Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa tại trung tâm hô hấp (Trang 27 - 29)

- Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh với chẩn đoán tổn thương do lao. Các bệnh nhân được siêu âm đánh giá tình trạng vách hóa màng phổi.

- Có 33 bệnh nhân có vách hóa màng phổi trong đó một bệnh nhân bị xơ gan được loại ra khỏi nghiên cứu. 32 bệnh nhân còn lại được giải thích về tình trạng bệnh, nguy cơ dày dính màng phổi các phương pháp điều trị, tác dụng điều trị và các tác dụng không mong muốn khi dùng streptokiase. Có hai bệnh nhân không đồng ý điều trị bằng SK cũng được loại ra khỏi nghiên cứu.

- Ba mươi bệnh nhân còn lại được hỏi bệnh thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng trước khi tiến hành bơm streptokinase.

+ Hỏi bệnh: thời gian bị bệnh trước khi vào viện, lý do vào viện, các triệu chứng cơ năng.

+ Thăm khám lâm sàng, đo độ giãn nở lồng ngực (GNLN).

Phương pháp đo độ GNLN: Bệnh nhân đứng thẳng, bộc lộ vùng ngực, xác định và đánh dấu vị trí của mũi ức. Đối với bệnh nhân nam hướng dẫn bệnh nhân đưa hai tay lên đầu, với bệnh nhân nữ hướng dẫn bệnh nhân đặt tay dưới vú và nâng lên cao. Dùng thước dây quấn quanh chu vi lồng ngực bệnh nhân qua vị trí đã đánh giấu. Độ GNLN tính bằng sự chênh lệch giữa lúc hít vào hết sức và thở ra hết sức. Mỗi bệnh nhân được đo 3 lần và lấy trung bình cộng 3 lần đo.

+ Ghi nhận các xét nghiệm: tế bào máu ngoại vi, máu lắng, đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa.

+ Đo chức năng hô hấp được thực hiện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.

- Tiến hành bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

+ Quy trình bơm streptokinase dùng trong nghiên cứu này dựa trên quy trình chọc tháo DMP và bơm streptokinase vào khoang màng phổi đang

được thực hiện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai bao gồm các bước:

1) Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về quy trình bơm streptokinase vào khoang màng phổi.

2) Bệnh nhân kí cam đoan.

3) Chọc thăm dò DMP dưới hướng dẫn của siêu âm, tháo hết dịch trong khoang màng phổi.

4) Tiêm tĩnh mạch 40mg methylprednisolone trước khi bơm streptokinase.

5) Bơm 300.000 UI streptokinase pha trong 20ml natriclorua 0,9% vào khoang màng phổi.

6) Bệnh nhân được hướng dẫn thay đổi tư thế 15 phút 1 lần 7) Chọc hút dịch sau 3 giờ - 4 giờ.

+ Mỗi lần bơm SK sẽ ghi nhận các đặc điểm: màu sắc, số lượng dịch tháo trước và sau khi bơm SK, các tác dụng không mong muốn nếu có. + Mỗi bệnh nhân sẽ được bơm streptokinase tối đa 5 lần

+ Ngừng bơm streptokinase trong các trường hợp:

1) DMP trước hoặc sau khi bơm streptokinase là dịch máu 2) Trước hoặc sau khi bơm streptokinase không hút ra dịch 3) Bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với streptokinase (sốt không

phải là lí do bắt buộc phải ngừng bơm)

4) Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục bơm streptokinase + Xử trí tai biến và các tác dụng không mong muốn

1) Sốc phản vệ: xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế (1999).

2) Chảy máu màng phổi: tất cả bệnh nhân sau khi bơm streptokinase có DMP màu đỏ máu đều được xét nghiệm tế

bào máu ngoại vi và xét nghiệm dịch màng phổi. Những trường hợp tràn máu màng phổi sẽ được đặt sonde dẫn lưu màng phổi nếu thất bại sẽ được chuyển điều trị ngoại khoa. Những trường hợp DMP là dịch máu sẽ được theo dõi chọc rửa bằng NaCl 0,9%. Chỉ định truyền máu hoặc các yếu tố đông máu phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng. 3) Tràn khí màng phổi: tùy mức độ tràn khí màng phổi có thể đặt sonde dẫn lưu khí hoặc chọc hút khí bằng catheter kết hợp với thở oxi.

4) Sốt: chườm mát và sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. 5) Đau ngực: sử dụng thuốc giảm đau paracetamol.

+ Sau lần bơm SK đầu tiên mỗi bệnh nhân được cấp một giấy xác nhận đã được sử dụng SK bơm vào khoang màng phổi.

- Thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm sau khi ngừng bơm streptokinase:

+ Đo độ giãn nở lồng ngực. + Đo chức năng hô hấp.

+ Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi. + Xét nghiệm đông cầm máu. + Xét nghiệm sinh hóa máu. + X-quang phổi thẳng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa tại trung tâm hô hấp (Trang 27 - 29)