ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VĂN 8 HK 2 ( Ngoc dạy 2017-2018)(tiet 73) (Trang 173 - 177)

(Trích “ Trưởng giả học làm sang”)-Mô-li-e A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”

- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động . 2.Kỹ năng:

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

3.Thái độ: Giáo dục HS tránh thói đua đòi, a dua.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV :- SGK, SGV ngữ văn 8T2,tài liệu tham khảo.

- Phương pháp/ kỹ thuật :vấn đáp ,động não ,thảo luận, kỹ thuật “ hỏi và trả lời”.

2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ôn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ? Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tầm quan trọng như thế nào? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn cần phải chú ý những yêu cầu gì?

- HS lên bảng trả lời.

- Lớp nhận xét , bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận.

học 2017-2018.

3. Bài mới:

GV giới thiệu bài bằng cách hỏi HS: ở lớp 6, các em có học 1 truyện ngắn của nhà văn Pháp. Đó là văn bản nào? Của ai?( “ Buổi học cuối cùng” của Đô-đê).

Bài học hôm nay chúng ta cùng học một lớp kịch còng của nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỉ XVII. Đó là Mô- li- e

HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: HD tìm tìm hiểu chung .

? Trình bày những nét chính về tác giả ? - HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời

- GV bổ sung thêm: Ông sinh trưởng ở Pa-ri. Cha ông là nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Được gia đình cho học luật. Nhưng vì quá say mê kịch nên ông đã thành lập đoàn kịch và đi lưu diễn ở kinh thành. Sau 13 năm sống trong điều kiện khó khăn, đoàn kịch đã gặt hái nhiều thành công. Năm 1663, với vở “ Trường học làm vợ”, Mô- li– e đã dòng cảm đương đầu với giáo hội- một thế lực chính trị mạnh nhất lúc bấy giờ. ông có nhiều vở kịch xuất sắc: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng… Tác phẩm cuối cùng của ông ( Người bệnh tưởng), sau buổi biểu diễn lần thứ 4 ông lên cơn đau nặng và qua đời.

? Hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?

- HS dựa vào chú thíchSGK để trả lời.

GV bổ sung: Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” ra đời theo lời đề nghị của vua Lu i XIV nhân dịp đón tiếp sứ thần Thổ Nhĩ Kì.

I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả :

Mô-li-e ( 1622- 1673 ) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp.

2.Tác phẩm:

*Hoàn cảnh ra đời:

Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục là toàn bộ lớp 5 kết thúc hồi II của vở kịch

Trưởng giả học làm sang”.

học 2017-2018.

- GV gọi HS đọc phân vai sau đó HD HS tìm hiểu chú thích SGK.

? Bố cục của đoạn kịch này như thế nào?

- HS nêu bố cục

* Đọc –tìm hiểu chú thích.

*. Bố cục:

- Chia thành 2 cảnh:

Cảnh 1 : Ông Giuốc Đanh và bác Phó may.

Cảnh 2 : Ông Giuốc đanh và các thợ phụ.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tỡm hiểu Cảnh 1: Ông Giuốc đanh và bác phó may.

? Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc đanh và bác phó may diễn ra xung quanh việc gì? việc nào là quan trọng nhất, vì sao?

Những câu hỏi gợi mở: Các tình huống, chi tiết giúp em hiểu con người ông Giuốc đanh như thế nào?

+ Bộ lễ phục bị may ngược hoa?

+ Bị bớt xén vải?

+ Muốn mặc thử lễ phục?

- Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ trả lời. Lớp trao đổi, bổ sung.

*GV nhấn mạnh, bình giảng thêm ngôn ngữ nhân vật và giúp HS hình dung ra nhân vật của mình.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cảnh 2: Ông Giuốc - đanh và thợ phụ.

Giáo viên cho học sinh đọc đoạn

II. Tìm hiểu chi tiết:

1.Cảnh 1: Ông Giuốc đanh và bác phó may.

- Đối thoại xung quanh bộ lễ phục, đôi bít tất, lông đính mũ và bộ tóc giả.

Nhưng quan trọng là xung quanh bộ lễ phục:

+ Bộ lễ phục may ngược hoa (vô tình hay cố ý?) ông Giuốc đanh đã phát hiện ra!

+ Bác phó bịa ra chuyện những người quý phái khác đều mặc kiểu như vậy, nếu ông Giuốc đanh không thích thì sửa lại, quay lại hoa.

+ Ông Giuốc đanh chấp nhận để ngược hoa (vì quý phái!)

+ Ông Giuốc đanh phát hiện ra vải của ông bị bớt xén (có ý trách) bác phó lảng sang chuyện hỏi ông Giuốc có mặc thử không? (bác phó cao tay vì biết ông Giuốc đang muốn mặc áo mới, vì làm sang).

=>Bác phó may láu lỉnh ,vụng chèo khéo chống.

2. Cảnh 2: Ông Giuốc - đanh và thợ phụ + Cảnh chuyển tự nhiên và khéo léo có thêm 4 thợ phụ. Sân khấu nhộn nhịp ồn

học 2017-2018.

chuyển cảnh (in nghiêng) và nêu câu hỏi:

+ Cảnh được chuyển như thế nào?

+ Cách moi tiền của tay thợ phụ?

+ Ông Giuốc - đanh với "vai hề" của mình?

- Lớp trao đổi theo nhóm và trả lời.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

GV bình thêm : Việc thưởng tiền cho thợ phụ của ông Giuốc -đanh thể hiện nỗi khao khát trở thành quí tộc một cách mãnh liệt.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu về nhân vật hài kịch bất hủ.

- Giáo viên hỏi: Em có thể hình dung về những trận cười của khán giả đối với ông Giuốc - đanh trên sân khấu?

- HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp bổ sung.

- GV tổng hợp ý kiến và chốt kiến thức.

ào bởi các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông, có nhảy múa và âm nhạc rộn ràng...

+ Cách moi tiền của tay thợ phụ là nịnh khi ông mặc bộ lễ phục mới... Ba lần gọi ông là "ông lớn", "cụ lớn" rồi "đức ông" là 3 lần tay thợ phụ được

"thưởng".

+ Ông Giuốc đanh càng lộ rõ một tên dốt nát học đòi làm sang, bị cả thợ phụ lừa bịp phỉnh nịnh. Ông vẫn nghĩ đến túi tiền của mình, nhưng tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông vẫn mãnh liệt, vẫn sẵn sàng ném cả tiền để được làm sang! (qua câu nói cuối cùng của ông Giuốc - đanh!).

ễng Giuốc đanh ngu dốt, cả tin đến ngớ

3. Nhân vật hài kịch bất hủ.

+ Ông Giuốc - đanh ngu dốt, chẳng biết gỡ, bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng (cười vì may áo hoa ngược, vì bỏ tiền mói để được danh hão).

+ Ông bị cởi quần áo, mặc bộ lễ phục mới lố lăng theo nhịp điệu ồn ào mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.

+ Là nhân vật hài kịch để lại ấn tượng sâu sắc (giàu có, ngu dốt học đòi làm sang).hỉ vỡ muốn học đòi làm sang!

Hoạt động 5: HD tổng kết.

- Giáo viên cho HS nêu những nội dung chính và nét đặc sắc nghệ thuật.

- Một HS đọc Ghi nhớ trong SGK.

III. Tổng kết:

1.Nội dung: phê phán tính cách ngu dốt của những kẻ giàu có học đòi làm sang trong xã hội tư bản Pháp thế kỷ 17 -

học 2017-2018.

Giáo viên nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của lớp kịch.

trong khi đó, đời sống của nhiều người còn quá nghèo khổ.

2.Nghệ thuật: xây dựng nhân vật hài kịch ngôn ngữ cô động, giàu kịch tính, hành động nhân vật hài kịch...

4. Hướng dẫn học ở nhà:- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của lớp hài kịch.Tập diễn lớp hài kịch của Mô-li-e (Theo tổ).

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL.

D. ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH TIẾT DẠY: :

………

………

Ngày soạn 30/03/2018 Tiết 118.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VĂN 8 HK 2 ( Ngoc dạy 2017-2018)(tiet 73) (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w