Quản lý kế hoạch, chính sách phát triển du lịch ở Tả Van

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 43 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIÁY NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý

2.2.1. Quản lý kế hoạch, chính sách phát triển du lịch ở Tả Van

Với vai trò chỉ đạo và quản lý trực tiếp hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa, phòng văn hóa thông tin cùng bộ phận chuyên trách quản lý trực tiếp hoạt động này là Đội điều tra liên ngành và phòng nghiệp vụ du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề đưa ra đề án, phê duyệt, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển du lịch tại địa bàn các xã. Đối với xã Tả Van Phòng văn hóa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc kiểm tra và cấp phép đón khách cho các hộ gia đình, phối hợp với công ty du lịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người dân, mở các lớp học thêu, lớp học nghiệp vụ du lịch, lớp học tiếng anh giao tiếp...

Phòng văn hóa & Thông tin huyện Sa Pa luôn đóng vai trò là cầu nối giữa sở văn hóa và các xã, đưa ra định hướng chung cho hoạt động du lịch ở các xã. Công văn số 1270/SVHTTDL-KHTH ngày 03/11/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai“về việc báo cáo công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2016”; Và Báo cáo Tổng kết công tác Văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2016 của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa có nêu phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2017 như sau:

Tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động năm du lich quốc gia năm 2017;

Xây dựng kế hoạch triển khai đề án số 8 “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015-2020”;

Xây dựng kế hoạch triển khai dự án Đổi mới và tăng cường công tác quản lý du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa giai đoạn 2016-2020;

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, thẩm định các dịch vụ lưu trú, lữ hành trên địa bàn huyện;

Tiếp tục triển khai các hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Lao Chải, Bản Hồ đi vào hoạt động;

Đi sâu tổ chức tuyên truyền các ngày lễ lớn của huyện, tỉnh, mở các lễ hội văn hóa dân gian bản làng [16, tr.4];

Tiếp tục tham gia tổ công tác của huyện về điều tra, rà soát các đối tượng là trẻ em ăn xin, bán hàng rong trên địa bàn Thị trấn;

Số lượng khách du lịch đến trên địa bàn dự kiến giao chỉ tiêu kế hoạch đầu năm 2017 đạt 1.500.000 lượt khách. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 2.655 tỷ đồng. Doanh thu phí tham quan danh lam thắng cảnh ước đạt 13,5 tỷ đồng [16, tr.5].

Với định hướng phát triển du lịch bền vững và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác tốt các tiềm năng du lịch tại vùng dân tộc thiểu số, phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số. Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt việc lập đề án, đưa ra phương hướng phát triển chung đối với lĩnh vực này. Trong Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai đã xác định rất rõ ràng và cụ thể hướng đi phù hợp với việc phát triển hoạt động du lịch cộng đồng:

Thứ nhất, tiến hành quy hoạch chi tiết các huyện, thành phố có tiềm năng phát triển du lịch nhằm thu hút đầu tư, tập trung vào ba vùng du lịch trọng điểm trong đó vùng 1: Gồm thành phố Lào Cai – Sa Pa – Bát Xát. Vùng này phát triển lấy Sa Pa làm trung tâm, xây dựng Sa Pa thành đô thị du lịch, qua đó tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hóa, cộng đồng, sinh thái, công vụ, du lịch tâm linh.

Thứ hai, xây dựng các sản phẩm du lịch mới thông qua chương trình biến di sản thành sản phẩm du lịch. Xây dựng các vùng có di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trở thành các điểm tham quan theo

mùa vụ (Như ở xã Tả Van có lễ hội Roóng Poọc người Giáy, người Hà Nhì ở Ý Tý có hệ thống lễ hội Cầu mùa, người Hmông ở Pha Long có lễ hội Gầu Tào,…). Nghiên cứu quảng bá các lễ hội này trở thành Festival du lịch theo mùa vụ [21, tr.6].

- Trên các tuyến du lịch chú trọng khai thác các đặc sản ở từng tộc người, từng làng bản, xây dựng thương hiệu quảng bá tuyên truyền, tổ chức sản xuất trở thành các sản phẩm du lịch;

- Nghiên cứu phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách;

- Phát triển hệ thống các làng văn hóa trở thành làng du lịch cộng đồng tiêu biểu với những bản sắc, sản phẩm du lịch mang sắc thái riêng của tộc người, mang tính địa phương.

Thứ ba, phát triển các tuyến, các điểm du lịch, xây dựng và khai thác thêm nhiều tuyến du lịch mới qua làng bản.

Thứ tư, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, liên xã đến các điểm có tiềm năng du lịch nhằm giảm thiểu thời gian di chuyển của du khách khi đến với Lào Cai, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách góp phần tăng thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ tại các làng bản du lịch;

Xây dựng các khu trưng bày và bán sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số tại các điểm du lịch cộng đồng nhằm hạn chế tình trạng bán hàng rong tại các xã Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn, Thác Bạc (Sa Pa).

Thứ năm, Bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng cho người dân tộc thiểu số tại tại các xã phát triển du lịch cộng đồng nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng; nâng cao năng lực phục vụ, kỹ năng giao tiếp cho người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại thôn, bản [21, tr.7].

Những kế hoạch, chính sách phát triển du lịch cộng đồng được nhà nước và chính quyền địa phương rất quan tâm nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư nơi đây. Những kế hoạch, chính sách đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên hiện nay tại tỉnh Lào Cai nói chung, đặc biệt ở cấp cơ sở việc quản lý thực hiện kế hoạch, chính sách vẫn chưa đạt hiệu quả. Để công tác quản lý thực hiện các chính sách trong hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đạt được hiệu quả thực sự tương xứng với những tiềm năng sẵn có thì việc triển khai cụ thể ở cấp cơ sở, ở các xã đóng vai trò quyết định.Vì vậy, công tác quản lý thanh tra kiểm tra, chỉ đạo hỗ trợ trực tiếp ở cấp cơ sở cần được chú trọng tăng cường đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)