Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh phú yên (Trang 140 - 164)

• Về phát triển loại hình, sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo

Cần đầu tư xây dựng khu du lịch biển qui mô lớn, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp, bổ sung sản phẩm du lịch tham quan biển, du lịch thể thao biển, sinh thái biển, du lịch văn hoa ẩm thực biển, du lịch cộng đồng... sẽ là các sản phẩm du lịch cạnh tranh của tỉnh Phú Yên với các địa phương khác.

- Du lịch tham quan thắng cảnh biển, tham quan khám phá bằng phương tiện:

cano, tàu đáy kính, kinh khí cầu, dù lượn; tham quan hệ sinh thái biển, ngắm san hô bằng tàu đáy kính; du khách trải nghiệm quá trình sử dụng phương tiện ghe thuyền ra biển, phương thức đánh bắt hải sản, cách thức chế biến mon ăn từ biển, những hoạt động vui chơi, tìm hiểu văn hoa, lễ hội, phong tục tập quán, thoi quen sinh hoạt của cư dân ven biển... tại các bãi biển, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, các đảo ven bờ.

- Du lịch nghỉ dưỡng biển với nhiều bãi biển dài, biệt lập co thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch dã ngoại, cắm trại qua đêm trên bãi biển; nhiều làng biển co thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng cho các tour du lịch một ngày làm ngư dân, tham quan lồng bè nuôi tôm, cá trên vịnh, câu cá…

- Du lịch thể thao trên biển: du khách sẽ trải nghiệm các trò chơi thể thao cảm giác mạnh trên biển: dù bay, dù lượn, dù lượn co động cơ (paramoto), mô tô nước, chèo thuyền chuối; ca nô kéo dù bay, lướt ván, kéo phao trượt nước; mô tô

trượt nước; lướt ván buồm; xuồng chèo kayak; thuyền buồm…; dịch vụ lặn biển ngắm san hô, xem san hô bằng thuyền thúng, đáy kính, kính lặn và ống thở... Trên bờ biển là những môn thể thao: bong đá, bong chuyền bãi biển, chạy bộ, đua xe đạp trên cát, kéo co, xà đơn, xà kép, trò chơi team building…

- Du lịch văn hoa ẩm thực biển: sử dụng thế mạnh về nguồn lợi thủy sản và cách chế biến đặc sản địa phương, co thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch gắn với thưởng thức, chế biến, quan sát, mua sắm làm quà các ẩm thực đặc sản địa phương;

hải sản tươi sống, ẩm thực: ốc nhảy Sông Cầu, cua huỳnh đế, ghẹ đầm Cù Mông, gỏi cá mai, cá mú, cá đét khô, mực khô, cá ngựa, tôm hùm, nước mắm, nước chấm các loại, các loại bánh; các loại hàng lưu niệm, đặc sản từ biển... là các sản vật tạo sức hấp dẫn, làm tăng thêm giá trị trải nghiệm cho du khách nội địa và quốc tế.

Sản phẩm du lịch sinh thái

Đây là loại hình du lịch ưu thế cho các địa phương co hệ sinh thái đa dạng, phong phú, còn nét hoang sơ như Phú Yên để tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh.

Du lịch sinh thái hướng đến phát triển bền vững và bảo tồn văn hoa, tài nguyên cũng như hệ sinh thái tại các điểm đến. Sản phẩm du lịch sinh thái co sức hấp dẫn cao, thu hút nhiều nhom thị trường khách bởi hệ thống đảo ven bờ, hệ sinh thái biển, đầm, vịnh, rạn san hô ven bờ như: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đảo Nhất Tự Sơn (Sông Cầu); đầm Ô Loan, hòn lao Mái Nhà, hòn Yến, hòn Chùa (Tuy An);

hòn Nưa, vũng Rô (Đông Hòa); hệ thống sông, hồ, thác nước; các nguồn suối khoáng nong Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh thích hợp du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh; xây dựng vườn thú thiên nhiên lộ thiên và khu vui chơi giải trí co chút mạo hiểm kết hợp khám phá sự đa dạng của thiên nhiên hoang dã như mô hình safari… mang lại cho du khách trải nghiệm thú vị sẽ là điểm nhấn nổi bật và cơ hội phát triển du lịch Phú Yên trong thời gian đến.

Sản phẩm du lịch văn hóa

Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoa gắn với du lịch di sản, du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch về nguồn tham quan và tìm hiểu đời sống văn hoá bản địa… là những lợi thế của du lịch Phú Yên như: xem trình diễn “Nghệ thuật Bài Chòi”,

“Trống đôi, Cồng ba, Chiên năm”, “Lễ hội cầu ngư”; tham gia lễ hội truyền thống;

tham quan, tìm hiểu nét văn hoa tâm linh tại chùa Đá Trắng, chùa Thanh Lương,

Nhà thờ Mằng Lăng, lăng ông, miếu bà…; tìm hiểu những giá trị văn hoa, kiến trúc nhà Rông, nhà Dài cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân;

tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoa, kiến trúc, các căn cứ cách mạng, tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển Vũng Rô, địa đạo gò Thì Thùng…

Sản phẩm du lịch làng nghề/du lịch nông thôn/du lịch cộng đồng

- Làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm, kĩ thuật và bí quyết nghề nghiệp từ sử dụng nguyên liệu, kĩ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống, là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho địa phương. Vì vậy, du khách đến điểm du lịch làng nghề truyền thống mong muốn được chiêm ngưỡng, mua sắm sản phẩm thủ công làm vật kỉ niệm trong chuyến du lịch. Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn, làng nghề truyền thống đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của du khách.

- Du lịch nông thôn ở Phú Yên bao gồm dịch vụ ẩm thực tại nhà dân sử dụng các rau củ quả, thủy hải sản và thực phẩm địa phương; dịch vụ lưu trú ở nhà dân, trải nghiệm đời sống của họ; xem các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian lưu giữ tại làng, cung cấp các dịch vụ trải nghiệm hoặc bán cho du khách hàng lưu niệm; dịch vụ trải nghiệm khi tham gia hoạt động nông nghiệp;

đi thuyền, đi xe đạp tham quan cảnh quan làng (sông nước, cảnh quan thiên nhiên);

tham quan, trải nghiệm nghi thức lễ hội, trình diễn truyền thống: hát múa tại lễ hội, giao lưu với người dân địa phương… Du khách tham quan, chứng kiến nghệ nhân làm nên các sản phẩm độc đáo mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc, cùng học nghề, mua quà lưu niệm, tham quan làng nghề; hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng.

- Du lịch cộng đồng: loại hình du lịch hài hòa thiên nhiên và văn hoa bản địa do người dân địa phương làm chủ và đứng ra tổ chức. Loại hình này giúp người dân địa phương co công ăn việc làm, xoa đoi giảm nghèo, quảng bá các giá trị văn hoa riêng biệt bản địa đến với đông đảo du khách trong, ngoài nước, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nét nguyên sơ của văn hoa bản địa, giá trị cốt lõi của cộng đồng để hướng tới phát triển du lịch trách nhiệm với xã hội.

Sản phẩm du lịch đô thị

Đây là loại hình du lịch tiềm năng đang phát triển đem lợi ích không chỉ cho

du lịch mà còn cho cả thương mại. Các sự kiện diễn ra, thu hút rất nhiều du khách và sự di chuyển của du khách từ nơi này sang nơi khác tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh du lịch. Sự thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, nhiều danh thắng, hải sản tươi ngon, nếu được đầu tư hệ thống khách sạn qui mô lớn với cơ sở vật chất, phong cách phục vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm… thì tương lai Phú Yên co thể là nơi được chọn để tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm (sản phẩm du lịch đô thị) bởi đây là điểm đến mới du khách cần khám phá thay cho các điểm đến cũ.

• Về phát triển tuyến, điểm du lịch Tuyến du lịch nội tỉnh

- Tuyến du lịch phía Nam: Chinh phục đỉnh núi Đá Bia - Khu di tích lịch sử Tàu Không Số tại Vũng Rô - Bãi Môn - Mũi Điện (tham quan, tắm biển, câu cá, sinh hoạt lửa trại, thưởng thức các loại đặc sản biển, đến Trạm Hải đăng - Mũi Điện để đon ánh bình minh sớm nhất trên đất liền Việt Nam)…

- Tuyến du lịch phía Bắc: Tham quan Khu du lịch sinh thái Sao Việt (Vietstar), Bãi Xép - Hòn Yến - Đầm Ô Loan - Gành Đá Đĩa - Nhà thờ Mằng Lăng - Thành An Thổ - Chùa Đá Trắng…

- Tuyến du lịch nội thành: Tham quan tháp Nhạn - Núi Nhạn - Sông Đà; các cơ sở sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, làng rau, làng hoa cây cảnh; các khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực dọc bờ sông Chùa - kè Bạch Đằng thưởng thức đặc sản…

- Tuyến du lịch phía Bắc Sông Cầu: Tham quan Khu du lịch Nhất Tự Sơn và một số đảo trong vịnh Xuân Đài, Trạm dừng chân ASTOP, khu ẩm thực dọc sông Tam Giang, bãi Ôm, bãi Từ Nham, Vịnh Hòa, đầm Cù Mông, những khu du lịch dọc tuyến đường Sông Cầu - Qui Nhơn, thưởng thức ốc nhảy Sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, nước mắm gành Đỏ, tôm hùm, hải sản các loại…

- Từng bước hình thành các tuyến du lịch nối liền giữa miền biển, đảo với các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 25: Đền thờ Lương Văn Chánh, suối khoáng nong Phú Sen, đập Đồng Cam, hồ thủy điện Sông Ba Hạ, Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ và Khu căn cứ tỉnh Phú Yên trong kháng chiến, buôn Hòa Ngãi; cao nguyên Vân Hòa, địa đạo Gò Thì Thùng, suối khoáng nong Triêm Đức, Trà Ô, buôn Xí Thoại…; qua

quốc lộ 29: Suối Lạnh, Vực Phun, suối nước khoáng nong Lạc Sanh, hồ thủy điện Sông Hinh, buôn Lê Diêm…

Tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực, nội địa, quốc tế

- Tuyến du lịch quốc gia, quốc tế: Tuyến Quốc lộ 1 đi qua Phú Yên - Tuyến du lịch đường sắt quốc gia đi qua Phú Yên

- Tuyến du lịch đường biển: Hải Phòng - Đà Nẵng - Vịnh Xuân Đài - Vũng Rô - Nha Trang - Vũng Tàu…

- Tuyến du lịch hàng không: Hà Nội - Phú Yên - Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng - Phú Yên - Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến du lịch chuyên đề

- Tuyến du lịch đường thủy: Đi thuyền tham quan đảo hòn Chùa, hòn Yến, hòn Lao Mái Nhà (dã ngoại, tắm biển, câu cá, lặn biển nhìn ngắm san hô…); vịnh Xuân Đài - đầm Cù Mông; vịnh Vũng Rô - Hòn Nưa…

- Tuyến du lịch tham quan các giá trị văn hoa vật thể, phi vật thể về đá; tuyến du lịch thể thao tổng hợp: leo núi, lặn biển, đua thuyền, thể thao mạo hiểm.

- Tuyến du lịch đi xe đạp, đi xe ngựa tham quan, khám phá cảnh làng quê nông thôn Phú Yên...

• Về liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Thứ nhất, chú trọng đúng mức công tác qui hoạch du lịch, quản lí, đầu tư theo qui hoạch

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và cần chú trọng đúng mức công tác qui hoạch du lịch, quản lí, đầu tư theo qui hoạch. Tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp tích cực để phát triển theo chiều sâu và ổn định, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định, giữ vững thương hiệu trên cơ sở khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của mỗi tỉnh. Xác định các sản phẩm du lịch đặc thù làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, qua đo tạo động lực phát triển cho cả vùng. Với tiềm năng du lịch hiện co: bờ biển dài, nhiều di tích lịch sử, văn hoa, danh thắng đẹp, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ co thể phát triển mạnh sản phẩm du lịch biển đảo, di tích lịch sử văn hoa, lễ hội gắn liền với miền biển. Những tỉnh vùng Tây Nguyên tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp, văn hoa,

lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm du lịch này đang được giới trẻ và du khách quốc tế đặc biệt yêu thích.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư. Cải cách mạnh thủ tục hành chính và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Tích cực hỗ trợ tháo gỡ kho khăn vướng mắc của nhà đầu tư về đất đai, giải tỏa, đền bù… triển khai nhanh dự án sau khi được tỉnh chấp thuận dự án đầu tư.

Tăng cường đầu tư và kêu gọi đầu tư theo qui hoạch cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, trên cơ sở bảo đảm cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên và giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên du lịch khác biệt. Khoảng cách từ Phú Yên tới các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không quá xa, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không khá thuận tiện nên liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa các tỉnh co thể hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, co thể đáp ứng được nhiều phân khúc, thị trường du khách khác nhau, tạo bước phát triển mạnh mẽ về du lịch cho từng tỉnh và toàn vùng.

Thứ hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Ngành du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, nguồn nhân lực cũng co các bộ phận, các nhom tương ứng, nhưng co thể thấy gồm hai nhom chính là nhom gián tiếp và nhom trực tiếp. Nhom gián tiếp là lực lượng lãnh đạo, quản lí, chuyên gia, nhà nghiên cứu với yêu cầu co tầm trong lãnh đạo, quản lí, co tầm nhìn, nhạy bén xu hướng, triển vọng của ngành du lịch trong nước và quốc tế. Phải biết sử dụng, giữ chân, thu hút người tài, co khả năng cống hiến và sáng tạo cho sự phát triển bền vững của ngành. Nhom nhân lực trực tiếp bao gồm bộ phận hướng dẫn viên, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đầu bếp… với yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng nghề, khả năng sáng tạo, kĩ năng sống, biết phối hợp làm việc, vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt ngoại ngữ. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên thì nguồn nhân lực du lịch các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cần được đào tạo về nhận thức, kiến thức nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm co thể lan tỏa thành phương thức thực hành du lịch co trách nhiệm, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Các địa phương ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng bãi ngang do điều kiện kinh tế kho khăn, trình độ dân trí còn bất cập vì vậy cần sự trợ giúp thiết thực đối với người lao động

trong hoạt động kinh doanh du lịch là tổ chức miễn phí các chương trình đạo tạo nghề, đào tạo kĩ năng làm du lịch, hỗ trợ nhằm nâng cao trình độ nghề cho người lao động, chuyên môn hoa, chính thức hoa lực lượng lao động. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế trong thu hút cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, mặt khác cần nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho cộng đồng để họ chính là người co ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa bàn sinh sống.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ, tổng thể giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trường. Với tầm quan trọng này, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lí nhà nước về du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức các chủ thể về liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Mỗi chủ thể đều co vai trò quan trọng thể hiện trong trách nhiệm, nghĩa vụ để bảo đảm hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững. Với cộng đồng dân cư, nhất là tộc người thiểu số, cần quan tâm sinh kế người dân, tạo việc làm, đào tạo nghề cho người lao động; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích để họ thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu dài từ hoạt động du lịch, co trách nhiệm với việc phát triển du lịch bền vững, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoa, ngành nghề truyền thống và phong tục tập quán dân tộc, giữ gìn nếp sống văn minh, giữ vững an ninh, an toàn xã hội, thái độ ứng xử thân thiện với du khách… Tất cả việc làm đo co ý nghĩa hết sức to lớn đối với liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương và toàn vùng.

Thứ tư, phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động có liên quan đến du lịch

Liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, các doanh nghiệp trong ngành du lịch, giữa ngành du lịch với các ngành khác: giao thông vận tải, ngoại giao, an ninh, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp trong tỉnh cũng như kết nối các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và cả nước để mở rộng thị trường. Du lịch là một ngành kinh tế co tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoa cao, nên phát triển du lịch không thể đơn lẻ và

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh phú yên (Trang 140 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w