Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN
3.3. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Phú Yên gần như nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên hải Nam Trung Bộ về không gian địa lí, được ví như tâm điểm trục Bắc - Nam và là cửa ngõ Đông - Tây kết nối Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Nếu Duyên hải Nam Trung Bộ với
“con đường di sản” đã đem đến cho du khách những cảm nhận tuyệt vời về các danh thắng gắn với biển đảo, di tích lịch sử văn hoa và lễ hội dân gian truyền thống
đặc sắc cùng ẩm thực đậm đà hương vị miền biển thì Tây Nguyên sẽ là trải nghiệm, khám phá độc đáo của văn hoa đại ngàn... Xuất phát từ những lợi thế này, vài năm gần đây Phú Yên đã mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực và các vùng trên toàn quốc.
3.3.1. Liên kết tạo sản phẩm du lịch liên vùng
Phú Yên đã tham gia kí kết hợp tác phát triển du lịch với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên để hình thành hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù phong phú, đa dạng và thu hút du khách. Tỉnh cũng đã mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành khác trong toàn quốc. Trong mối liên kết vùng rộng lớn, các chuyên gia du lịch khuyến nghị, giữa các địa phương cần xác lập mối liên kết nhỏ, tạo ra sự chắc chắn và đặc trưng. Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, cụm 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Gia Lai - Đắk Lắk là “tứ giác” co tiềm năng và lợi thế nhất, co vị trí chiến lược cửa ngõ mới ra hướng Đông phát triển vùng Tây Nguyên.
Hiện tại, hệ thống giao thông nối liền giữa Phú Yên đến các tỉnh trong “tứ giác” đã cơ bản hoàn thiện với các tuyến: Quốc lộ 1, 25, 29 và trục ven biển phía Đông, Tây.
Tương lai, tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên qua Campuchia - Lào - Thái Lan cũng sẽ được xây dựng. Thêm nữa, 4 tỉnh này co sân bay đủ tiêu chuẩn tiếp nhận các máy bay loại lớn. Du khách từ Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần đến một trong bốn sân bay Tuy Hòa (Phú Yên), Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Phù Cát (Bình Định) sau đo di chuyển bằng cung đường bộ khép kín đến với 4 tỉnh. Điều kiện liên kết sản phẩm du lịch ở 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Gia Lai - Đắk Lắk khá lí tưởng, kết hợp 2 nền văn hoa và địa lí khác nhau, bổ sung, tạo ra sự đa dạng, độc đáo cần thiết đối với các sản phẩm du lịch “biển - rừng”. Ông Vũ Thế Bình cho biết: “Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các doanh nghiệp du lịch đã khảo sát thực tế và nhận thấy đây là khu vực có rất nhiều lợi thế và có thể liên kết thành sản phẩm du lịch phong phú, đặc trưng, bên cạnh điều kiện về vị trí địa lí và giao thông thuận tiện. Trong đó, Phú Yên được xem là tâm điểm, là điểm đến mới thu hút sự quan tâm của du khách”. Theo đo, không gian văn hoa cồng chiêng của Tây Nguyên và không gian văn hoa đá của Phú Yên sẽ co sự kết nối hiệu quả qua các hoạt động tham quan, trải nghiệm, văn hoa, văn nghệ đặc sắc; cùng với đo là
các hoạt động trình diễn ẩm thực đặc sản địa phương của 2 vùng miền biển - núi…
Nhằm hiện thực ý tưởng liên kết cụm “tứ giác” này, giữa năm 2015, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức đoàn farmtrip đến các tỉnh để khảo sát. Năm 2016, Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ trì hội nghị, co tham gia của lãnh đạo Sở Văn hoa Thể thao Du lịch, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch 4 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk thảo luận các biện pháp phát triển sản phẩm du lịch địa phương và liên kết hình thành chuỗi sản phẩm chung.
Theo đo, thành phố Tuy Hòa và Tỉnh ủy Phú Yên, Bình Định, Gia Lai và Đắk Lắk đã kí kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 4 địa phương. Sau 3 năm triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương và co sự hỗ trợ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã co nhiều chuyển biến tích cực, tạo bước đột phá thúc đẩy trong phát triển du lịch, cụ thể: các tỉnh thường xuyên cung cấp thông tin tình hình phát triển sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, chương trình tour và sản phẩm du lịch mới ở từng địa phương; liên kết trang thông tin điện tử giữa các tỉnh.
Đặc biệt, các tỉnh tham gia xây dựng Ngôi nhà chung “Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên” tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi co chủ đề “Về Biển xanh, Hoa vàng và Đại ngàn Tây Nguyên”; phối hợp với Câu lạc bộ du lịch cộng đồng CTC tổ chức đoàn famtrip khảo sát các điểm du lịch của 4 tỉnh trong chương trình “Đại dương kết nối Đại ngàn” (2018). Trong 3 năm kí kết, Sở Văn hoa Thể thao Du lịch của 4 tỉnh đã co nhiều hoạt động hỗ trợ, thường xuyên trao đổi thông tin tình hình phát triển du lịch địa phương, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch... Trong đo, hợp tác xúc tiến và quảng bá du lịch là các hoạt động nổi bật;
luân phiên tổ chức lễ hội, được các địa phương tham gia hưởng ứng như: Tuần lễ văn hoa du lịch Phú Yên, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Định, Gia Lai…
3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những tín hiệu tốt thì liên kết, hợp tác phát triển du lịch Phú Yên với Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên thời gian qua bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đã được các chuyên gia, nhà quản lí du lịch đề cập trong nhiều hội nghị, hội thảo như: chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh tuy đã kí kết nhưng số lượng còn ít và chưa cụ thể hoa, chưa đưa ra cách làm cho doanh nghiệp
mà để doanh nghiệp “tự bơi”. Giữa các tỉnh trong vùng chưa co một “nhạc trưởng”
thuộc lĩnh vực này nên hầu hết các điểm tham quan, sản phẩm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên khá trùng lặp. Sự “sao chép” này vừa làm mất tính đặc trưng riêng của từng tỉnh, vừa tạo cảm giác đơn điệu và nhàm chán cho du khách, đồng thời làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Phú Yên đã kí kết khá nhiều chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong vùng, nhưng việc liên kết chỉ dừng lại ở ý chí của lãnh đạo địa phương, thực tế đang phát triển du lịch theo kiểu mạnh ai nấy làm, vẫn thiếu tầm nhìn tổng thể. Sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên chưa co tính ổn định, bền vững. Với 4 tỉnh đã kí kết cũng còn nhiều điều bất cập: chưa phối hợp và thực thi kế hoạch hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; sản phẩm du lịch khá đơn điệu, trùng lặp, chưa co tính chuyên biệt, độc đáo; chưa tạo ra sản phẩm du lịch co tính đặc trưng, chất lượng cao cho cả 4 tỉnh; chưa xây dựng thương hiệu du lịch chung của 4 địa phương; chưa hình thành tour du lịch chung 4 tỉnh mang đặc sắc riêng của mỗi địa phương; chưa liên kết, hợp tác trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; chưa liên kết tổ chức sự kiện văn hoa du lịch chung để tạo thành chuỗi sự kiện thu hút du khách… Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, chưa co sức cạnh tranh cao trong khu vực, quốc tế để thu hút du khách từ những thị trường trọng điểm và co khả năng chi trả cao. Về khả năng khai thác và liên kết các sản phẩm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của nhiều đối tượng du khách, nhất là du khách quốc tế.
Một tồn tại hạn chế khác là nhân lực ngành du lịch tại các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên thời gian qua tuy co tăng số lượng qua từng năm nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thời kì hội nhập quốc tế ngày một sâu sắc, toàn diện và đòi hỏi phát triển kinh tế tri thức. Số lượng nhân lực ít, cơ cấu chưa đồng bộ, năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp.
Nhân lực co trình độ, tay nghề cao chưa nhiều và thiếu những cán bộ đầu đàn làm nòng cốt để đào tạo nhân lực trẻ. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học, năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lí, quản trị và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế chưa tương ứng với điều kiện phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoa hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã làm rõ thực trạng phát triển một số sản phẩm du lịch hiện có ở địa phương, trong đó:
Phân tích, đánh giá những sản phẩm du lịch trải nghiệm và chuyên đề đang hoạt động tương đối hiệu quả trên địa bàn tỉnh như Đon bình minh, Di sản đá, Đi bộ
vượt biển, Theo dòng lịch sử, Hoa vàng cỏ xanh, Ẩm thực địa phương; nghiên cứu và tìm hiểu về hiệu quả cũng như hạn chế của các sản phẩm du lịch khác.
Qua làm rõ thực trạng phát triển một số sản phẩm du lịch hiện co ở địa phương, đề tài nhận thấy để co thể phát triển, nâng cấp các sản phẩm du lịch này thành sản phẩm du lịch đặc thù là cả một quá trình đầy thử thách nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cơ hội lớn khi những sản phẩm du lịch trải nghiệm, chuyên đề đang khai thác giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch mà chưa co đầu tư, bổ sung các dịch vụ du lịch đặc biệt. Thế mạnh về các tài nguyên du lịch khác biệt đã được xác định nhưng điểm yếu chính là chưa biết khai thác kĩ thuật - công nghệ độc đáo, chưa nâng tầm quản lí du lịch và chưa phát huy văn hoa cộng đồng địa phương để hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù.
Chương 3 đã phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên dựa trên:
Thứ nhất, kết quả phân tích SWOT về những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương. Theo đo, đề tài sẽ thiết lập ma trận SWOT với các chiến lược S/O, O/W, S/T và W/T co tính khả thi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên. Trong đo, chiến lược S/O tăng cường thế mạnh tranh thủ thời cơ, chiến lược O/W tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu, chiến lược S/T phát huy tiềm năng đối mặt thách thức và chiến lược W/T xác định hạn chế vượt qua trở ngại.
Thứ hai, kết quả hoạt động du lịch Phú Yên về du khách và tổng thu du lịch cũng như tại điểm tài nguyên du lịch khác biệt. Kết quả cho thấy một số thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch địa phương thời gian qua đồng thời cho biết những tồn tại và các nguyên nhân của quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
Rõ ràng, tài nguyên du lịch khác biệt chỉ là điều kiện cần và nếu muốn hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải co điều kiện đủ là bổ sung dịch vụ du lịch đặc biệt.
Về mặt này, địa phương chưa co sự đầu tư đúng mức và xứng tầm.
Thứ ba, kết quả điều tra xã hội học qua thu thập ý kiến du khách và ý kiến chuyên gia về sản phẩm du lịch đặc thù và sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương. Thông tin cá nhân du khách và ý kiến của họ giúp xác định mục đích đi du lịch, hoạt động trong chuyến du lịch, sự tham gia tại các điểm tham quan, số lần du lịch và thời gian lưu trú, đối tượng du khách và hình thức lưu trú, phương thức và phương tiện tiếp cận điểm đến; là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đáp ứng yêu cầu du khách. Ngoài ra, ý kiến chuyên gia về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch chính là nền tảng định hướng nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương. Tổng hợp ý kiến du khách và chuyên gia giúp đề tài bổ sung và làm rõ nhiều vấn đề tồn tại trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.
Sau khi làm rõ thực trạng phát triển sản phẩm du lịch hiện co địa phương, từ kết quả phân tích SWOT, hoạt động du lịch, điều tra xã hội học và qua nhận diện, phân tích tài nguyên du lịch khác biệt, đề tài đã phát triển được 4 sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên: Bình minh, Hồn đá, Hoa vàng cỏ xanh, Ẩm thực địa phương; theo 5 tiêu chí: tính hấp dẫn, tính độc đáo, tính nguyên bản, tính đại diện, dịch vụ du lịch đặc biệt. Đồng thời, đề tài cũng đã đánh giá, xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch ở địa phương.
Chương 3 đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng liên kết và hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa Phú Yên và Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, để đảm bảo sự phát triển du lịch thì không thể thiếu hoạt động liên kết, hợp tác vùng và liên vùng. Liên kết, hợp tác giúp địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng co đồng thời gop phần tạo nên sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch chung của toàn vùng. Điều này cũng co thể gây ra sự trùng lặp, sao chép nếu như các tỉnh không huy động được tiềm lực riêng trong phát triển. Phú Yên cần chú trọng đầu tư vào dịch vụ du lịch đặc biệt co thể khai thác tối ưu giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch nhằm xây dựng, phát triển và khai thác, sử dụng hiệu quả sản phẩm du lịch đặc thù; để các sản phẩm du lịch đo mang đậm “thương hiệu” và “đặc thù” Phú Yên.