Những vấn đề đặt ra về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 75)

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1. Những vấn đề đặt ra về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân

3.1. Những vấn đề đặt ra về sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân

Trong những năm qua, mặc dù công tác tổ chức các hoạt động Nhà văn hóa tại các xã nông thôn mới huyện Thọ Xuân đã có nhiều kết quả, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như tạo nhiều sân chơi bổ ích, lý thú cho người dân.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu tác giả nhận thấy còn tồn tại những khó khăn, bất cập tác động không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động và tổ chức sinh hoạt cộng đồng của nhà văn hóa xã trên địa bàn huyện trong xây dựng nông thôn mới.

Một là, tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân chưa nhận thức được vai trò, vị trí của nhà văn hóa ở nông thôn, cho rằng hoạt động nhà văn hóa là không cần thiết, nên có tâm lý xem nhẹ, coi thường.

Hai là, trong những năm gần đây, mặc dù lãnh đạo chính quyền các xã đã quan tâm và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhà văn hóa để phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng người dân, tuy vậy, do điều kiện kinh phí được cấp còn hạn chế nên cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Hiện nay, nhiều trang thiết bị như bàn ghế, hệ thống âm thanh, ánh sáng đã xuống cấp. Bên cạnh đó, Nhà văn hóa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, nên hạn chế trong việc triển khai và thu hút người dân đến sinh hoạt so với các cơ sở khác tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí thuần túy.

Ba là, công tác quản lý và giáo dục về đạo đức, lối sống trong thanh thiếu niên, học sinh của gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội ở địa phương có lúc, có nơi buông lỏng, thiếu biện pháp kiên quyết. Cho nên một bộ phận thanh thiếu niên không coi những hoạt động cộng đồng là cần thiết và không có ý thức tham gia các hoạt động cộng đồng ở Nhà văn hóa.

Bốn là, đội ngũ cán bộ văn hóa trẻ được đào tạo bài bản còn thiếu nhiều, cộng tác viên của Nhà văn hóa còn rất mỏng.

Theo bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, Nhà văn hóa phải được xây dựng bằng được, nhưng tổ chức hoạt động nhìn chung còn yếu và có nhiều hạn chế.

Trong các mô hình điểm về xây dựng văn hóa cơ sở đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện thí điểm thời gian qua, mô hình “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới cho thấy bên cạnh việc xây dựng điện, đường, trường, trạm, thì xây dựng các công trình nhà văn hóa cũng được quan tâm, đó là tiêu chí mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề ra. Có thể thấy rõ điều này qua các kết quả đạt được ở các xã nông thôn mới huyện Thọ Xuân, khi Nhà nước ban hành các cơ chế chính sách, kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, trong đó có hỗ trợ để tạo quỹ đất xây dựng nhà văn hóa xã với kinh phí khá lớn.

Được tỉnh, huyện đầu tư trang thiết bị và kinh phí, nên hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của các xã từng bước ổn định và phát triển. Tuy nhiên, thực tế xây dựng những mô hình văn hóa cơ sở nêu trên đang bộc lộ những hạn chế, khó khăn, nhất là làm sao để các thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả và thu hút quần chúng nhân dân.

Hiện nay mô hình xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới chỉ giải quyết về đầu tư cơ sở vật chất, tài chính của các địa phương chứ chưa thật sự có giải

pháp đồng bộ, mang tính bền vững cho hoạt động và khai thác thiết chế nhà văn hóa phục vụ và tổ chức cộng đồng. Ðó cũng là vấn đề nan giải chung của các đơn vị văn hóa cơ sở trong cả nước. Nếu hệ thống này hoạt động đều, có hiệu quả chắc chắn có tác động rất lớn tới đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thu hút đông người đến tham gia sinh hoạt. Nhưng tiếc thay guồng máy truyền tải văn hóa ấy lại hoạt động chưa hết công suất, nhiều công trình văn hóa, thể dục thể thao thiếu vắng người tham gia, hoạt động cầm chừng.

Có không ít nhà văn hóa trong huyện Thọ Xuân xây dựng xong, thường khóa cửa bỏ đấy, nhất là ở các xã miền núi.

Có nhiều lý do để giải thích sự yếu kém trong khai thác và sử dụng các công trình văn hóa, thể dục thể thao. Trước hết, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao rất eo hẹp. Kinh phí nhà nước cấp chỉ để duy trì hoạt động, việc tạo nguồn thu rất hạn chế.

Ðặc biệt, tại các xã lại càng hạn hẹp hơn, kinh phí phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, tùy vào điều kiện, khả năng thu ngân sách của địa phương mà chi ở mức độ khác nhau, nhưng đều ở mức thấp. Nhưng có lẽ nguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất vẫn là từ những con người vận hành và sử dụng hệ thống thiết chế này, cụ thể là đội ngũ cán bộ văn hóa xã. Ðội ngũ này đang vừa thiếu, vừa yếu, phải sử dụng cả cán bộ kiêm nhiệm, trái ngành nghề. Yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phải giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể về lối sống, đạo đức, bảo vệ, giữ gìn các giá trị di sản vật thể và phi vật thể...

Tất cả những điều đó đòi hỏi cán bộ văn hóa cơ sở phải có kiến thức văn hóa sâu rộng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi và phải biết dựa vào dân.

Nếu như khắc phục được những khó khăn, bất cập này chắc chắn sẽ tạo dựng được một phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phát triển sâu rộng và bền vững.

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)