Đóng góp của nhà văn hóa xã nông thôn mới đối với đời sống văn hóa - xã hội ở huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TẠI NHÀ VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ NHÀ VĂN HÓA CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THỌ XUÂN

1.2. Khái quát về phong trào xây dựng nông thôn mới và hệ thống nhà văn hóa ở huyện Thọ Xuân

1.2.3. Đóng góp của nhà văn hóa xã nông thôn mới đối với đời sống văn hóa - xã hội ở huyện Thọ Xuân

Nhà văn hóa là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa thông tin, là nơi tuyên truyền, vận động sắc bén, sâu rộng tại cơ sở về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Đồng thời cũng là nơi hưởng thụ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của từng địa phương. Việc

xây dựng và phát triển hệ thống nhà văn hóa của huyện Thọ Xuân là hết sức cần thiết bởi nhờ việc xây dựng nhà văn hóa xã nông thôn mới, người dân được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm qua đó sẽ nhận thức tốt hơn, làm kinh tế giỏi hơn,...đáp ứng yêu cầu của phát triển văn hóa xã hội ở mỗi địa phương, đồng thời phù hợp với quyết định quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cở sở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, tại quyết định số: 581/QD - TTg ngày 06/5/2009 về chiến lược phát triển Văn hóa Việt Nam giai đoạn (2010 - 2020).

Huyện Thọ Xuân đã nhận thức rõ vai trò của các thiết chế văn hóa trong đó nhà văn hóa là một thành tố cần thiết và quan trọng của thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là vai trò đóng góp của nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đối với đời sỗng xã hội. Thọ Xuân đã từng bước quy hoạch và phát triển đồng bộ các thiết chế văn hóa từ thị xã tới thôn, tổ, đồng thời nhận thức được vai trò nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đòi hỏi thực tiễn đặt ra.

Từng bước đầu tư từ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, các cán bộ thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ từ huyện tới các xã, thị trấn. Có thể nhận thấy những đóng góp của các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được thực hiện qua các nội dung cơ bản đó là:

Đóng góp của nhà văn hóa đối với công tác tuyên truyền định hướng tư tưởng, giáo dục và phổ biến kiến thức pháp luật của mỗi địa phương. Đó chính là nơi truyền tải các nội dung chính sách của nhà nước tới cơ sở, là nơi nhân dân tiếp cận và tiếp nhận thông tin qua tivi, đài và sách báo tạp chí, internet...

Trong giai đoạn hiện nay nhận thức của các cấp ủy, chính quyền là hệ thống thông tin đại chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triễn văn hóa của đất nước. Thông tin đại chúng là phương tiện chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng, đồng thời, bản thân thông tin cũng là một

dạng thức văn hóa đặc thù, có tác động mạnh mẽ, sâu rộng đối với cộng đồng.

Nhà văn hóa đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu vui chơi, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân tại các thôn, tổ dân phố; từ các cụ cao tuổi đến các cháu thiếu nhi góp phần tạo ra môi trường văn hóa trong sáng, lành mạnh, hạn chế các tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các nhà văn hóa góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, giúp cho bà con giao lưu giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo. Đối với một số nhà văn hóa đa năng, có vị trí thuận lợi đã thực hiện các dịch vụ công ích tăng nguồn thu để đầu tư lại đối với các cơ sở vật chất cho nhà văn hóa phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong cộng đồng dân cư.

Nhiều hoạt động nhà văn hóa là điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương thông qua hoạt động của các CLB nghệ thuật dân gian như: trò chơi dân gian Xuân Phả...

Có thể khẳng định nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng là một thiết chế văn hóa hoạt động có nhiều ưu điểm và không thể thiếu đối với cơ sở.

Nhà văn hóa đóng vai trò như một ngôi nhà đa năng phục vụ hội họp, sinh hoạt chính trị và nâng cao đời sống tinh thần cho quần chúng nhân dân ở mỗi địa phương. Là nơi lưu giữ những giá trị vă hóa chung cơ bản của mỗi địa phương. Nhà văn hóa góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, đóng góp trong việc xây dựng và phát triễn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiểu kết

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài luận văn như đề cập và làm rõ một số khái niệm cơ bản: khái niệm quản lý văn hóa, cộng đồng, sinh hoạt cộng đồng, nông thôn mới, xã nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, văn hóa nông thôn… Đồng thời nêu lên các quan

điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của địa phương về xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Luận văn khái quát được quá trình hình thành và phát triển cũng như những điều kiện cụ thể của thiết chế văn hóa xã, đó là nhà văn hóa xã, nơi được xem là trung tâm tổ chức các sinh hoạt cộng đồng cho dân cư địa phương.

Từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa cũng như ở huyện Thọ Xuân, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống kinh tế được nâng lên, theo đó, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tính thần cũng nâng lên.

Nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân đã từng bước khẳng định vai trò của nó trong điều kiện mới. Đó là việc hướng đến lợi ích cộng đồng, nâng cao năng lực sáng tạo, hưởng thụ và tự quản trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Việc xây dựng cơ sở lý luận sẽ tạo tiền đề để xây dựng hệ giá trị sinh hoạt cộng đồng của con người nông thôn mới thông qua các dạng thức sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã trong mối quan hệ với phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)