Hiệu quả và các tác dụng không mong muốn

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa tại trung tâm hô hấp (Trang 57 - 60)

Các nghiên cứu sử dụng thuốc tiêu fibrin trong chống dày dính màng phổi hầu hết đặt sonde dẫn lưu màng phổi và bơm thuốc qua sonde. Trong hoàn cảnh quá tải bệnh viện và công tác chống nhiễm khuẩn chưa thực sự tốt việc đặt sonde dẫn lưu cho các bệnh nhân TDMP do lao sẽ dẫn tới nguy cơ bội nhiễm cho các bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp bơm thuốc vào khoang màng phổi qua kim chọc tháo dịch, từ đó đánh giá hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của streptokinase.

4.2.1. Hiệu quả điều trị

4.2.1.1. Hiệu quả điều trị của streptokinase

* Thay đổi số lượng dịch chọc tháo trước và sau các lần bơm SK

Tổng lượng dịch chọc tháo trước các lần bơm SK trung bình là 258 ± 330 ml (5 – 1000 ml); sau bơm SK là 631 ± 384 (50 – 1440 ml). Lượng dịch chọc tháo sau khi bơm SK nhiều hơn so với trước khi bơm (p = 0,000).

Tính trung bình tổng lượng dịch chọc tháo trong thời gian điều trị là 2924,4 ± 1400,75 ml, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trương Huy Hưng (2004).

Trương Huy Hưng (2004) nghiên cứu trên 45 bệnh nhân TDMP do lao trong đó có 50% bệnh nhân có vách hóa khoang màng phổi nhận thấy tổng lượng dịch chọc tháo trung bình là: 2148,0 ± 1470,3 ml [10].

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về sử dụng thuốc tiêu fibrin bơm vào khoang màng phổi cho các bệnh nhân TDMP vách hóa do lao như sau:

Seung-Min Kwak và CS (2004) ghi nhận lượng dịch dẫn lưu trung bỉnh ở 21 bệnh nhân được bơm sử dụng urokinase khoảng 2000 ml cao hơn nhóm chứng [47].

Viedma và CS (2006) thấy lượng dịch dẫn lưu ở nhóm có dùng urokinase (n = 12) là 1487 ± 711 ml, nhóm chứng (n = 17) là 795 ± 519 ml (p < 0,01) [72].

Chung và cộng sự (2008) sử dụng streptokinase bơm qua sonde dẫn lưu màng phổi cho 22 bệnh nhân, 22 bệnh nhân khác chỉ được bơm nước muối sinh lý, kết quả lượng dịch dẫn lưu ở nhóm dùng SK là 2590 ± 1770 ml so với 1280 ± 1210 ml ở nhóm dùng nước muối sinh lý (p = 0,016) [33].

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, trước khi bơm SK việc chọc tháo dịch màng phổi ở những bệnh nhân này rất khó khăn. Có 20 bệnh nhân trước khi bơm SK lần đầu tiên chỉ hút ra được vài chục ml dịch. Sau khi bơm SK vào khoang màng phổi, chọc tháo dịch dễ dàng hơn.

Chúng tôi thấy rằng so với bơm qua sonde dẫn lưu, việc bơm SK có một số hạn chế. Đầu tiên là gây bất tiện cho người bệnh, mỗi lần bơm SK bệnh nhân phải chọc tháo hai lần, như vậy nguy cơ tai biến sẽ tăng lên điều này chúng tôi sẽ bàn luận ở phần sau.

* Thay đổi độ GNLN

Kết quả độ GNLN sau điều trị là 4,6 ± 1,28 cm so với trước điều trị là 4,3 ± 1,36 cm (p = 0,000). Sau khi bơm SK vào khoang màng phổi.

Các tác giả nước ngoài không đề cập đến thay đổi độ GNLN sau khi điều trị thuốc tiêu fibrin ở bệnh nhân TDMP do lao vách hóa.

Trần Văn Sáu (1996) nghiên cứu trên 60 BN TDMP do lao thấy độ GNLN tăng lên sau khi được chọc tháo dịch [18].

Theo chúng tôi, kết quả nghiên cứu thấy có cải thiện độ GNLN vì trước khi điều trị bệnh nhân đau ngực và khó thở do dịch màng phổi nhiều dẫn tới bệnh nhân không dám thở mạnh, sau bơm SK đã giúp tháo dịch khoang màng phổi nên bệnh nhân hợp tác tốt hơn làm tăng độ GNLN.

* Thay đổi chỉ số FVC

Dịch trong khoang màng phổi gây chèn ép nhu mô phổi làm giảm FVC. Chọc tháo DMP giúp nhu mô phổi nở ra làm tăng FVC [27].

Có 23 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được đo CNHH trước và sau điều trị. FVC% trước điều trị là 58,43 ± 4,32; sau điều trị là 61,93 ± 3,99 (p = 0,001)

Tuy FVC% sau điều trị có tăng so với trước nhưng chúng tôi nhận thấy FVC% tại thời điểm sau khi điều thấp hơn so với các tác giả trong và ngoài nước.

FVC% tại thời điểm sau được chọc tháo hết DMP trong nghiên cứu của Trần Văn Sáu (1996) là 81,56 ± 13,37 ở nhóm dùng corticoid và 69,25 ở nhóm không dùng corticoid [27].

Nghiên cứu của Chung và CS (2008) nhận thấy tại thời điểm xuất viện chỉ số FVC của nhóm bệnh nhân được dùng urokinase là 73,7 ± 4,9; nhóm chứng là 70 ± 5,0. Các bệnh nhân này đều được đặt sonde dẫn lưu màng phổi và không rõ FVC tại thời điểm trước điều trị [33].

Chúng tôi cho rằng mức chỉ số FVC cải thiện chưa nhiều do chúng tôi đo CNHH lại ngay sau khi ngừng bơm SK, trong số này có những bệnh nhân vẫn chưa tháo hết dịch dẫn tới thay đổi chỉ số FVC không nhiều.

* Thay đổi trên phim X-quang

Các tiêu chí được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị trên phim X-quang là: mức độ tràn dịch, tình trạng dày màng phổi. Gần đây một một số nghiên cứu còn sử dụng phần mềm vi tính để lượng giá sự thay đổi hình ảnh trên phim X-quang [60], [75].

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy 28/30 (93,3%) bệnh nhân có diện tích tổn thương trên phim X-quang giảm di so với trước điều trị.

Trong đó 7 bệnh nhân hết dịch, 21 bệnh nhân còn dày dính nhẹ góc sườn hoành.

Nghiên cứu Kwak Seng-Min (2004) sau khi bơm urokinase 100% bệnh nhân có tổn thương giảm so với trước điều trị [47].

Chung (2008) thấy nhóm bơm SK sau khi điều trị diện tích TDMP trên phim X-quang chỉ còn 12,7 ± 9,8 % so với nhóm chứng còn 19,9 ± 10 % (p = 0,002) [33].

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa tại trung tâm hô hấp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)