giá năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tƣợng di truyền và kiến thức di truyền học truyền và kiến thức di truyền học

2.4.1. Xây ựn bộ tiêu chí đán á

Mục đích: Xây dựng bộ tiêu tiêu chí ĐG, dùng để đánh giá các KN thành tố của NLNT khi HS tiến hành các thao tác nhận thức tính quy luật của HTDT và ĐG mức độ lĩnh hội kiến thức DTH.

Nội dung: Bộ tiêu chí đánh giá NLNT tính quy luật của HTDT là bảng tiêu chí ĐG và thang điểm theo đúng thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [83] để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức DTH.

-Về bảng tiêu chí đánh giá:

+ Dựa vào các KN thành tố của NLNT tính quy luật của HTDT để xây dựng bảng tiêu chí đánh giá. Các tiêu chuẩn ĐG chính là các KN thành tố của NLNT tính quy luật của HTDT. Tiêu chí đánh giá chính là các biểu hiện của mỗi KN thành tố.

+ Trong quá trình dạy học phát triển NLNT tính quy luật của HTDT cho HS, chúng tôi sử dụng bảng tiêu chí ĐG để ĐG mức độ đạt được về mỗi KN của NLNT tính quy luật của HTDT ở mỗi HS. Khi sử dụng bảng tiêu chí ĐG, thì các KN của HS được bộc lộ ra trong quá trình các em tiến hành các thao tác KN để nhận thức

tính quy luật của HTDT. Từ các kết quả theo dõi đó, GV sẽ có nhận định ĐG về mức độ đạt được của từng KN trong NLNT tính quy luật của HTDT ở từng HS. Từ đó có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những HS còn yếu. Đối với từng HS, GV phải chỉ ra cho các em thấy đang yếu ở KN nào. Bằng kinh nghiệm sư phạm, GV đưa ra cho HS biết nguyên nhân dẫn tới cá nhân em còn yếu về KN đó, và tư vấn cho HS phương pháp khắc phục điểm yếu như thế nào. Kết thúc mỗi bài hoặc bắt đầu một bài mới, chúng tôi sử dụng bài kiểm tra, ĐG NLNT tính quy luật của HTDT.

- Về thang điểm đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức DTH: Sau mỗi bài học, hoặc bắt đầu một bài mới, chúng tôi sử dụng bài kiểm tra, ĐG sự lĩnh hội kiến thức DTH. Thang điểm và xếp loại được thực hiện theo đúng Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [83].

2.4.1.1. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền

Mục đích: Xây dựng bảng tiêu chí để đánh giá kỹ năng trong NLNT tính quy luật của HTDT.

Nội dung:

- Quá trình tiến hành dạy học nhằm phát triển NLNT tính quy luật của HTDT là một quá trình liên kết với các KN thành tố nối tiếp nhau. Tuy nhiên với KN thành tố thứ 5 trong cấu trúc NLNT tính quy luật của HTDT được thực hiện dựa trên sự thành thạo của 4 KN thành tố phía trước, HS đã thành thạo 4 KN thành tố đầu tiên thì sẽ thực hiện được KN thành tố thứ 5, ngược lại nếu HS không thành thạo 4 KN đầu tiền của NLNT tính quy luật của HTDT thì cũng không thể thực hiện được KN thứ 5. Do đó chúng tôi coi để phát triển NLNT tính quy luật của HTDT thì HS phải lần lượt thực hiện được 4 KN thành tố đầu tiên là có thể thực hiện được KN thành tố thứ 5. Vì vậy, chúng tôi chỉ ĐG 4 KN thành tố đầu tiên của NLNT tính quy luật của HTDT. Trên cơ sở đó, bảng tiêu chí ĐG được xây dựng 4 tiêu chí được kí hiệu là A, B, C, D dựa trên 4 KN thành tố (KN 1, KN 2, KN 3, KN 4) của NLNT tính quy luật của HTDT. Trong mỗi KN thành tố của NLNT tính quy luật của HTDT có 2 biểu hiện, do đó mỗi tiêu chí đánh giá cũng có hai biểu hiện tương ứng.

- Căn cứ vào các tiêu chí đề ra, căn cứ vào các biểu hiện của mỗi tiêu chí, ở

mỗi biểu hiện của tiêu chí được chia làm 3 mức: Chưa có các thao tác thực hiện (mức M1); Có các thao tác thực hiện nhưng kết quả chưa cao (mức M2); Thực hiện thành thạo và đạt hiệu quả (mức M3).

Cách sử dụng:

- Giai đoạn đầu tiên của quá trình dạy học phát triển NLNT tính quy luật của HTDT (Ở bài học đầu tiên), chúng tôi sử dụng bảng “tiêu chí theo dõi mức độ đạt được về NLNT tính quy luật của HTDT” để GV tiến hành theo dõi trong quá trình hoạt động học tập và hoạt động từng cá nhân HS. Ở bảng này, chúng tôi xây dựng và sử dụng theo dõi cả 2 biểu hiện của mối tiêu chí đề ra. Dựa vào mức độ đạt được của mối biểu hiện ở từng tiêu chí để theo dõi và ĐG mức độ đạt được của HS. Từ đó GV vừa hỗ trợ, giúp đỡ HS thực hiện, vừa đánh giá sơ lược mức độ thực hiện ở HS. Bảng tiêu chí theo dõi mức độ đạt được về NLNT tính quy luật của HTDT được mô tả ở bảng 2.1.

- Giai đoạn kế tiếp của quá trình dạy học phát triển NLNT tính quy luật của HTDT, khi NLNT của HS đã được nâng cao và phát triển hơn, chúng tôi sử dụng bảng “Tiêu chí ĐG NLNT tính quy luật của HTDT” để đánh giá. Ở bảng này, mỗi tiêu chí đề ra, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá biểu hiện cao nhất của tiêu chí đó.

Bảng tiêu chí đánh giá được mô tả ở bảng 2.2.

Bản 2.1. Bản t êu í t eo õ mứ độ đạt đ ợ về NLNT tính quy luật ủ HTDT

Tiêu chí

Các biểu hiện của mỗi tiêu

chí

Mức độ đạt đƣợc ở mỗi biểu hiện của từng tiêu chí

Xếp loại A. Nhận

ra HTDT biểu hiện theo xu thế tất yếu

A1. Nhận ra HTDT

A1.1. Chưa biết cách nhận ra HTDT A1 A1.2. Nhận ra HTDT nhưng chưa đầy đủ A2 A1.3. Nhận ra hiện tượng di truyền A3 A2. Nêu ra xu

hướng biểu hiện tất yếu

A2.1. Chưa nêu được xu hướng biểu hiện tất yếu của HTDT

A1

A2.2. Nêu hướng biểu hiện tất yếu của HTDT A2

Tiêu chí

Các biểu hiện của mỗi tiêu

chí

Mức độ đạt đƣợc ở mỗi biểu hiện của từng tiêu chí

Xếp loại của HTDT nhưng chưa đầy đủ

A2.3. Nêu ra xu hướng biểu hiện tất yếu của HTDT

A3

B. Xác định nguyên nhân gây ra HTDT biểu hiện theo xu thế tất yếu

B1. Xác định được cơ chế gây ra xu hướng biểu hiện có tính quy luật của HTDT

B1.1. Chưa xác định được cơ chế gây ra xu hướng biểu hiện có tính quy luật

B1

B1.2. Xác định được cơ chế gây ra xu hướng biểu hiện có tính quy luật nhưng chưa chính xác

B2

B1.3. Xác định được cơ chế gây ra xu hướng biểu hiện có tính quy luật của HTDT

B3

B2. Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT

B2.1. Chưa xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT

B1

B2.2. Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT nhưng chưa hoàn chỉnh

B2

B2.3. Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT chính xác

B3

C. Diễn đạt mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của HTDT

C1. Xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

C1.1. Chưa xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

C1

C1.2. Xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả nhưng chưa chính xác hoàn toàn

C2

C1.3. Xác định được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

C3

C2. Diễn đạt được mối

C2.1. Chưa diễn đạt được mối quan hệ nhân quả C1 C2.2. Diễn đạt được mối quan hệ nhân quả C2

Tiêu chí

Các biểu hiện của mỗi tiêu

chí

Mức độ đạt đƣợc ở mỗi biểu hiện của từng tiêu chí

Xếp loại quan hệ nhân

quả

nhưng chưa chính xác

C2.3. Diễn đạt được mối quan hệ nhân quả C3

D. Phát biểu tính quy luật của HTDT

D1. Xác định được các dấu hiệu nội dung quy luật

D1.1. Chưa xác định được các dấu hiệu nội dung quy luật

D1

D1.2. Xác định được các dấu hiệu nội dung quy luật chưa chính xác

D2

D1.3. Xác định được các dấu hiệu nội dung quy luật

D3

D2. Diễn đạt các dấu hiệu nội dung quy luật bằng mệnh đề khoa học để hình thành quy luật di truyền

D2.1. Chưa biết cách diễn đạt tính quy luật thành quy luật di truyền

D1

D2.2. Diễn đạt tính quy luật thành quy luật di truyền chưa chính xác

D2

D2.3. Diễn đạt tính quy luật thành quy luật di truyền hoàn chỉnh

D3

Bản 2.2. Bản t êu í ĐG NLNT tính quy luật ủ HTDT

Tiêu chí

Biểu hiện cao nhất của tiêu chí

Mức độ đạt đƣợc ở mỗi tiêu chí Xếp loại A. Nhận ra

HTDT biểu hiện theo xu thế tất yếu

Nêu ra xu hướng biểu hiện tất yếu của HTDT

A1. Chưa nêu được xu hướng biểu hiện tất yếu

của HTDT A1

A2. Nêu hướng biểu hiện tất yếu của HTDT

nhưng chưa đầy đủ A2

A3. Nêu ra xu hướng biểu hiện tất yếu của A3

Tiêu chí

Biểu hiện cao nhất của tiêu chí

Mức độ đạt đƣợc ở mỗi tiêu chí Xếp loại HTDT

B. Xác định nguyên nhân gây ra HTDT biểu hiện theo xu thế tất yếu

Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT

B1. Chưa xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT B1 B2. Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT nhưng chưa hoàn chỉnh

B2

B3. Xác định được nguyên nhân gây ra xu thế biểu hiện tất yếu của HTDT chính xác B3 C. Diễn

đạt mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của HTDT

Diễn đạt được mối quan hệ nhân quả

C1. Chưa diễn đạt được mối quan hệ nhân quả C1 C2. Diễn đạt được mối quan hệ nhân quả nhưng

chưa chính xác C2

C3. Diễn đạt được mối quan hệ nhân quả C3

D. Phát biểu tính quy luật của HTDT

Diễn đạt các dấu hiệu nội dung quy luật bằng mệnh đề khoa học để hình thành quy luật di truyền

D1. Chưa biết cách diễn đạt tính quy luật thành

quy luật di truyền D1

D2. Diễn đạt tính quy luật thành quy luật di

truyền chưa chính xác D2

D3. Diễn đạt tính quy luật thành quy luật di

truyền hoàn chỉnh D3

2.4.1.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức di truyền học

Về thang điểm đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức DTH, chúng tôi tính điểm theo đúng Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho các trường THPT không chuyên như sau [83]:

- Mức kém: Dưới 3,5 - Mức yếu; 3,5-dưới 5 - Mức TB: từ 5 – dưới 6,5 - Mức khá: 6,5-dưới 8 - Mức giỏi: Từ 8-10

2.4.2. T ết ế t n đo và xây ựn đ n p át tr ển năn lự n ận t ứ tín quy luật ủ ện t ợn truyền

2.4.2.1. Thiết kế thang đo năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền

Mục đích: Thang đo lượng hóa từng KN thành tố của NLNT tính quy luật của HTDT để xác định mức năng lực đạt được.

Cách tiến hành: Để thiết kế thang đo NLNT tính quy luật của HTDT, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia, dựa vào độ khó của các KN thành phần và mức độ thành thạo của mỗi KN trong NLNT tính quy luật của HTDT. Sau khi xác định các mức độ KN sẽ tiến hành thực nghiệm khảo sát và chỉnh sửa các mức độ này.

Nội dung thang đo:

- Căn cứ vào “Bảng 2.2. Bảng tiêu chí ĐG NLNT tính quy luật của HTDT”, có 4 tiêu chí được đề ra để ĐG, 4 tiêu chí (tiêu chí A, B, C, D) này tương ứng với 4 KN thành tố trong NLNT tính quy luật của HTDT (KN 1, KN 2, KN 3, KN 4).

- Quá trình phát triển NLNT tính quy luật của HTDT là phát triển từng KN thành tố nối tiếp nhau, phải hoàn thành KN trước mới có thể tiếp tục tiến hành KN tiếp sau đó. Riêng KN thứ 4 (tiêu chí D) chỉ được hình thành dựa trên sự thành thạo của 3 KN trước đó (tiêu chí A, B, C). Do đó KN thứ 4 (tiêu chí D) được coi là KN trọng yếu, xác định cấp độ phát triển NLNT cần căn cứ chủ yếu vào sự thành thạo KN thứ 4 (tiêu chí D).

Thang đo NLNT tính quy luật của HTDT được chia thành 4 cấp độ phát triển.

Việc phân chia các cấp độ này có tính tương đồng với các cấp độ phát triển NLNT tính quy luật của HTDT được xác định như sau:

Cấp độ 1: HS chưa đạt được mức nào ở các tiêu chí B,C,D. Còn tiêu chí A là dễ nhất nên HS có thể đạt mức 1 hoặc 2.

Cấp độ 2: HS có thể đạt mức 2, 3 ở tiêu chí A, đạt mức 1, 2 của tiêu chí B và C. Nhưng tiêu chí D là khó nên HS chỉ đạt mức 1.

Cấp độ 3: HS phải đạt hoàn chỉnh tiêu chí A và B, với tiêu chí C có thể đạt từ mức 2 đến mức 3. Nhưng tiêu chí D chỉ đạt ở mức 2.

Cấp độ 4: HS đạt được tất cả các tiêu chí (KN) ở mức cao nhất là mức 3.

Bảng 2.3. T n đán á KN ủa NLNT tính quy luật của HTDT

Các mức độ đạt đƣợc ở mỗi tiêu chí (mỗi KN)

Nhận ra HTDT biểu

hiện theo một xu thế tất yếu (A)

Xác định nguyên nhân gây ra HTDT biểu hiện theo một xu thế tất

yếu (B)

Diễn đạt được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

của HTDT (C)

Phát biểu tính quy luật của

HTDT (D)

4 Thành thạo A=3 B=3 C=3 D=3

3 Có kĩ năng ở mức độ cao A=3 B=3 C≥2 D=2

2 Có kĩ năg ở mức độ

thấp A≥2 B≥1 C≥1 D=1

1 Không biểu hiện A≤2 B=1 C=1 D=1

* Trên cơ sở thang đo để xây dựng đường phát triển năng lực thể hiện mức độ hình thành và phát triển NLNT tính quy luật của HTDT ở HS.

2.4.2.2. Đường phát triển năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền

* Các nguyên tắc xây dựng đường phát triển năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền.

- Đường phát triển NLNT tính quy luật của HTDT mô tả quá trình hình thành và phát triển của NL này ở mỗi cá nhân HS.

- Đường phát triển NLNT tính quy luật của HTDT thể hiện sự thành thục và phát triển của các KN thành phần trong NLNT tính quy luật của HTDT: Thành tố đầu tiên NLNT tính quy luật của HTDT là Nhận ra HTDT biểu hiện theo một xu thế tất yếu. Từ đó vận dụng tri thức để Xá định nguyên gây ra HTDT biểu hiện theo một xu thế tất yếu, sau khi xác định xong, sẽ Diễn đạt đ ợc mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của HTDT, tiếp đến là nhận ra tính quy luật, dùng thuật ngữ khoa học để Phát biểu tính quy luật của HTDT, cuối cùng là Vận dụng tính quy luật để giải thích các HTDT trong thực tế hay làm công cụ để khám phá kiến thức khác. Vì vậy, sự phát triển NLNT tính quy luật của HTDT là một quá trình liên tục, có tính kế thừa và tương ứng với logic của quá trình thực hiện thao phát triển NLNT tính quy luật của HTDT.

- Đường phát triển NLNT tính quy luật của HTDT tuân theo quy luật “lượng đổi – chất đổi”: Trong hoạt động dạy học “Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền” ở trường THPT, qua mỗi chủ đề, mỗi bài, HS được rèn luyện các KN thành tố của NLNT tính quy luật của HTDT. Do đó, NLNT tính quy luật của HTDT được phát triển phải trải qua giai đoạn biến đổi về lượng. Sự tích lũy yếu tố định lượng dần dần sẽ dẫn tới sự biến đổi về chất, làm cho các KN được hình thành, tiến tới thành thục và trở thành kỹ xảo.

- Sự phát triển NLNT tính quy luật của HTDT tuân theo quy luật vòng xoáy trôn ốc: Trong quá trình vận dụng quan hệ nhân quả để dạy học “Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền” nhằm phát triển NLNT cho học sinh. NLNT tính quy luật của HTDT của HS sẽ được hoàn thiện dần qua việc phát triển từng kỹ năng thành tố. Sau khi nắm vững nguyên nhân hình thành nên tính quy luật của HTDT một cách trọn vẹn, HS có thể tự suy ra các kết quả. Ở cấp độ cao hơn, HS có thể hình thành kiến thức những hiện tượng di truyền mà SGK chưa đề cập tới.

* Dựa trên 4 cấp độ phát triển NLNT tính quy luật của HTDT, căn cứ vào nguyên tắc xây dựng, đường phát triển NLNT tính quy luật của HTDT được mô tả như sơ đồ 2.7.

Sơ đồ 2.7. Đ ng phát triển NLNT tính quy luật của HTDT

2.4.3. Xây dựn bộ ôn ụ đán á năn lự n ận t ứ tín quy luật ủ ện t ợn truyền

Để đánh giá NLNT tính tính quy luật của HTDT, chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá là các bài tập di truyền và phiếu đánh giá kèm theo.

2.4.3.1. Thiết kế bài tập đánh giá năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền

Bài tập di truyền dùng làm công cụ đánh giá có hệ thống các câu hỏi ĐG từng KN của NLNT tính tính quy luật của HTDT, từ đó HS bộc lộ sự hiểu biết về KT và khả năng thực hiện các KN của NLNT tính tính quy luật của HTDT thông qua việc trả lời các câu hỏi về mức độ đạt được của các KN thành phần.

Để xác định được khả năng nhận thức của HS tăng lên trong quá trình dạy học, chúng tôi xây dựng và sử dụng các bài tập kiểm tra có tính kế thừa và phát triển tương đương với có độ khó tăng dần, để trả lời cho hệ thống câu hỏi ở bài tập kiểm tra sau sẽ kế thừa kiến thức thu được ở bài tập kiểm tra trước và phát triển độ khó lên.

Toàn bộ nội dung đánh giá có 5 bài kiểm tra, bao gồm:

- Bài thứ nhất, kiểm tra trước khi thực nghiệm.

- Bài thứ 2, 3, 4, kiểm tra trong quá trình thực nghiệm.

- Bài thứ 5, kiểm tra sau khi đã học xong Chương II. Đây là bài kiểm tra với

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Vận dụng quan hệ nhân quả để phát triển năng lực nhận thức tính quy luật của hiện tượng di truyền cho HS lớp 12 - THPT (Trang 93 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)