Mô hình tổ chức tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

3.2. Thực trạng tình hình phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.2.1. Mô hình tổ chức tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng

Hiện tại, quy trình cấp tín dụng đối với nhóm đối tƣợng KHBL đang đƣợc thực hiện tại VietinBank theo hướng dẫn tại Quyết định số 003/2019/QĐ-TGĐ- NHCT35 ngày 15/01/2019. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến quy trình cấp tín dụng đối với những khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh. Cụ thể quy trình cấp tín dụng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

59

CB QHKH thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp theo quy định về danh mục hồ sơ cấp và quản lý tín dụng.

Tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng, bên bảo đảm cung cấp, đối chiếu các nguồn thông tin khác thu thập đƣợc.

Ghi nhận thời gian tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng.

Bước 2: Thẩm định cấp tín dụng:

Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, CB QHKH kiểm tra thực tế, thu thập các nguồn thông tin khác và thực hiện thẩm định hồ sơ. Các nội dung thẩm định tối thiểu gồm:

- Thẩm định khách hàng;

- Thẩm định năng lực tài chính, khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.

- Thẩm định phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm.

Xác định hàng khách hàng: thực hiện theo quy định về chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành.

Xác định cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng. Sau đó lập và ký tờ trình, trình lãnh đạo phòng kiểm soát tờ trình và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng

Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng xem xét tờ trình cấp tín dụng và ra quyết định tín dụng đối với khách hàng.

Trong thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh, cấp Trưởng/Phó phòng khách hàng, Phòng giao dịch đƣợc phép phê duyệt các khoản tín dụng có giá trị đến 1 tỷ đồng. Trên mức này, khoản tín dụng phải trình Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh.

Bước 4: Thông báo tín dụng

Dựa trên kết quả xét duyệt khoản tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh, CB QHKH thông báo kết quả cho khách hàng.

60 Bước 5: Ký kết hợp đồng cấp tín dụng

CB QHKH soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng phù hợp với khoản tín dụng đƣợc phê duyệt. Chuyển lãnh đạo phòng kiểm soát và trình cấp có thẩm quyền ký.

Sau khi Hợp đồng cấp tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền ký, CB QHKH chuyển hợp đồng cho khách hàng ký kết.

Bước 6: Hoàn thiện thủ tục nhận tài sản bảo đảm

Các bộ phận có liên quan tại chi nhánh thực hiện nhận tài sản bảo đảm theo quy định cụ đƣợc quy định riêng tại Quy định nhận tài sản bảo đảm.

Bước 7: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng

CB QHKH sau khi đã hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng, Tờ trình, Hợp đồng cấp tín dụng và các tài liệu liên quan khác, lập biên bản bàn giao và bà giao bộ hồ sơ hoàn thiện cho CB HTTD để thực hiện rà soát và phê duyệt khoản vay trên hệ thống thông tin nội bộ, sẵn sàng giải ngân cho khách hàng.

Bước 8: Giải ngân theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết

CB QHKH đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân theo quy định. Chứng từ giải ngân bao gồm:

Giấy nhận nợ, bảng kê danh sách yêu cầu giải ngân, ủy nhiệm chi/ phiếu lĩnh tiền mặt/ lệnh chi/ hoặc các giấy tờ rút tiền khác.

Căn cứ vào các Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết, CB QHKH kiểm tra đề nghị giải ngân của khách hàng, chuyển hồ sơ cho CB HTTD để tiền hành tạo tài khoản và giải ngân cho khách hàng.

Bước 9: Kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ

CB QHKH sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng trên thực tế so với hồ sơ giải ngân mà khách hàng cung cấp nhằm phát hiện ra những sai phạm so với Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Bước 10: Lưu hồ sơ tín dụng

Sau khi khoản tín dụng đã được giải ngân đầy đủ, CB HTTD thực hiện lưu trữ, bảo quản tại kho hồ sơ theo quy định hiện hành của VietinBank.

61

Quy trình trên đã được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam soạn thảo, chỉnh sửa và hoàn thiện qua nhiều lần, để phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo quy trình, dựa trên ý kiến phản hồi của các chi nhánh, quy trình vẫn đang đƣợc cập nhật và tiếp tục bổ sung, sửa đổi. Đây là quy trình cấp tín dụng chung nhất cho tất cả KHBL, tuy nhiên, đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, CB QHKH dựa trên loại hình khách hàng, đặc điểm hoạt động và mục đích vay vốn, loại hình vay vốn mà các bước có thể điều chỉnh cho linh hoạt và phù hợp nhất với khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo tuân thủ quy trình.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)