Bảng 2.1. Thị trường du khách quốc tế trọng điểm
Thị trường Đặc điểm Sản phẩm
Đông Bắc Á Chiếm trên 30% thị phần du khách quốc tế, co xu hướng phát triển nhanh Trung Quốc Du lịch biển đảo, du lịch văn hoa,
du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Nhật Bản Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Hàn Quốc Du lịch sinh thái, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Tây Âu Co xu hướng phát triển nhanh, tương lai sẽ chiếm thị phần cao Nga Du lịch biển đảo, du lịch văn hoa,
du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Pháp Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương,
tham quan làng nghề…
Bắc Âu Du lịch sinh thái, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Đông Nam Á Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch nông thôn, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Bắc Mỹ Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
Du lịch sinh thái kết hợp thể thao, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) Bảng 2.2. Thị trường du khách quốc tế tiềm năng
Thị trường Đặc điểm Sản phẩm
Tây Âu Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực,
du lịch mua sắm….
Du lịch nghỉ dưỡng, biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Ấn Độ Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực,
du lịch mua sắm….
Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
Trung Đông Du lịch sinh thái, du lịch thể thao du lịch văn hoa, du lịch ẩm thực,
du lịch mua sắm….
Du lịch sinh thái, thể thao kết hợp tìm hiểu di sản đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề…
(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) 2.8.2. Thị trường du khách nội địa
- Du khách trong những kì nghỉ: kì nghỉ dài ngày và ngắn ngày (cả kì nghỉ
cuối tuần) với du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tham quan; kì nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán là du lịch lễ hội - tâm linh; du lịch nghỉ hè, nghỉ dưỡng vào dịp nghỉ lễ, nghỉ phép với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch tham quan cuối tuần, thưởng thức ẩm thực... khá phù hợp với sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên.
- Du khách đô thị: người lao động thuộc những cơ quan, doanh nghiệp; nhom học sinh, sinh viên; nhom hưu trí, cao tuổi; nhom cùng nghề nghiệp; nhom tham quan triển lãm, sự kiện văn hoa, thể thao với nhu cầu tham quan di tích lịch sử, văn hoa, danh thắng, nghỉ biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực....
- Du khách lễ hội tâm linh: du khách hành hương, tâm linh theo nhom đông, tuổi trung niên và cao niên, chủ yếu là nữ; du khách tham gia lễ hội truyền thống theo gia đình co con cái, theo nhom bạn bè, đi đôi với nhu cầu đi du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoa, danh thắng, du lịch tâm linh, lễ hội...
Thị trường du khách nội địa của Phú Yên được định hướng là thị trường truyền thống đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh qua đường hàng không bởi sân bay Tuy Hòa; các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thống đường bộ thuận tiện như tuyến QL1, QL1D, QL25, QL29. Bên cạnh đo sẽ co lượng du khách đi theo tour liên tỉnh từ Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng hoặc tour xuyên Việt đến Phú Yên. Ngoài ra, thời gian tới cần phát triển thị trường Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút du khách nội địa đến Phú Yên.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường du khách phải được thực hiện thường xuyên nhằm xác định lại nhu cầu/mong muốn của du khách liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể; về mức độ hài lòng, sở thích; vấn đề môi trường, an ninh, an toàn của du khách… để định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã nghiên cứu điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên, trong đó:
Khái quát vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Phú Yên với những đặc điểm rất đặc trưng về tự nhiên và các đặc điểm khá nổi bật về kinh tế - xã hội. Với vị trí gần như trung tâm vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cùng điều kiện tự nhiên đa dạng và điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, là nền tảng cơ bản phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.
Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế về du lịch; đảm bảo phát huy được tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của các địa phương trong vùng đồng thời xây dựng thương hiệu du lịch của toàn vùng.
Nhận diện, xác định tài nguyên du lịch khác biệt và phân tích, đánh giá tính khác biệt của chúng trong hệ thống tài nguyên du lịch địa phương. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài đã nhận định được co 9 tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt: Bãi Xép, Đảo Nhất Tự Sơn, Hòn Yến, Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh, Đầm Ô Loan, Vũng Rô, Vịnh Xuân Đài, Núi Đá Bia và co 9 tài nguyên du lịch văn hoa khác biệt: Đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Đá Trắng, Chùa Thanh Lương, Đàn Đá, Kèn Đá, Gốm sứ Quảng Đức, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Ẩm thực địa phương; là cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên.
Rõ ràng, những tài nguyên du lịch khác biệt sẽ chỉ ở dưới dạng tiềm năng nếu không co các dịch vụ du lịch đặc biệt, là sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch chuyên nghiệp và văn hoa cộng động địa phương trong khai thác các giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch để hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy sở hữu một số lượng tương đối tài nguyên du lịch khác biệt nhưng Phú Yên chưa co bất kì một dịch vụ du lịch đặc biệt nào để khai thác tài nguyên du lịch khác biệt, do vậy tính khác biệt của tài nguyên du lịch chưa được phát huy và tính đặc thù của sản phẩm du lịch chưa thể hiện rõ nét.
Điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch tương đối thuận lợi với hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và điện - nước phát triển theo hướng dịch vụ du lịch; cơ sở
vật chất kĩ thuật du lịch tương đối đảm bảo với hệ thống các cơ sở lưu trú - ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác như lữ hành, vận chuyển, hàng hoa, y tế, ngân hàng - bảo hiểm đang phát triển ngày càng đồng bộ đáp ứng phần nào mong đợi của du khách. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách.
Để phát triển du lịch noi chung và sản phẩm du lịch đặc thù noi riêng cần co chính sách phát triển du lịch phù hợp với các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, phương hướng, chương trình hành động... hợp lí trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và du lịch cụ thể. Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong xu thế phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, tỉnh Phú Yên đã sử dụng ngân sách nhà nước, vốn huy động và vốn từ xã hội hoa du lịch tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch nhằm đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.
Trong phát triển du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và du lịch chỉ được hiện thực hoa bằng những hành động, biện pháp cụ thể thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các hạng mục công trình co liên quan. Nguồn vốn tỉnh Phú Yên được cấp từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, xã hội hoa du lịch khá khiêm tốn; việc sử dụng vốn còn co nhiều mặt hạn chế dẫn đến chậm trễ triển khai nhiều dự án, khiến không ít nhà đầu tư rút vốn chuyển sang các địa phương khác thực hiện.
Nếu những điều kiện trên là điều kiện cần thì nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch đặc thù là điều kiện đủ cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Phú Yên đã xác định được thị trường du khách quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Nam Á và Bắc Mỹ) và tiềm năng (Tây Âu, Ấn Độ, và Trung Đông) cũng như thị trường du khách nội địa trọng điểm (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên - Nam Trung Bộ) và tiềm năng (Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ) định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đáp ứng nhu cầu du khách và thị trường du lịch.