Đổi mới vấn đề quy hoạch du lịch, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và xây dựng nông thông mới

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 101 - 104)

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIÁY Ở TẢ VAN NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa của người Giáy ở Tả Van nhằm phát triển du lịch cộng đồng

3.2.6. Đổi mới vấn đề quy hoạch du lịch, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và xây dựng nông thông mới

Phát triển du lịch gắn với tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới, điển hình là việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, môi trường,… kêu gọi sự đóng góp của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương góp phần cho công tác xã hội hóa, chia sẻ kinh phí và cùng với địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại địa phương như: Hội thi làng “Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn”, quy định ngày môi trường cộng đồng hàng tháng để nhân dân thực hiện; phong trào chỉnh trang nông thôn với xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, thành lập tổ môi trường tại các khu dân cư.

Đảng ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng có lợi thế như trồng atiso; giống mận tam hoa; mận đỏ Tả Van; đào; lê Sa Pa...nuôi gà bản; vịt bản; lợn đen cắp nách,... Góp phần làm phong phú các sản phẩm từ nông sản đặc trưng phục vụ nhu cầu du khách và tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển các điểm thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đồng thời quảng bá hình ảnh của địa phương. UBND xã phải tạo điều kiện

cho nhân dân được xây dựng các lô quầy để trưng bày sản phẩm, phục vụ khách du lịch đến tham quan và nghỉ ngơi; đồng thời hỗ trợ nhân dân vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng địa điểm kinh doanh dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Ngoài phục vụ nhu cầu của du khách, còn vận động bà con trưng bày các sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương đối với du khách trong và ngoài nước

Tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động Đội vệ sinh môi trường chuyên làm nhiệm vụ quét đường; khơi thông cống rãnh; thu gom rác thải trên các tuyến đường du lịch và đường liên thôn đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp trong và ngoài khu du lịch; tăng cường Đội quản lý an ninh trật tự xử lý kiên quyết các tình trạng đeo bám, chèo kéo, bán hàng rong và tranh giành khách.

Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền cho người dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu dân cư trên địa bàn họ sinh sống.

Tiểu kết

Mô hình du lịch cộng đồng thường dễ làm và có thể đem lại hiệu quả cao đối với việc xóa đói giảm nghèo vì nó đòi hỏi đầu tư ít. Cộng đồng dân cư người Giáy ở xã Tả Van có lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng bởi vốn di sản thiên nhiên; di sản văn hóa phong phú, đặc sắc nơi đây .

Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng của xã Tả Van, tuy nhiên làm thế nào để loại hình du lịch này thật sự bền vững, có sức hấp dẫn, thu hút được du khách, là bài toán không đơn giản. Trước thực tế đó, chính quyền xã Tả Van, huyện Sa Pa cần xác định phương châm “biến di sản thành tài sản”, và biến các giá trị di sản Văn hóa thành sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

Trước hết cần phải củng cố lại BQLDLCĐ, ban quản lý phải có sự tham gia và đồng thuận của người dân bân. Ban quản lý phải lập ra kế hoạch hoạt động của một năm, thống nhất một năm sẽ đón khoảng bao nhiêu lượt khách, đón như thế nào, và thống nhất khung giá cả các loại dịch vụ về giá lưu trú, giá ăn; giá đồ lưu niệm và các dịch vụ trải nghiệm khác. Đồng thời Ban quản lý phải quy định thống nhất giữa người dân và các doanh nghiệp tham gia du lịch không được phép tự ý phá giá, bởi vì đây là nguyên nhận trực tiếp gây hại cộng đồng.

Để thực hiện mục tiêu biến các di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch đặc thù, chính quyền cần phải tập trung bảo tồn các lễ hội truyền thống, như lễ hội xuống đồng (Roóng poọc); các hoạt động nghệ thuật diễn xướng;

các sản phẩm hàng lưu niệm; các hoạt động văn hóa để cùng giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người Giáy, và cùng quản lý hoạt động du lịch cộng đồng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, phải đưa ra các chính sách quản lý du lịch tuân theo nguyên tắc quản lý hoạt động văn hóa và di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững. Nâng cao nhận thức của chính quyền và cộng đồng; xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp và người dân.

Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn với chính sách ưu đãi lãi xuất thấp, thủ tục nhanh gọn để người dân thúc đẩy việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao giá trị chất lượng của các dịch vụ du lịch cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)