Giải pháp nâng cao nhận thức về hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 83)

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa xã nông thôn mới huyện Thọ Xuân

3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về hoạt động của nhà văn hóa xã nông thôn mới

Nằm trong hệ thống những thiết chế văn hóa cơ sở, nhà văn hóa cơ sở đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nhà văn hóa không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn bản sắc văn hóa mà nó còn đồng hành trong đời sống của người dân và là một phần không thể thiếu cố kết cộng đồng khu dân cư.

Mở rộng các hình thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của nhiều lứa tuổi. Khảo sát và nắm bắt nhu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa hiện nay của người dân để lên kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động mới cho phù hợp, tránh tổ chức những hoạt động theo cách đã quá quen thuộc, dẫn đến sự nhàm chán của người tham gia.

Từng bước thay đổi thái độ phục vụ của cán bộ nhà văn hóa với người dân. Việc người dân đến nhà văn hóa tham gia hoạt động văn hóa một mặt là nhu cầu tự thân nhưng đồng thời cũng tạo ra nguồn thu cho nhà văn hóa.

Hoạt động nhà văn hóa trước đây được bao cấp để thực hiện nhiệm vụ chính trị là chủ yếu thì ngày nay, do thay đổi hình thức hoạt động và phương thức tài chính nên ngoài nhiệm vụ công ích, nhà văn hóa phải tự hạch toán thu - chi, sao cho không những đảm bảo nhiệm vụ được giao, mà còn có khả năng duy trì hoạt động khác, đảm bảo đời sống thu nhập cho cán bộ, nhân viên Nhà văn hóa.

Chính điều này nên việc nâng cao nhận thức và có thái độ thân thiện với người dân đến tham gia hoạt động là hết sức cần thiết, sao cho mọi người

đến sinh hoạt, vui chơi ở nhà văn hóa phải thực sự thoải mái, không còn có tâm lý e dè, sợ sệt hay bức bối, khó chịu khi dịch vụ được nhận không tương xứng với giá trị vật chất mà họ bỏ ra.

Mục tiêu của hoạt động Nhà văn hóa hiện nay có đạt hiệu quả cao phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cho nên để người dân tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động Nhà văn hóa thì việc thay đổi nhận thức trong quản lý, hoạt động nhà văn hóa cần từ nhiều phía, phía người dân và từ phía cơ quan hữu quan liên quan đến quản lý hoạt động Nhà văn hóa.

Về phía người dân: có biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức về sự cần thiết của hoạt động văn hóa và những hoạt động được tổ chức tại Nhà văn hóa. Người dân nhận thức được sự cần thiết, hữu ích của hoạt động văn hóa bởi những hoạt động này không chỉ góp phần quan trọng trong việc cân bằng đời sống tinh thần cùng với những hoạt động mưu sinh, lo toan trong cuộc sống hàng ngày, mà qua đó làm cho mọi người đồng cảm, hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau. Hoạt động văn hóa giúp cho việc điều chỉnh, giải tỏa lo âu, căng thẳng, là phương thức hiệu quả trong việc phòng, tránh những căn bệnh trầm cảm của xã hội hiện đại.

Bên cạnh đó,hoạt động Nhà văn hóa còn là cầu nối, phát triển năng khiếu của thanh, thiếu nhi. Nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của hoạt động Nhà văn hóa là rất quan trọng, người dân có nhận thức đúng, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của nhà nước thì hiệu quả của hoạt động này sẽ ngày càng nâng cao, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nhận thức về hoạt động Nhà văn hóa nông thôn mới, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như:

Làm tốt công tác tuyên truyền để giúp cán bộ quản lý, nhân viên Nhà văn hóa và người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa của hoạt động Nhà

văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân. Thông qua những hoạt động này thúc đẩy hoàn thiện nhân cách, lối sống lành mạnh của người dân trên địa bàn.

Công việc này cần được diễn ra thường xuyên, lồng ghép vào những buổi sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư cũng như thông qua các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội để giúp người dân hiểu đúng ý nghĩa của hoạt động Nhà văn hóa, vận động họ tích cực tham gia hoạt động này.

Thông qua những mô hình quản lý nhà văn hóa xã có hiệu quả trong tỉnh, cũng như tại huyện Thọ Xuân, để nhân rộng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lý Nhà văn hóa, góp phần hạn chế tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để hoạt động cộng đồng tại Nhà văn hóa thực sự có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Nâng cao nhận thức về vị thế của nhà văn hóa xã trong xu thế phát triển.

Qua thực tế khảo sát tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở Thọ Xuân, cho thấy, nhà văn hóa các xã khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện chính là nhờ:

Thứ nhất,nhà văn hóa các xã đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất của nhà văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, học hỏi lẫn nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Những điều này sẽ không có được nếu nhà văn hóa yếu kém, thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, tạm bợ.

Thứ hai, nhà văn hóa xã giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là cơ sở , công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực

hiện các nhiệm vụ chính trị. Đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với đại đa số quần chúng nhân dân hay không một phần quan trọng là nhờ ở hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở. Đây là nơi để nhân dân “tăng thêm sức đề kháng” đối với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước... trong đấu tranh với âm mưu

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thứ ba, nhà văn hóa chính là nơi để nâng cao đời sống tinh thần cộng đồng và hiểu biết về pháp luật của nhân dân, từ đó giảm thiểu các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan môi trường...

Các buổi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng ở nhà văn hóa xã cũng chính là môi trường thuậnlợi để nhân dân mạnh dạn đóng góp ý kiến với cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Mỗi công dân tốt, mỗi gia đình văn hóa ngay tại địa phương chính là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Tổ quốc.

Thứ tư, nhà văn hóa đang góp phần phát triển xã hội một cách bền vững, cơ sở vật chất của nhà văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng vùng, miền, dân tộc...

Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện nhà văn hóa là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, nhà văn hóa ở cơ sở trở thành nhu cầu cần thiết và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

Mỗi người dân, mỗi thôn, xóm và cộng đồng cư dân... là một minh chứng sống động, trực quan phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa này chỉ có thể hiện hữu, phát triển mạnh mẽ và trường tồn trong điều kiện xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở đầy đủ và hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luan van nâng cao chất lượng sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa các xã nông thôn mới ở huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)