Nguyên tắc quản lý hoạt động văn hóa và di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 87 - 92)

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIÁY Ở TẢ VAN NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.1. Nguyên tắc quản lý hoạt động văn hóa và di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Quản lý hoạt động văn hóa và di sản gắn với phát triển du lịch dù ở cấp độ nào, cũng đều khó khăn, phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, bởi vì có nhiều thành viên tham gia, mục tiêu phát triển rất đa dạng, nhiều điều kiện hoàn cảnh quy hoạch đa dạng, các yếu tố Kinh tế – Xã hội biến đổi nhanh,…

Do vậy, cần phải thực hiện quản lý các dự án quy hoạch du lịch theo các nguyên tắc quản lý hoạt động văn hóa và di sản văn hóa rõ ràng và cụ thể để làm phương tiện nhằm tổ chức, quản lý việc lập và thực hiện các dự án quy hoạch đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao.

Theo Điều 18 Chương III Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định về nguyên tắc quy hoạch phát triển Du lịch. Hệ thống các nguyên tắc xây dựng quy hoạch du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam chỉ mang tính định hướng, chỉ đạo để vận dụng trong quy hoạch du lịch. Với các nguyên tắc quy hoạch du lịch như vậy, không tránh khỏi những hạn chế đã và đang xảy ra trong thực tế việc lập cũng như thực hiện các dự án quy hoạch phát triển ở Việt Nam.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nghiên cứu việc lập cũng như thực hiện quản lý hoạt động văn hóa và di sản gắn với phát triển du lịch trong các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng. Có thể đề xuất một số nguyên tắc cho việc Quản lý hoạt động văn hóa và di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở Tả Van.

3.1.1. Bảo vệ môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa là tổng hợp các loại điều kiện văn hóa tinh thần tồn tại xung quanh con người và tác động tới hoạt động của con người. Yếu tố chủ yếu tạo thành môi trường văn hóa là giáo dục, khoa học, kinh tế, văn nghệ, đạo đức, tôn giáo, triết học, tâm lý dân tộc và tập tục truyền thống. Môi trường văn hoá có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với phát triển kinh tế:

Thứ nhất, môi trường văn hóa có tác dụng điều chỉnh hài hòa đối với vận hành bình thường của nền kinh tế. Các loại giá trị văn hóa không những là cơ sở chỉ đạo động cơ tăng trưởng kinh tế mà còn quy định tính hợp lý của mục tiêu tăng trưởng.

Thứ hai, môi trường văn hóa tốt đẹp có thể điều hoà sửa chữa uốn nắn tính hẹp hòi của quan điểm giá trị vì lợi nhuận của kinh tế thị trường. Tăng cường việc xây dựng môi trường văn hóa có thể ngăn chặn được tác động tiêu cực của tinh thần luân lý kinh tế thị trường. Làm thế nào để phát huy có hiệu quả tác dụng của môi trường văn hoá đối với phát triển kinh tế sao cho phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững. Đó là: Phải dùng góc nhìn văn hoá để xem xét và hướng dẫn phát triển kinh tế. Đặc biệt phải coi trọng vai trò động lực của văn hóa; Phải không ngừng nâng cao tỉ trọng văn hoá tinh thần thúc đẩy tiêu dùng loại nặng về vật chất chuyển hướng sang loại tiêu dùng nặng về khoa học, kỹ thuật, tri thức; Làm trong sạch thị trường văn hóa, chỉnh đốn và quy phạm trật tự thị trường văn hoá theo pháp luật; Đặt phát triển văn hoá vào vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.

Việc ra sức xây dựng môi trường văn hóa có lợi đòi hỏi phải đặt việc xây dựng môi trường văn hoá vào vị trí quan trọng của xây dựng văn hoá tinh thần. Xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc, phải chuyển biến phương thức công tác hướng tới lấy con người làm trung tâm. Tạo dựng thế giới quan, quan điểm khoa học - kỹ thuật và quan điểm giá trị thích ứng với đổi mới

khoa học. Phải xử lý tốt đổi mới khoa học, đổi mới lý luận với đổi mới thể chế. Xây dựng môi trường văn hoá tính đổi mới, điều căn bản nhất là xây dựng tinh thần đổi mới, chỉ đạo bằng quan niệm lấy con người làm gốc.

Đối với việc phát triển Du lịch Cộng đồng Tả Van theo hướng bền vững phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng hiệu quả môi trường văn hóa. Phải tính đến cho giáo dục môi trường, cho thiết bị và quá trình xử lý, bảo vệ, làm sạch môi trường, khắc phục các sự cố về môi trường, xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ sự đa dạng về môi trường, đa dạng sinh học cũng như đa dạng về bản sắc văn hóa, nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên và văn hóa. Không phát triển các loại hình du lịch có tác động tiêu cực tới thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương và tài nguyên môi trường tự nhiên. Đảm bảo yêu cầu về sức chứa và sự tái tạo, phát triển tài nguyên, góp phần nâng cao chất lượng của tài nguyên môi trường. khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển các loại hình du lịch bền vững, các sản phẩm du lịch xanh.

3.1.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc tạo sản phẩm du lịch Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo để kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Nên cần phải có sự chọn lọc, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy là bảo toàn tất cả những đặc điểm tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc Giáy làm cho các đặc điểm ấy tốt hơn; Khắc phục, loại bỏ những đặc điểm không còn phù hợp trong

bản sắc văn hóa dân tộc Giáy, bổ sung những nhân tố mới, nhân tố tích cực phù hợp với yêu cầu của thời đại vào bản sắc văn hóa dân tộc Giáy.

Bản sắn Văn hóa dân tộc được coi là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong hoạt động du lịch hiện nay. Việc khai thác các giá trị di sản văn hóa trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tăng trưởng, nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa và môi trường bản địa. Vì vậy, vấn đề cân bằng phát triển du lịch và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc luôn là mối quan tâm của những người làm du lịch có trách nhiệm. Để bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc Giáy cần thực hiện các biện pháp bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di sản cụ thể là:

Thứ nhất, tiến hành khảo sát, tổng kiểm kê phân loại các di sản.

Thứ hai, tiến hành sưu tầm các di sản văn hoá của dân tộc Giáy có nguy cơ bị mai một và mất bản sắc văn hoá dân tộc.

Thứ ba, tiến hành phục dựng để bảo tồn và phát huy một số di sản văn hoá tiêu biểu có giá trị phục vụ thiết thực cho phát triển du lịch văn hoá cụ thể là: Bảo tồn các lễ hội đặc sắc của người Giáy ở Tả Van. Bảo tồn và xây dựng xã Tả Van thành làng văn hoá du lịch tiêu biểu huyện Sa Pa, Lào Cai.

Thứ tư, khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hoá mang tính bản địa, thực hiện chương trình “ biến di sản thành tài sản” tạo ra nguồn lực phát triển du lịch tiến tới phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục nghiên cứu, phát huy hoạt động truyền dạy hát dân ca Giáy, xây dựng chương trình nghệ thuật diễn xướng gồm các tiết mục múa, các màn hát giao duyên,…mang tính đặc trưng của dân tộc Giáy.

Tuyên truyền giúp cho đồng bào dân tộc Giáy ý thức được giá trị của các di sản văn hoá và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, qua đó có thể ngăn chặn tình trạng xem thường những giá trị của các di sản văn hoá và huỷ hoại nó, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá

trị, bản sắc văn hoá vào cuộc sống hiện tại, biến thành sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa có tác dụng khắc phục những nhận thức, hạn chế không đúng trong thời gian qua. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa là cơ sở tạo ra các giá trị văn hóa để tự hào giới thiệu với thế giới. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, nó phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di sản để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách. Để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, cần tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ di sản văn hóa như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Luật Di sản văn hóa Việt Nam, cũng như các nghị định, hướng dẫn thi hành. Tuyên truyền rộng rãi các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Xây dựng ý thức trách nhiệm giữ gìn giá trị di sản văn hóa cho khách khi đi du lịch. Tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị di sản văn hóa thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình… Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tập trung giới thiệu rộng rãi tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, internet, hội chợ, triển lãm, hội nghị...

3.1.3. Coi trọng lợi ích của chủ thể văn hóa bản địa

Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá.

Nguồn tài nguyên về văn hóa nơi diễn ra các hoạt động du lịch là thuộc quyền sở hữu của cộng đồng địa phương. Do vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng, cần xây dựng và thực thi các quy định coi trọng chủ thể văn hóa, trao quyền quản lý, bảo vệ, sử dụng các nguồn tài nguyên và các lợi ích từ hoạt động du lịch cho cộng đồng, trao quyền được đào tạo, giáo dục và tham gia các hoạt động du lịch cho sự phát triển cộng đồng địa phương. Cũng như cộng đồng và các bên tham gia phải công bằng, phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch phải để lại cho cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa của người giáy ở tả van nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)