Tổ chức quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện thạch thành, tỉnh thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 69)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN THẠCH THÀNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY

2.1. Hệ thống tổ chức quản lý di tích lịch sử - văn hóa

2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

2.2.3.1. Hoạt động kiểm kê, xếp hạng di tích

Trong những năm qua, UBND huyện Thạch Thành đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bảo tồn DSVH Thanh Hóa và Bảo tàng tổng hợp Thanh hóa nghiên cứu, thẩm định nội dung hồ sơ khoa học các di tích trước khi báo

cáo Sở VHTTDL xem xét, trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng đối với di tích cấp tỉnh. Do đó, các di tích được xếp hạng đảm bảo đúng quy trình, đáp ứng tiêu chí và nội dung hồ sơ khoa học theo quy định. Từ năm 2004 đến nay, chất lượng hồ sơ các di tích được xếp hạng đảm bảo, bình quân mỗi năm xếp hạng 01-02 di tích cấp tỉnh. Việc cấp phát bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đã thực hiện thống nhất theo mẫu chung toàn quốc.

Số di tích đề nghị xếp hạng cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt được thực hiện theo hai bước: Lập hồ sơ trích ngang để đề nghị thỏa thuận, sau đó lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý. Đối chiếu với những di tích đã được kiểm kê, đang đang trong quá trình xây dựng hồ sơ khoa học, việc xếp hạng còn có gặp một số khó khăn do cần sưu tầm thông tin để củng cố cơ sở khoa học đáp ứng các tiêu chí về quy mô, đặc biệt là hiện trạng kiến trúc, hiện vật (vốn đã bị thất lạc hoặc xuống cấp).

Hiện nay, nhiệm vụ lập hồ sơ các di tích do Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thành đảm nhận và đệ trình Sở VHTTDL xem xét. Riêng đối với Hang Con Moong và các di tích phụ cận, do giá trị và tính chất đặc biệt quan trọng, đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt, nên việc xây dựng hồ sơ khoa học để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình UNESCO ghi danh DSVH Thế giới (vào giai đoạn 2015-2020) thuộc thẩm quyền của Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa.

Tính đến tháng 6 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 04 di tích được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt đó là Khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), Di tích lịch sử Đền Bà Triệu và Hang Con Moong và di tích vùng phụ cận (huyện Thạch Thành). Hiện nay, tỉnh đã thành lập các ban Quản lý cho 03 khu di tích theo đúng Luật di sản văn hóa quy định, quá trình hoạt động của các ban quản lý bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Huyện Thạch Thành có 11 di tích xếp hạng cấp tỉnh, số lượng này vẫn tiếp tục tăng lên hằng năm, đây là nhóm di tích do UBND huyện phối hợp với Trung tâm bảo tồn DSVH Thanh Hóa lập hồ sơ hàng năm trình UBND tỉnh xếp hạng. Các di tích sau khi có quyết định xếp hạng được giao cho UBND xã quản lý. Các đơn vị cấp xã có di tích trên địa bàn đều được thành lập Ban quản lý di tích do UBND huyện quyết định.

Số lượng di tích chưa được xếp hạng trên địa bàn huyện là 45 di tích, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã chịu trách nhiệm quản lý và lập hồ sơ báo cáo để Chủ tịch UBND huyện đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục công nhận xếp hạng các di tích theo đúng giá trị hiện thực của di tích.

2.2.3.2. Hoạt động chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích

Huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung gắn liền với chiều dài hình thành và phát triển của loài người, với lịch sử dân tộc được ghi nhận bằng sự hiện tồn của các di tích LSVH. Với sự cộng hưởng của thiên nhiên do trời đất ban tặng cho xứ Thanh và sự ngưng đọng của những dấu ấn, những sự kiện trọng đại của loài người cũng như của dân tộc đã góp phần làm nên nét đa dạng, độc đáo trong kho tàng văn hóa của người xứ Thanh nói chung, người dân Thạch Thành nói riêng. Trải qua bao thế kỷ, có nhiều di tích đã hư hỏng, mục nát, số còn lại vẫn đứng “Trơ gai cùng tuế nguyệt” như một bằng chứng sống động về khả năng trường tồn cùng thời gian.

Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nên nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới, từ năm 2001 đến nay (2017), Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu UBND huyện Thạch Thành cũng như Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo nhiều lượt di tích LSVH.

Đến tháng 6 năm 2017, huyện Thạch Thành được hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp 05 di tích (đạt 41,6% di tích của huyện). Tất cả 05 di tích đều thuộc loại hình di tích kiến trúc - nghệ thuật (đình và chùa) và đều thuộc trường hợp

chống xuống cấp cấp thiết, do vậy, tổng mức trùng tu tôn tạo lớn, kinh phí nhà nước cấp hỗ trợ cho từng hạng mục của cả di tích, việc xã hội hóa và đóng góp của nhân dân rất hạn chế nên các di tích được hỗ trợ chống xuống cấp chỉ tu bổ những hạn mục cần thiết đúng với số kinh phí được hỗ trợ và một phần đóng góp của nhân dân. Đến nay các di tích được hỗ trợ đầu tư đã có 01 di tích hoàn thành (100% hạng mục được nghiệm thu đưa vào sử dụng, bằng 8,3% số di tích được xếp hạng của huyện); có 02 di tích đang thực hiện việc trùng tu (15,3 % số di tích được xếp hạng), trong đó có di tích Hang Con Moong do Sở VHTTDL làm chủ đầu tư); có 02 di tích đang chuẩn bị tu bổ, tôn tạo (bằng 15,3 % số di tích được xếp hạng), trong đó có di tích đền Phố Cát được đầu tư toàn bộ từ nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Bên cạnh đó, việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn huyện Thạch Thành trong những năm qua còn có thể nhận thấy qua Bảng 2.1 và một số thông tin cụ thể dưới đây:

Bảng 2.1. Thống kê số di tích đã được tu bổ, tôn tạo tính đến tháng 6/2017 TT Thời gian

đầu tư Di tích được đầu tư Nguồn vốn (đ)

Sự nghiệp Xã hội hóa 1 2011 Đền Chúa Thượng

(Thị Trấn Vân Du)

561.000.0000

2 2012 Hậu cung đền Tam Thánh (Xã Thạch Bình)

300.000.000 232.000.000

3 2014 Đình Mường Đòn (Xã Thành Mỹ)

300.000.000

4 2015 Đình Mường Đòn 250.000.000

5 2016 Chùa Hòa Luật hay Chùa Vĩnh Phúc

(Xã Thành Tân)

400.000.000

Nguồn: UBND huyện Thạch Thành, năm 2017

- Tổng số kinh phí được cấp hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa của tỉnh, nguồn xã hội hóa là 2.043.000.000 đồng (trong đó vốn xã hội hóa là 793.000.000 đồng).

- Di tích đền Chúa Thượng thuộc thị trấn Vân Du được tu bổ tôn tạo hoàn thành và đưa vào sử dụng bằng nguồn vốn xã hội hóa 100%, được tôn tạo năm 2011 với số vốn là 561.000.000 đồng, đầu tư hàng năm đến nay công trình di tích đã hoàn chỉnh đúng bản vẽ thiết kế thi công được Sở VHTT thỏa thuận và phê duyệt.

- Di tích đền Tam Thánh xã Thạch Bình được hỗ trợ xây dựng Hậu cung với kinh phí 532.000.000 đồng (trong đó vốn sự nghiệp văn hóa của tỉnh 300.000.000 đồng; xã hội hóa nhân dân đóng góp 232.000.000 đồng). Các hạng mục trên đã hoàn thành được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, phát huy tốt giá trị trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện tại một số hạng mục lại đang xuống cấp nghiêm trọng như phần mái (do là di tích kiến trúc - nghệ thuật trải qua thời gian lâu bị hủy hoại của thiên nhiên).

- Di tích Đình Mường Đòn xã Thành Mỹ có kế hoạch thực hiện tu bổ, tôn tạo (tổng mức đầu tư được phê duyệt vào giai đoạn 2017-2025 là 5.600.000.000 đồng). Đây là di tích kiến trúc đình làng của người Mường duy nhất còn lại trên địa bàn được xếp hạng năm 1996 và được hỗ trợ chống xuống cấp hai lần. Riêng năm 2014 được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tu bổ là:

300.000.000 đồng để thực hiện hạng mục đường lên xuống, bó vỉa hè, kè chắn đất và năm 2015 hỗ trợ 250.000.000 đồng để tu bổ Hậu cung. Đến tháng 7 năm 2016, đã thực hiện hoàn thành Hậu cung để đưa vào sử dụng. Hiện tại hạng mục Đình chung (hạng mục chính của di tích) đang có nguy cơ sập đổ (chính quyền và nhân dân địa phương đã có biện pháp chằng chống để bảo vệ). Di tích này thuộc xã đặc biệt khó khăn nên việc huy động nhân công lao động, kinh phí để hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa là khó khăn.

- Di tích Chùa Vĩnh Phúc xã Thành Tân được tỉnh hỗ trợ chống xuống cấp năm 2016 là: 400.000.000 đồng trên mức đầu tư các hạng mục theo thiết kế là 963.000.000 đồng. Hiện nay Ban quản lý di tích và Chủ đầu tư đã hợp đồng với đơn vị tư vấn thi công để tiến hành thủ tục các bước chuẩn bị thi công công trình.

- Riêng di tích đền Phố Cát, xã Thành Vân đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương và địa điểm thực hiện dự án đầu tư, tu bổ tôn tạo và mở rộng (Quyết định số 3810/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2015). Hiện nay, các cơ quan liên quan đã thực hiện quy trình các bước lập hồ sơ thiết kế và dự toán với tổng mức đầu tư 61.000.000.000 đồng (không bao gồm kinh phí dự phòng và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư) bằng nguồn vốn xã hội hóa 100% vốn doanh nghiệp. Dự án đã được sở VHTTDL thỏa thuận, Sở Xây dựng thẩm định, Chủ đầu tư phê duyệt và triển khai thực hiện từ cuối năm 2016.

- Năm 2017, UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo và triển khai, khái toán kinh phí đầu tư là 96.600.000.000 đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh là 33.350.000.000 đồng và nguồn dự kiến huy động xã hội hóa là 63.250.000.000 đồng. [33]

Chi tiết về việc dự kiến nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích LSVH được xếp hạng các cấp tại huyện Thạch Thành giai đoạn 2017 - 2025 được thể hiện tại Phụ lục 4.

Nhìn chung, công tác quản lý bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn huyện Thạch Thành đã được cải tiến từng bước, đáp ứng phương châm: Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, chất lượng công trình đảm bảo. Từ năm 1995 trở về trước, nguồn kinh phí chống xuống cấp đều do Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa tổ chức lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hợp đồng thi công, nghiệm thu công trình.

Các năm 1996 - 1997, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở VHTTDL cấp kinh phí trực tiếp tới các di tích. Năm 1998, Sở tài chính - Vật giá cấp kinh phí xuống cấp huyện và cấp huyện làm chủ đầu tư. Năm 2003 -2004, kinh phí chống xuống cấp lại do Sở VHTTDL làm chủ quản đầu tư và Ban quản lý Di tích và Danh thắng làm chủ đầu tư. Từ năm 2005 đến nay, nguồn kinh phí giao cho huyện làm chủ đầu tư dưới sự giám sát, thực hiện của Ban xây dựng các công trình văn hóa (trực thuộc SVHTTDL tỉnh Thanh Hóa).

Ngoài nguồn kinh phí sự hỗ trợ của UBND tỉnh thì Phòng Văn hóa và Thông tin còn tham mưu cho UBND huyện để kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Từ năm 2007 đến năm 2017, tổng kinh phí xã hội hóa đã lên tới gần 60 tỷ đồng [32]. Các cấp chính quyền, ban quản lý di tích địa phương đã quan tâm, tuân thủ các quy định của Luật DSVH, Quyết định 2060/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa và các văn bản có liên quan khác, do đó, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích tại địa phương đã và đang dần được nâng cao chất lượng và hiệu quả.

2.2.3.3. Hoạt động tuyên truyền quảng bá giá trị di tích

Huyện Thạch Thành (trực tiếp là Phòng Văn hóa thông tin) đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Luật DSVH, các Nghị định, Quy chế qua các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, số cán bộ này có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu cho nhân dân địa phương thông qua hệ thống phát thanh, các buổi tọa đàm, sinh hoạt văn hóa hoặc các chương trình biểu diễn văn nghệ quần chúng ở xã, thôn, bản gắn với nội dung của Luật và đặc điểm, giá trị của di tích LSVH, danh lam thắng cảnh. Đài phát thanh và truyền hình huyện thường xuyên có những chương trình, bài viết giới thiệu về di tích LSVH.

Những hình thức tuyên truyền, giới thiệu này rất hiệu quả vì hầu hết các gia đình đều có ti vi; xã, thôn, bản có nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, nơi người dân có thể tìm đọc các bài viết liên quan đến di tích LSVH.

Bên cạnh việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, huyện Thạch Thành còn quan tâm tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về công tác quản lý, phát huy giá trị di tích LSVH trên địa bàn tỉnh, trên hệ thống Cổng thông tin điện tử (website) hay trên kênh truyền hình địa phương. Hiện nay, một số cuốn sách giới thiệu về các di tích trên địa bàn huyện cũng đã được xuất bản; đặc biệt trên địa bàn huyện đã có 28/28 trang website đơn vị xã và thị trấn phục vụ việc tuyên truyền các hoạt động, phong trào, nhiệm vụ chính trị tại địa phương và đặc biệt là việc giới thiệu đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương có di tích. Do đó, việc tuyên truyền về các di tích được mở rộng không chỉ với người dân địa phương mà còn với đông đảo nhân dân trên cả nước cũng như người nước ngoài để họ được biết về các di tích LSVH của quê hương Thạch Thành.

Nói về Người dân có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Vị đại diện phòng văn hóa có trao đổi với chúng tôi, có thể nhận thấy như sau: “Xuất phát từ vị trí, vai trò, giá trị của di tích đối với người dân. Di tích là của dân, việc bảo tồn di tích cần sự chung tay của cả cộng đồng và vai trò gắn kết giữa các cấp các ngành.

Mỗi người dân là một giám sát viên trong việc phát hiện ra các sai phạm trong công tác quản lý tại các di tích. Người dân là những người trực tiếp hưởng lợi ích từ di tích, là những người góp phần bảo tồn sự dài lâu, “tuổi thọ” của di tích. Vậy nhiệm vụ đặt ra, thứ nhất là tuyên truyền giá trị của di tích để người dân hiểu vai trò của di tích, hiểu về luật di sản từ đó mọi người sẽ có trách nhiệm bảo vệ di tích. Không có lấn chiếm hay xâm hại di tích, mất cắp cổ vật tại di tích. Thứ hai là công tác xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Trên địa bàn huyện, công tác xã hội hóa tại quần thể di tích thắng cảnh Phố Cát và một số di tích khác đã có sự quan tâm. Như vậy cần sự chung tay phối hợp của cả hệ thống chính trị, sự tuyên tryền của các

đoàn thể, để người dân nhận thức tốt vai trò của di tích quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, là động lực phát triển kinh tế, xã hội.

2.2.3.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong lĩnh vực văn hóa, vì xác định vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng và phát huy giá trị của di sản, nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý cần được chú trọng và có ý nghĩa tiên quyết. Bộ phận này được coi là xương sống trong việc khơi dậy giá trị di sản.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đội ngũ chuyên gia có kỹ năng, tay nghề đáp ứng tốt công tác quản lý, trùng tu và tôn tạo di tích còn chưa nhiều và phân bố không đồng đều, một số chuyên gia và nhà quản lý, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm tập trung hầu hết ở các đô thị lớn.

Trong những năm qua, huyện Thạch Thành cũng như tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hàng năm, Sở VHTTDL phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ cấp huyện đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ được triệu tập ở độ tuổi khá trẻ (2/3 tổng số cán bộ biên chế trong độ tuổi từ 25-45). Cuối năm 2017, huyện Thạch Thành phấn đấu 100% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học, cao đẳng làm công tác văn hóa và theo kế hoạch thi tuyển công chức cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2017 thì huyện Thạch Thành được bố trí 7 chỉ tiêu [36]. Kỳ thi này cũng là điều kiện để tuyển chọn cán bộ có chuyên môn, năng lực về văn hóa.

Các địa phương có di tích được nhà nước xếp hạng luôn được tập huấn thường xuyên, được cung cấp các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện thạch thành, tỉnh thanh hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)