Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc:

3.1.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc:

- Phát triển kinh tế:

Theo Tổng cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Quý I/2019 tình hình kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá so sánh 2010) ƣớc tăng 8,75% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất quý I trong 3 năm trở lại đây, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,05%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 11,46%; các ngành dịch vụ tăng 7,52%. Trong đó:

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1.139 tỷ đồng, tăng 0.05%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,003 điểm %;

Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng quý I/2019 đạt 10.633 tỷ đồng, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 5,92 điểm %.

Các ngành dịch vụ tiếp tục ổn định và phát triển ở mức tăng từ trên 6% đến 10% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ quý I/2019 đạt 3.930 tỷ đồng, tăng 7,52% so với cùng kỳ năm 2018, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,49 điểm %. Chỉ số giá tiêu dùng: . Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 giảm 0,3% so tháng trước và tăng 1,62% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung ba tháng đầu năm CPI tăng 1,69% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng của 3 tháng đầu năm 2018.

- Về ngành tài chính ngân hàng trên địa bàn tỉnh:

Năm 2019, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, ngành thuế tổ chức thu một cách quyết liệt, hiệu quả từ đầu năm.đối với các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện.

47

Chi ngân sách nhà nước được hướng dẫn chi tiết . Ước tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2019 đạt 8,016 nghìn tỷ đạt 29% dự toán năm và tăng 12,4% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách nhà nước quý I/2019 đạt 2,5nghìn tỷ đồng (đã bao gồm các khoản dự kiến chi chuyển nguồn) bằng 15% so với dự toán và 95% so với cùng kỳ năm 2018.

Thực hiện kế hoạch kinh doanh tín dụng năm 2019, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tăng trưởng cao và ổn định, góp phần hỗ trợ thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Các tổ chức tíndụng đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn từ các nguồn; kết quả, tổng nguồn vốn huy động quý I/2019 uớc đạt 66,28 ngìn tỷ đồng, giảm 3,96% so với cuối năm 2018. Về hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đẩy mạnh giải ngân với các chương trình tín dụng ưu đãi, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ƣu tiên (chiếm 90% tổng dƣ nợ).... Ƣớc dƣ nợ cho vay đạt 67,45 nghìn tỷ đồng, tăng 0,28% so với cuối năm 2018. Công tác xử lý nợ xấu đƣợc triển khai tích cực nhằm kiểm soát ở mức an toàn dưới 3% tổng dư nợ, ước đến 31/03/2019, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,14% tổng dƣ nợ. Nợ xấu đạt thấp phản ánh kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Vĩnh Phúc đối với các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng phản ánh những cố gắng của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng toàn địa bàn.

- Về dân số và nguồn nhân lực:

Dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.054.492 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49,18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 10,6%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%.

48

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 3 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2011- 2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.

- Về văn hóa – xã hội:

Công tác an sinh xã hội: Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách cho người nghèo được triển khai đồng bộ và kịp thời trên địa bàn tỉnh. . Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2017 toàn tỉnh có 11.901 hộ nghèo hưởng chính sách (hộ nghèo được xét duyệt năm 2016), tỷ lệ hộ nghèo là 3,93%; số hộ cận nghèo có 12.106 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 4%.

Giáo dục - Đào tạo: –Hiện nay, toàn tỉnh có 490/504 trường chuẩn quốc gia, đạt 97% tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh tiếp tục điều chỉnh chính sách khen thưởng dành cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi đua được phát động, thành lập ban đổi mới chương trình giáo dục, xây dựng kế hoạch Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ X...Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh.

Các tiến bộ khoa học, công nghệ đƣợc ứng dụng vào sản xuất kinh doanh và đời sống ngày càng nhiều, trong đó có CNTT.

Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế nâng cao chất lƣợng khám chữa bện cho nhân dân, duy trì 24/24 giờ ở tất cả các tuyến. Đồng thời chủ động theo dõi, giám sát thường xuyên các bệnh dịch nhằm phát hiện các trường hợp mắc bệnh sớm nhất, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời cho người bệnh; tăng cường hoạt động hỗ trợ chuyên môn và phương pháp nghiệp

49

vụ cho các Trung tâm Y tế tuyến huyện; nhấn mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, vận động nhân dân chủ động tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. . Hệ thống Văn hóa thông tin - Phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đƣợc thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa đƣợc củng cố, các công trình lịch sử, văn hóa đƣợc chú trọng...

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

- Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23 tháng 09 năm 2008 đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp.

Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam là ngân hàng thương ma ̣i lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao di ̣ch, 163 chi nhánh và trên 1.000 phòng Giao dịch/ quỹ tiết kiệm.

Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam có 7 Công ty ha ̣ch toán đô ̣c lâ ̣p là

Công ty Cho thuê Tài chính , Công ty Chứng khoán Công thương , Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác tài sản , Công ty TNHH MTV Bảo hiểm , Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ , Công ty TNHH MTV Vàng ba ̣c đá quý , Công ty TNHH MTV

50

Công đoàn và 03 đơn vi ̣ sƣ̣ nghiê ̣p là Trung tâm Công nghê ̣ thông tin , Trung tâm thẻ, Trường Đào ta ̣o và Phát triển nguồn nhân lực.

Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam hi ện có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 900 ngân hàng, định chế tài chính ta ̣i hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên của Hiê ̣p hô ̣i Ngân hàng Viê ̣t Nam , Hiê ̣p hô ̣i ngân hàng Châu Á, Hiê ̣p hô ̣i Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chƣ́c Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.

Chi nhánh Vĩnh Phúc là một trong 159 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh được thành lập từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997.

Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Vĩnh Phúc là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều khu công nghiệp nhƣ Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên và các làng nghề nhƣ Khu làng nghề Tề Lỗ, khu làng nghề Yên Lạc, Khu làng nghề Đồng Văn, khu làng nghề Thanh Lãng, khu chợ đầu mối Thổ Tang. Đây là khu công nghiệp có nhiều nhà máy, doanh nghiệp lớn và khu làng nghề với nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ mua bán sắt thép phế liệu, phụ tùng ô tô, máy xúc máy ủi, sản xuất đồ gỗ, hàng tiêu dùng. Nhƣ vậy, Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho Vietinbank Vĩnh Phúc phát huy đƣợc vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng.

Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với gần 20 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn nhƣ Chi nhánh Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, SHB nhƣng Vietinbank Vĩnh Phúc luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lƣợng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Sau 20 năm hoạt động, Vietinbank Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 48,6 tỷ đồng, tổng dƣ nợ 82,5 tỷ đồng đến 31/12/2018 Vietinbank Vĩnh Phúc nguồn vốn huy động đã là 10.188 tỷ đồng và dƣ nợ cho vay đạt 6.223 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)