Trước xu thế cạnh tranh mang tính toàn cầu và Việt Nam tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giúp ta nhận thức được sự cần thiết về tầm quan trọng của liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa Phú Yên với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Liên kết và hợp tác sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của toàn vùng với những sản phẩm du lịch đặc sắc và nổi trội.
Liên kết, hợp tác sẽ tăng thêm sức mạnh, lực hấp dẫn và tính bền vững cho du lịch
khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Sự gắn kết môi trường tự nhiên - xã hội - kinh tế là tiền đề liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa Phú Yên và Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Các nhân tố tự nhiên
Duyên hải Nam Trung Bộ gồm Thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; diện tích tự nhiên 44.376,9 km2 chiếm 13,6% tổng diện tích cả nước. Vị trí: phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế; phía Nam giáp Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp Lào và các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum; phía Đông giáp Biển Đông. Vùng co địa hình đa dạng với biển, đồng bằng, đồi, núi, rừng đan xen sông, suối tạo nên rất nhiều tài nguyên du lịch khác biệt. Nhân tố tự nhiên nổi bật:
phía Tây là dãy Trường Sơn với hệ sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc, phía Đông là biển cả với đường bờ biển dài khoảng 1.200km co nhiều bãi, đầm, vũng, vịnh, mũi, gành. Hệ thống đảo ven bờ: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Xanh (Bình Định), Nhất Tự Sơn (Phú Yên), Đảo Yến (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận)… Hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) là vùng co tài nguyên du lịch biển đảo nổi bật. Đo là những lợi thế to lớn cho phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù. Vùng co khí hậu nhiệt đới gio mùa nong ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng trực tiếp hoạt động du lịch biển đảo.
So với Duyên hải Nam Trung Bộ thì Tây Nguyên co số lượng các đơn vị hành chính ít hơn và co ý nghĩa chiến lược về an ninh - quốc phòng của Tổ quốc.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kom Tum;
diện tích 54,7 nghìn km2 chiếm 16,5% tổng diện tích cả nước. Vị trí: phía Đông giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Vùng không giáp biển, nằm trên cao nguyên Trường Sơn, ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia thuận lợi liên kết và hợp tác phát triển du lịch giữa các vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông. Vùng co những điều kiện tự nhiên đặc trưng tạo thuận lợi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với địa hình núi cao, cao nguyên xếp tầng, dốc và thoải dần từ Đông sang Tây, nhiều sông chảy về các vùng lân cận, nơi bắt nguồn của những con sông lớn như sông
Đồng Nai, Sông Ba, Sêsan… Vùng thuộc khí hậu cận xích đạo, co 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình 200C, ngày và đêm chênh lệch khá lớn.
Tài nguyên thiên nhiên co diện tích đất bazan rộng lớn (2/3 đất bazan cả nước), thích hợp trồng cây ăn quả và các cây công nghiệp dài ngày, co diện tích rừng khoảng 3 triệu ha (29,3% diện tích rừng cả nước)… Các nhân tố tự nhiên của vùng Tây Nguyên là những lợi thế rất lớn để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
Các nhân tố xã hội
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên co rất nhiều tộc người cùng sinh sống với trên 15 triệu dân, chiếm gần 20% tổng dân số cả nước. Trong đo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ co trên 10 triệu dân, chiếm 10,6% tổng dân số cả nước;
vùng Tây Nguyên co số dân hơn 5,7 triệu người, chiếm 6,1% tổng dân số cả nước.
Hệ thống giáo dục phổ thông phát triển rộng khắp, đặc biệt các cơ sở đào tạo du lịch trình độ cao đẳng và đại học co ở tất cả các tỉnh, thành. Nhân lực du lịch ở địa bàn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, văn hoa... cần được bồi dưỡng thêm mới co thể vận hành sản phẩm du lịch đặc thù.
Về văn hoa, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, mỗi vùng co đặc trưng riêng.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đất co bề dày lịch sử văn hoa, trải dài từ thời kì sơ sử với văn hoa Sa Huỳnh, sau đo văn hoa Champa, tiếp đến văn hoa Việt Nam.;
giá trị đặc sắc thể hiện qua di tích khảo cổ, lịch sử văn hoa, kiến trúc nghệ thuật, văn hoa dân gian, làng nghề, lễ hội… gắn với nền “văn minh lúa nước”. Tiêu biểu và độc đáo nhất trong các lễ hội dân gian của cư dân vùng ven biển Nam Trung Bộ
là lễ hội Cầu Ngư, mang đậm dấu ấn văn hoa biển… Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thiểu số với các sắc thái văn hoa bản địa phong phú, đa dạng biểu hiện qua di sản văn hoa vật thể, phi vật thể. Kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, sử thi và lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên là di sản văn hoa phi vật thể đặc sắc, độc đáo gắn liền với nền “văn minh nương rẫy”.
Sự khác biệt văn hoa ở 2 tiểu vùng là điều kiện tốt nhất cho việc liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi vùng và toàn vùng.
Các nhân tố kinh tế
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - cửa ngõ của Tây Nguyên, co điều kiện kinh tế rất thuận lợi; nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
và đường hàng không. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ co tiềm năng về du lịch, co lợi thế phát triển du lịch biển đảo và du lịch văn hoa, một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước (ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), nổi bật là dải Đà Nẵng - Hội An - Qui Nhơn - Vịnh Xuân Đài - Gành Đá Đĩa - Vũng Rô - Vịnh Vân Phong - Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chữ - Mũi Né với tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn.
Tây Nguyên co lợi thế trong sản xuất cây ăn quả và cây công nghiệp với các vùng chuyên canh tập trung co qui mô lớn về cây trồng, vật nuôi đã tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoa qui mô lớn, nguồn cung cấp thực phẩm và vật phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của du khách.