Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
1.4. Hiện trạng, vai trò và giá trị của các di tích Lịch sử - văn hóa ở huyện Thạch Thành
1.4.1. Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Thạch Thành
Là huyện Miền Núi của tỉnh Thanh hóa, là địa phương có nhiều truyền thống lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng của tỉnh tiêu biểu như:
Chiến khu Ngọc Trạo - cái nôi của lực lượng vũ trang Thanh Hóa. Đặc biệt, Trong quá trình hình thành và phát triển các thế hệ người Thạch Thành cũng đã để lại nhiều dấu ấn về lịch sử, về truyền thống văn hóa. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những di tích chỉ còn lại trong tiềm thức, có những di tích đã thành phế tích không có khả năng phục hồi và có những di tích đã xuống cấp nặng nề. Tính đến tháng 6 năm 2017, Thạch Thành có 13 di tích được xếp hạng các cấp (xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng ở huyện Thạch Thành
TT Tên di tích Địa điểm Số quyết định;
cấp xếp hạng 1 Hang Con Moong và các di
tích phụ cận (thường gọi:
Hang Con Moong)
Thôn Thành Trung, xã Thành Yên
2367/QĐ-TTg, ngày 23/12/2015;
Quốc gia đặc biệt 2 Chiến khu Ngọc Trạo Thôn Ngọc Trạo,
xã Ngọc Trạo
921/QĐ-BT, ngày 29/7/1994;
Quốc gia
TT Tên di tích Địa điểm Số quyết định;
cấp xếp hạng 3 Đình Mường Đòn (Đình
Vân Đội)
Xã Thành Mỹ 64/VHQĐ,
ngày 10/02/1996;
Tỉnh 4 Chùa Vĩnh Phúc
(Chùa Hòa Luật)
Thôn Hòa Luật, xã Thành Tân
2382/QĐ-UBND, ngày 30/8/2006;
Tỉnh 5 Đền Cô Luồng
(Đền Cây Thị)
Khu 3,
Thị trấn Kim Tân
4092/QĐ-UBND, ngày 09/12/2011;
Tỉnh
6 Đền Tam Thánh Tôn Án Đổ,
xã Thạch Bình
3025/QĐ-UBND, ngày 14/9/2012;
Tỉnh
7 Đền Phố Cát Thôn Phố Cát,
xã Thành Vân
410/QĐ-UBND, ngày 31/01/2013;
Tỉnh
8 Đền Chúa Thượng Thị trấn Vân Du 4787/QĐ-UBND, ngày 31/12/2013;
Tỉnh
9 Đền Thánh Mẫu Xã Thạch Bình 345/QĐ-UBND,
ngày 30/01/2015;
Tỉnh
10 Nghè Đồi Sao Xã Thành Long 345/QĐ-UBND,
ngày 30/01/2015;
Tỉnh
11 Đình Sồi Xã Thành Minh 180/QĐ-UBND,
ngày 15/01/2016;
Tỉnh
12 Đền Tự Cường Xã Thành Minh 180/QĐ-UBND,
ngày 15/01/2016;
Tỉnh
13 Nghè Phú Lộc Thôn Phú Lộc,
xã Thành Hưng
264/QĐ-UBND, ngày 20/01/2017;
Tỉnh
Nguồn: tác giả
Về tính chất sở hữu: 13 di tích LSVH trên địa bàn huyện đã được xếp hạng là di tích sở hữu của toàn dân, của cộng đồng. Các di tích này đều được sự quản lý của các Ban quản lý di tích cấp huyện và cấp xã.
Đây là những công trình của làng, xã do tập thể đóng góp xây dựng như đình, đền, chùa hoặc có thể là một cá nhân đứng ra hưng công xây dựng nhưng vẫn có sự đóng góp của làng ở góc độ này hay góc độ khác.
Các di tích LSVH nêu trên trãi qua thời gian và sự khắc nghiệt của thiên tai, nhưng hầu hết các di tích đã được bảo lưu, gìn giữ từ những cổ vật, hiện vật quý, mang đặc trưng của di tích, một số di tích được khôi phục lại từ những dấu tích còn sót lại hoặc do những người có uy tín sống lâu năm kể lại và phục dựng. Bên cạnh những di tích đã bị bào mòn của thời gian, thì có những di tích được bảo lưu khá hoàn chỉnh so với cấu kiện, mỹ thuật ban đầu.
Những di tích LSVH còn tồn tại đương đối tốt: Trên địa bàn huyện, những di tích được bảo tồn tương đối tốt như là Khu di tích chiến khu Ngọc Trạo, Khu di tích Hang Con Moong, di tích đền Tam Thánh, Đền Thánh Mẫu, Đền Phố Cát. Đây là những di tích đến ngày nay vẫn giữ được hiện trạng mỹ thuật, có sự trùng tu tôn tại xong yếu tố gốc mang đậm giá trị nghệ thuật vẫn được bảo tồn, với những bức phù điêu cầu kỳ, tỉ mỉ, phản ánh trình độ mỹ thuật của các bậc tiền nhân. Những Thanh Thượng lương ở những ngôi đền vừa phản ánh thời gian tồn tại của ngôi đền, vừa phản ánh nét tinh sảo trong điêu khắc. Chẳng hạn như Thượng lương tại Đình Mường Đòn còn đề
“Hoàng Triều Bảo Đại thập niên…” cho biết Đình đã được tu sửa lớn vào năm thứ 10 niên hiệu Bảo Đại (1935). Thượng lương tại Đền Thánh Mẫu phản ánh đền được dựng vào tháng 8 niên hiệu Bảo Đại thứ 14 (năm 1939).
Những đề tài trang trí như hình rồng, hình phượng, hay sư tử, hưu, chim … phản ánh trí tưởng tượng phong phú con người bấy giờ, người dân nơi đây có
một cuộc sống gần gũi thiên nhiên. Sự tồn tại của các di tích khẳng định giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc hướng về cuội nguồn truyền thống. Đó là nơi để hành hương, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng văn hóa. Với giá trị độc đáo của nghệ thuật kiến trúc còn lưu lại, khẳng định tay nghề và tầm cao nghệ thuật của các nghệ nhân thời trước, thể hiện qua kiểu thức vì kèo bên trong theo thức chồng rường hay kẻ chuyển thường thấy trong những kiến trúc thời Nguyễn.
Những di tích còn tồn tại song đã bị hư hỏng nặng: Số di tích này chiếm số lượng lớn. Ngay cả những di tích được nhân dân bảo quản tốt vẫn có những phần bị hư hỏng, mối mọt. Như khu tiền đường của đền Tam Thánh, Cầu bắc qua suối sang Đền Quan Giám và đền Bùi tại di tích thắng cảnh Phố Cát. Những di tích đang ngày càng xuống cấp trầm trọng mà chưa có kinh phí tu bổ đó là khu di tích LSVH Đình Mường Đòn. Đây là di tích có kiến trúc độc đáo duy nhất còn lại của dân tộc Mường còn tồn tại đến ngày nay. Dù đã được hỗ trợ chống xuống cấp hai lần, đó là tu bổ hậu cung và một số phần bên ngoài, song hạng mục đình chính của di tích có nguy cơ sập đổ. Đền Tam Thánh với lối kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn. Một số hạng mục ở khu Tiền đường bằng gỗ bị mối mọt, phần rui mè đều phải thay thế. Di tích Nghè Đồi Sao, do sự bào mòn của thời gian và sự bảo quản không tốt nên tòa Tiền Bái đã bị cháy cuối thập niêm 60 của thế kỷ XX, chỉ còn lại dấu vết nền móng tường hậu và tòa hậu cung 2 giam cuốn vòm theo chiều dọc. Hiện tại, do chưa có kinh phí tu bổ, Chính quyền địa phương đã che chắn tạm bằng mái tôn để tránh bị sập đổ. Đây là một thực trạng cần phải quan tâm và có sự chung tay vào cuộc của tất các các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và sự chung tay ủng hộ của cả cộng đồng.
Những di tích đã được phục dựng vẫn giữ nguyên giá trị: Các di tích này chủ yếu là ở địa phương còn lưu giữ cổ vật, hiện vật, bảo vật và di tích đã
bị xuống cấp trầm trọng, được phục dựng trên nền cũ hoặc gần nên cũ, phục dựng chủ yếu là khôi phục lại nguyên so với kiến trúc ban đầu. Đó là những di tích như Đền Phố Cát, Đền Cô Luồng, Khu Nghi môn đền Tam Thánh, Đền Chúa Thượng, Đình Sồi, Đền Tự Cường, Nghè Phú Lộc, chùa Hòa Luật.
Đây là các di tích được khôi phục lại từ nguồn vốn của nhân dân, chủ yếu là được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, kinh phí của nhà nước hỗ trợ rất ít.
Với các di tích đã kiểm kê chưa được xếp hạng: Ngoài những di tích LSVH được khảo tả trên đây, tại địa bàn huyện Thạch Thành, tính đến tháng 6 năm 2017 còn có 45 di tích đã được kiểm kê, quản lý và hoàn thành hồ sơ cũng như các điều kiện để đề nghị công nhận xếp hạng các cấp [PL.3].
Các di tích chưa xếp hạng chủ yếu là những di tích còn giữ nguyên kiến trúc và cấu kiện ban đầu, một số di tích là thuộc sở hữu của toàn dân như Giếng nước hay đền, đình. Một số di tích thuộc quyền sở hưu của cá nhân như nhà cổ, nhà thờ họ…
Các di tích này phần lớn chưa được tôn tạo tu bổ và vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.